CTTĐT - Chiều 20/8, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc Hội phối hợp với UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị Lấy ý kiến dự án Luật Phòng chống, tác hại của rượu, bia. Dự và chủ trì hội nghị có các ông: Nguyễn Hoàng Mai – Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội – Trưởng đoàn giám sát; Đặng Thuần Phong – Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội, Phó Trưởng đoàn giám sát; Nguyễn Chiến Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Ông Đặng Thuần Phong – Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội phát biểu tại hội nghị
Dự hội nghị có bà Hoàng Thị Thanh Bình – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, lãnh đạo một số ban của HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, một số huyện, thị xã, thành phố; đại diện một số đơn vị sản xuất, kinh doanh rượu bia trên địa bàn tỉnh.
Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia gồm 7 chương và 29 điều quy định về biện pháp giảm mức tiêu thụ; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho phòng, chống, tác hại của rượu bia và nâng cao sức khỏe cộng đồng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Đại diện Bộ Y tế phát biểu tại hội nghị
Trước thực tế rượu bia là loại đồ uống đã và đang gây ra các tổn hại to lớn cho xã hội và người sử dụng, là nguyên nhân gây ra gần 3% số người tử vong và bệnh tật tại Việt Nam. Không chỉ gây tác hại về kinh tế, rượu bia còn ảnh hưởng tác động xấu đến xã hội. Số người sử dụng rượu bia ở Việt Nam cao hơn mức trung bình thế giới và có xu hướng gia tăng nhanh qua các năm. Đáng chú ý số người sử dụng rượu bia ở Việt Nam đang có chiều hướng trẻ hóa. Thực trạng pháp luật Việt Nam về phòng chống tác hại của rượu bia còn có khoảng trống lớn chưa rõ ràng, thiếu nhiều quy định mang tính phòng ngừa, chưa có các chế tài xử lý vi phạm pháp luật hình sự, hành chính liên quan. Trước thực trạng trên rất cần thiết phải có một luật quy định bao phủ các hoạt động kiểm soát giảm mức tiêu thụ rượu bia, kiểm soát việc cung cấp rượu bia, giảm tác hại của nó với xã hội. Việc xây dựng Luật Phòng chống tác hại của rượu bia nhằm ưu tiên bảo vệ sức khỏe con người, phòng ngừa và giảm bớt hậu quả, đồng thời thể chế hóa các quan điểm chính sách của Đảng nhà nước về vấn đề này.
Tại hội nghị, các đại biểu đều cho rằng việc ban hành Luật Phòng chống tác hại của rượu bia là rất cần thiết vì những ảnh hưởng, bất lợi của rượu bia ngày càng trầm trọng không chỉ đến sức khỏe của cá nhân người sử dụng, mà còn ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế, xã hội. Luật ban hành với các biện pháp kiểm soát mạnh mẽ sẽ góp phần từng bước hạn chế gánh nặng do tác hại của rượu bia gây ra đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội. Các ý kiến cho rằng tên gọi của Luật là phù hợp, tuy nhiên cần điều chỉnh 1 số nội dung cho phù hợp, nhất là bổ sung thêm quy định cấm người dưới 18 tuổi không được uống rượu bia. Cần đẩy mạnh công tác truyền thông và có thêm các quy định về các biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu bia, các biện pháp quản lý việc cung cấp, trách nhiệm của cơ quan tổ chức cá nhân trong phòng chống tác hại của rượu bia.
Ông Nguyễn Chiến Thắng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Chiến Thắng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái khẳng định dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu bia có ý nghĩa rất lớn và hết sức cần thiết nếu sớm được thực thi sẽ góp phần quan trọng để giảm bớt những gánh nặng về kinh tế và xã hội. Thời gian qua tỉnh Yên Bái đã rất quan tâm đến dự án Luật này và giao các cơ quan đơn vị chức năng tham gia ý kiến với 3 nội dung lớn của dự thảo. Đồng thời tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng có thêm các ý kiến xác đáng đóng góp vào dự thảo Luật trong thời gian tới.
Phát biểu tại hội nghị, ông Đặng Thuần Phong – Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội đã cảm ơn các cơ quan đơn vị chức năng, các đại biểu đã có những ý kiến xác đáng để góp ý vào dự thảo Luật. Những vấn đề các đại biểu đặt ra đều rất sát với thực tế tại cơ sở, cần có sự điều chỉnh. Nhất trí cao với các ý kiến tại hội nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội cho biết sẽ tiếp tục lấy thêm ý kiến vào dự thảo Luật, đặc biệt các ý kiến của các chuyên gia để sửa đổi, hoàn thiện trong thời gian sớm nhất.
1064 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 20/8, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc Hội phối hợp với UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị Lấy ý kiến dự án Luật Phòng chống, tác hại của rượu, bia. Dự và chủ trì hội nghị có các ông: Nguyễn Hoàng Mai – Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội – Trưởng đoàn giám sát; Đặng Thuần Phong – Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội, Phó Trưởng đoàn giám sát; Nguyễn Chiến Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có bà Hoàng Thị Thanh Bình – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, lãnh đạo một số ban của HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, một số huyện, thị xã, thành phố; đại diện một số đơn vị sản xuất, kinh doanh rượu bia trên địa bàn tỉnh.
Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia gồm 7 chương và 29 điều quy định về biện pháp giảm mức tiêu thụ; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho phòng, chống, tác hại của rượu bia và nâng cao sức khỏe cộng đồng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Đại diện Bộ Y tế phát biểu tại hội nghị
Trước thực tế rượu bia là loại đồ uống đã và đang gây ra các tổn hại to lớn cho xã hội và người sử dụng, là nguyên nhân gây ra gần 3% số người tử vong và bệnh tật tại Việt Nam. Không chỉ gây tác hại về kinh tế, rượu bia còn ảnh hưởng tác động xấu đến xã hội. Số người sử dụng rượu bia ở Việt Nam cao hơn mức trung bình thế giới và có xu hướng gia tăng nhanh qua các năm. Đáng chú ý số người sử dụng rượu bia ở Việt Nam đang có chiều hướng trẻ hóa. Thực trạng pháp luật Việt Nam về phòng chống tác hại của rượu bia còn có khoảng trống lớn chưa rõ ràng, thiếu nhiều quy định mang tính phòng ngừa, chưa có các chế tài xử lý vi phạm pháp luật hình sự, hành chính liên quan. Trước thực trạng trên rất cần thiết phải có một luật quy định bao phủ các hoạt động kiểm soát giảm mức tiêu thụ rượu bia, kiểm soát việc cung cấp rượu bia, giảm tác hại của nó với xã hội. Việc xây dựng Luật Phòng chống tác hại của rượu bia nhằm ưu tiên bảo vệ sức khỏe con người, phòng ngừa và giảm bớt hậu quả, đồng thời thể chế hóa các quan điểm chính sách của Đảng nhà nước về vấn đề này.
Tại hội nghị, các đại biểu đều cho rằng việc ban hành Luật Phòng chống tác hại của rượu bia là rất cần thiết vì những ảnh hưởng, bất lợi của rượu bia ngày càng trầm trọng không chỉ đến sức khỏe của cá nhân người sử dụng, mà còn ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế, xã hội. Luật ban hành với các biện pháp kiểm soát mạnh mẽ sẽ góp phần từng bước hạn chế gánh nặng do tác hại của rượu bia gây ra đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội. Các ý kiến cho rằng tên gọi của Luật là phù hợp, tuy nhiên cần điều chỉnh 1 số nội dung cho phù hợp, nhất là bổ sung thêm quy định cấm người dưới 18 tuổi không được uống rượu bia. Cần đẩy mạnh công tác truyền thông và có thêm các quy định về các biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu bia, các biện pháp quản lý việc cung cấp, trách nhiệm của cơ quan tổ chức cá nhân trong phòng chống tác hại của rượu bia.
Ông Nguyễn Chiến Thắng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Chiến Thắng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái khẳng định dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu bia có ý nghĩa rất lớn và hết sức cần thiết nếu sớm được thực thi sẽ góp phần quan trọng để giảm bớt những gánh nặng về kinh tế và xã hội. Thời gian qua tỉnh Yên Bái đã rất quan tâm đến dự án Luật này và giao các cơ quan đơn vị chức năng tham gia ý kiến với 3 nội dung lớn của dự thảo. Đồng thời tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng có thêm các ý kiến xác đáng đóng góp vào dự thảo Luật trong thời gian tới.
Phát biểu tại hội nghị, ông Đặng Thuần Phong – Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội đã cảm ơn các cơ quan đơn vị chức năng, các đại biểu đã có những ý kiến xác đáng để góp ý vào dự thảo Luật. Những vấn đề các đại biểu đặt ra đều rất sát với thực tế tại cơ sở, cần có sự điều chỉnh. Nhất trí cao với các ý kiến tại hội nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội cho biết sẽ tiếp tục lấy thêm ý kiến vào dự thảo Luật, đặc biệt các ý kiến của các chuyên gia để sửa đổi, hoàn thiện trong thời gian sớm nhất.