CTTĐT - Xác định phát triển chăn nuôi là mũi nhọn trong phát triển kinh tế, huyện Văn Yên đã chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn phổ biến, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật chăn nuôi, hướng dẫn, giúp đỡ người dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng để người dân chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ, truyền thống sang chăn nuôi theo hướng hàng hóa.
Mô hình chăn nuôi trâu bò theo hình thức nuôi nhốt phát triển mạnh mẽ ở các địa phương
Cùng với việc vận động người dân mở rộng quy mô chăn nuôi, huyện đã tăng cường nhiều biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động đầu tư con giống chất lượng, công tác phòng, chống dịch bệnh, làm chuồng trại kiên cố, tạo nền tảng để phát triển chăn nuôi bền vững.
Đối với đàn trâu, huyện đã chỉ đạo tập trung phát triển chăn nuôi trâu ở các xã vùng cao, theo phương thức trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi, khuyến khích các mô hình, cơ sở chăn nuôi tập trung, hạn chế chăn thả. Đối với đàn bò, đã có nhiều cơ sở chăn nuôi đưa các giống bò tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi theo quy mô bán công nghiệp tập trung, như giống Zebu, Giống BBB ở xã Đông An, An Thịnh, Yên Phú. Trên địa bàn huyện xuất hiện ngày càng nhiều mô hình trang trại chăn nuôi gia cầm, lợn thịt, lợn nái, hoặc kết hợp lợn nái và lợn thịt công nghiệp, bán công nghiệp đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ chăn nuôi. Bên cạnh việc tiếp tục duy trì bền vững, phát huy hiệu quả số cơ sở chăn nuôi hàng hoá đã được hình thành trên địa bàn huyện trước năm 2016. Trong 2 năm 2017-2018, toàn huyện xây dựng thêm 283 cơ sở theo hướng trang trại, gia trại mới trong đó có 50 cơ sở chăn nuôi trâu, bò; 200 cơ sở chăn nuôi lợn, 33 cơ cở chăn nuôi gia cầm.
Sau 2 năm thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, huyện Văn Yên có sự gia tăng đáng kể về số lượng đầu đàn gia súc. Tổng đàn gia súc của huyện hiện có trên gần 100 nghìn con. Trên địa bàn huyện xuất hiện ngày càng nhiều mô hình chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân, tạo nền tảng phát triển chăn nuôi bền vững; từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính gắn với lộ trình xây dựng Nông thôn mới ở địa phương./.
1695 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Văn Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định phát triển chăn nuôi là mũi nhọn trong phát triển kinh tế, huyện Văn Yên đã chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn phổ biến, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật chăn nuôi, hướng dẫn, giúp đỡ người dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng để người dân chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ, truyền thống sang chăn nuôi theo hướng hàng hóa.Cùng với việc vận động người dân mở rộng quy mô chăn nuôi, huyện đã tăng cường nhiều biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động đầu tư con giống chất lượng, công tác phòng, chống dịch bệnh, làm chuồng trại kiên cố, tạo nền tảng để phát triển chăn nuôi bền vững.
Đối với đàn trâu, huyện đã chỉ đạo tập trung phát triển chăn nuôi trâu ở các xã vùng cao, theo phương thức trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi, khuyến khích các mô hình, cơ sở chăn nuôi tập trung, hạn chế chăn thả. Đối với đàn bò, đã có nhiều cơ sở chăn nuôi đưa các giống bò tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi theo quy mô bán công nghiệp tập trung, như giống Zebu, Giống BBB ở xã Đông An, An Thịnh, Yên Phú. Trên địa bàn huyện xuất hiện ngày càng nhiều mô hình trang trại chăn nuôi gia cầm, lợn thịt, lợn nái, hoặc kết hợp lợn nái và lợn thịt công nghiệp, bán công nghiệp đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ chăn nuôi. Bên cạnh việc tiếp tục duy trì bền vững, phát huy hiệu quả số cơ sở chăn nuôi hàng hoá đã được hình thành trên địa bàn huyện trước năm 2016. Trong 2 năm 2017-2018, toàn huyện xây dựng thêm 283 cơ sở theo hướng trang trại, gia trại mới trong đó có 50 cơ sở chăn nuôi trâu, bò; 200 cơ sở chăn nuôi lợn, 33 cơ cở chăn nuôi gia cầm.
Sau 2 năm thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, huyện Văn Yên có sự gia tăng đáng kể về số lượng đầu đàn gia súc. Tổng đàn gia súc của huyện hiện có trên gần 100 nghìn con. Trên địa bàn huyện xuất hiện ngày càng nhiều mô hình chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân, tạo nền tảng phát triển chăn nuôi bền vững; từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính gắn với lộ trình xây dựng Nông thôn mới ở địa phương./.