CTTĐT - UBND tỉnh yêu cầu Liên minh hợp tác xã, Cục Thuế tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố giải quyết những tồn tại trong việc giải thể các hợp tác xã ngừng hoạt động trong quý III năm 2018.
Tính đến hết tháng 6 năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 306 hợp tác xã.
Tính đến hết tháng 6 năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 306 hợp tác xã, trong đó có 44 hợp tác xã ngừng hoạt động, chưa giải thể được, chiếm 14,38% tổng số hợp tác xã toàn tỉnh. Các hợp tác xã đã ngừng hoạt động, không xác định được thành viên hoặc các thành viên không còn ở địa phương; các thành viên nếu còn thì không muốn giải thể, không hợp tác với cơ quan chức năng; hồ sơ, con dấu bị thất lạc; tồn đọng các vấn đề về xác định giá trị tài sản, vốn góp từ trước đến nay của các thành viên, tài sản từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức, hợp tác xã nợ tiền thành viên, sổ sách tài chính không rõ ràng v.v.. dẫn tới tình trạng khó khăn, vướng mắc khi tiến hành giải thể.
Để giải quyết những tồn tại trong thực hiện giải thể các hợp tác xã ngừng hoạt động hiện nay trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
Đối với các hợp tác xã không còn bộ máy quản lý: UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã lập báo cáo, danh sách các hợp tác xã ngừng hoạt động trên địa bàn và thực hiện thủ tục giải thể bắt buộc theo quy định.
Đối với các hợp tác xã mất hồ sơ, con dấu: UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hợp tác xã đến cơ quan công an để làm thủ tục xác nhận mất con dấu, đồng thời Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện sao lục lại hồ sơ do Phòng đang quản lý làm căn cứ và chủ động phối hợp với Liên minh hợp tác xã tỉnh hướng dẫn hợp tác xã thực hiện các thủ tục giải thể.
Đối với các hợp tác xã còn vướng mắc về tài sản của hợp tác xã: Liên minh hợp tác xã tỉnh phối hợp với Phòng Tài Chính - Kế hoạch cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn các hợp tác xã xử lý tài sản theo quy định tại Thông tư số 31/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xử lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể, phá sản.
Đối với các hợp tác xã còn nợ thuế: Ngành thuế tiếp tục rà soát khoản nợ thuế của các hợp tác xã, đôn đốc thu nợ và thực hiện cưỡng chế nợ thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế để thu hồi hết tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước; phối hợp với chính quyền địa phương xác định các hợp tác xã không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký và ban hành thông báo hợp tác xã không còn hoạt động tại trụ sở đăng ký theo quy định.
Đối với các hợp tác xã còn nợ các tổ chức, cá nhân: UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập tổ thu hồi công nợ, tiến hành thống kê và thông báo cho các thành viên đăng ký trả nợ, đồng thời tổ chức đôn đốc thu hồi nợ cùng Ban quản trị hợp tác xã; phối hợp với các tổ chức tín dụng nghiên cứu, xem xét có phương án xóa nợ theo quy định.
Đối với các hợp tác xã đang kiện toàn lại bộ máy quản lý, có nhu cầu tổ chức lại hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012: Liên minh hợp tác xã tỉnh phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố (trực tiếp là Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện) tư vấn, hỗ trợ về hồ sơ, thủ tục chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012; tập trung kiện toàn bộ máy tổ chức của hợp tác xã, trước mắt tập trung bồi dưỡng đối với các chức danh: hội đồng quản trị, ban giám đốc, kế toán, ban kiểm soát hợp tác xã; xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012; định hướng và hỗ trợ xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp với từng hợp tác xã theo hướng cơ cấu lại ngành nghề hoạt động, sản xuất trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội và lợi thế của từng địa phương, từng hợp tác xã, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho thành viên và hỗ trợ cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển.
Tăng cường công tác tư vấn cho hợp tác xã, nhằm lành mạnh hoá công tác tài chính trong hợp tác xã, xử lý các khoản nợ tồn đọng, không để phát sinh nợ mới trong hợp tác xã. Đề nghị chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã cần tập trung cao cùng với các hợp tác xã xác định, phân loại công nợ và có giải pháp thu hồi cụ thể đối với từng khoản nợ, đối tượng nợ.
Thời gian hoàn thành các nhiệm vụ trên xong trong quý III năm 2018.
1261 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh yêu cầu Liên minh hợp tác xã, Cục Thuế tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố giải quyết những tồn tại trong việc giải thể các hợp tác xã ngừng hoạt động trong quý III năm 2018.Tính đến hết tháng 6 năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 306 hợp tác xã, trong đó có 44 hợp tác xã ngừng hoạt động, chưa giải thể được, chiếm 14,38% tổng số hợp tác xã toàn tỉnh. Các hợp tác xã đã ngừng hoạt động, không xác định được thành viên hoặc các thành viên không còn ở địa phương; các thành viên nếu còn thì không muốn giải thể, không hợp tác với cơ quan chức năng; hồ sơ, con dấu bị thất lạc; tồn đọng các vấn đề về xác định giá trị tài sản, vốn góp từ trước đến nay của các thành viên, tài sản từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức, hợp tác xã nợ tiền thành viên, sổ sách tài chính không rõ ràng v.v.. dẫn tới tình trạng khó khăn, vướng mắc khi tiến hành giải thể.
Để giải quyết những tồn tại trong thực hiện giải thể các hợp tác xã ngừng hoạt động hiện nay trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
Đối với các hợp tác xã không còn bộ máy quản lý: UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã lập báo cáo, danh sách các hợp tác xã ngừng hoạt động trên địa bàn và thực hiện thủ tục giải thể bắt buộc theo quy định.
Đối với các hợp tác xã mất hồ sơ, con dấu: UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hợp tác xã đến cơ quan công an để làm thủ tục xác nhận mất con dấu, đồng thời Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện sao lục lại hồ sơ do Phòng đang quản lý làm căn cứ và chủ động phối hợp với Liên minh hợp tác xã tỉnh hướng dẫn hợp tác xã thực hiện các thủ tục giải thể.
Đối với các hợp tác xã còn vướng mắc về tài sản của hợp tác xã: Liên minh hợp tác xã tỉnh phối hợp với Phòng Tài Chính - Kế hoạch cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn các hợp tác xã xử lý tài sản theo quy định tại Thông tư số 31/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xử lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể, phá sản.
Đối với các hợp tác xã còn nợ thuế: Ngành thuế tiếp tục rà soát khoản nợ thuế của các hợp tác xã, đôn đốc thu nợ và thực hiện cưỡng chế nợ thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế để thu hồi hết tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước; phối hợp với chính quyền địa phương xác định các hợp tác xã không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký và ban hành thông báo hợp tác xã không còn hoạt động tại trụ sở đăng ký theo quy định.
Đối với các hợp tác xã còn nợ các tổ chức, cá nhân: UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập tổ thu hồi công nợ, tiến hành thống kê và thông báo cho các thành viên đăng ký trả nợ, đồng thời tổ chức đôn đốc thu hồi nợ cùng Ban quản trị hợp tác xã; phối hợp với các tổ chức tín dụng nghiên cứu, xem xét có phương án xóa nợ theo quy định.
Đối với các hợp tác xã đang kiện toàn lại bộ máy quản lý, có nhu cầu tổ chức lại hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012: Liên minh hợp tác xã tỉnh phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố (trực tiếp là Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện) tư vấn, hỗ trợ về hồ sơ, thủ tục chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012; tập trung kiện toàn bộ máy tổ chức của hợp tác xã, trước mắt tập trung bồi dưỡng đối với các chức danh: hội đồng quản trị, ban giám đốc, kế toán, ban kiểm soát hợp tác xã; xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012; định hướng và hỗ trợ xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp với từng hợp tác xã theo hướng cơ cấu lại ngành nghề hoạt động, sản xuất trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội và lợi thế của từng địa phương, từng hợp tác xã, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho thành viên và hỗ trợ cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển.
Tăng cường công tác tư vấn cho hợp tác xã, nhằm lành mạnh hoá công tác tài chính trong hợp tác xã, xử lý các khoản nợ tồn đọng, không để phát sinh nợ mới trong hợp tác xã. Đề nghị chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã cần tập trung cao cùng với các hợp tác xã xác định, phân loại công nợ và có giải pháp thu hồi cụ thể đối với từng khoản nợ, đối tượng nợ.
Thời gian hoàn thành các nhiệm vụ trên xong trong quý III năm 2018.