Năm học 2017 - 2018 là năm học thứ 2 thực hiện Đề án Sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp đối với giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Văn Chấn.
Giờ ngoại khóa của các cháu Trường Mầm non Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn
Trước khi thực hiện Đề án, toàn huyện có 90 đơn vị trường trực thuộc, trong đó có 27 trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 30%), có 153 điểm trường lẻ. Mạng lưới trường lớp đã cơ bản được củng cố, quy hoạch và từng bước hoàn thiện.
Sau 2 năm thực hiện Đề án, đến nay huyện Văn Chấn đã triển khai đảm bảo đúng kế hoạch đề ra. Sau sắp xếp, toàn huyện còn 79 trường trực thuộc; còn 129 điểm trường lẻ; có 1.121 nhóm, lớp; với 34.279 học sinh. So với thời điểm trước khi triển khai đề án đã giảm 11 trường, 24 điểm lẻ, giảm 33 nhóm lớp; tăng 1.348 học sinh, đưa 1.217 học sinh về điểm chính.
Riêng năm học 2017-2018, thực hiện tách và thành lập mới 6 trường mầm non từ 6 trường phổ thông có cấp học mầm non, sáp nhập 23 điểm lẻ, giảm 5 lớp, tăng 483 học sinh so với năm học 2016-2017. Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư, xây dựng mới hàng trăm phòng học, phòng ở bán trú, bếp - phòng ăn, phòng công vụ giáo viên... với tổng kinh phí đầu tư trên 117 tỷ đồng, trong đó vốn xã hội hóa trên 10 tỷ đồng.
Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, do yêu cầu về thời gian để đảm bảo kịp với tiến độ năm học mới nên việc triển khai thực hiện còn nhiều khó khăn, tồn tại. Ngành đã xác định được những nguyên nhân chủ yếu, từ đó đưa ra các nhóm giải pháp thực hiện.
Trong đó, chú trọng nâng cao công tác tham mưu tuyên truyền, vận động, triển khai Đề án đến toàn thể cán bộ, nhân dân trong huyện một cách tích cực, hiệu quả vì lợi ích của học sinh; phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân, từ đó tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong phụ huynh học sinh. Hàng năm, chỉ đạo các trường rà soát, xây dựng kế hoạch, đề xuất phương án sắp xếp quy mô lớp, học sinh cho phù hợp quy định Điều lệ trường học.
Đồng thời, thực hiện tốt việc rà soát nhu cầu và kịp thời đề xuất đầu tư cơ sở vật chất cho các trường trong lộ trình thực hiện sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp, đặc biệt là các trường có học sinh bán trú, trường trong kế hoạch đạt chuẩn quốc gia.
Cùng với đó, thường xuyên rà soát, tổng hợp nhu cầu đội ngũ, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên sau sắp xếp để đề xuất với huyện, tỉnh đáp ứng đầy đủ, kịp thời về số lượng, chất lượng, cơ cấu theo từng ngành học, cấp học; thường xuyên phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện trong việc rà soát, xây dựng kế hoạch, đề xuất đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bố trí đội ngũ, tài chính và mọi nguồn lực khác nhằm thực hiện Đề án một cách hiệu quả, đúng lộ trình.
Song song với thực hiện các nhiệm vụ của Đề án, ngành chỉ đạo thực hiện tốt các giải pháp để duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục; thực hiện tốt nội dung chương trình dạy học, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; tích cực, chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; đẩy mạnh công tác xã hội hóa để mua sắm các trang thiết bị, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất hiện có, xây dựng cảnh quan trường lớp xanh - sạch - đẹp, đồng bộ, hiện đại, nhằm góp phần hoàn thành Đề án và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Một năm học mới sắp bắt đầu, dù còn nhiều khó khăn, song toàn ngành GD-ĐT huyện Văn Chấn quyết tâm thực hiện việc sắp xếp quy mô mạng lưới trường, lớp trên địa bàn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, toàn diện, đồng bộ về quy mô, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục và tạo cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân.
1559 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Năm học 2017 - 2018 là năm học thứ 2 thực hiện Đề án Sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp đối với giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Văn Chấn.Trước khi thực hiện Đề án, toàn huyện có 90 đơn vị trường trực thuộc, trong đó có 27 trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 30%), có 153 điểm trường lẻ. Mạng lưới trường lớp đã cơ bản được củng cố, quy hoạch và từng bước hoàn thiện.
Sau 2 năm thực hiện Đề án, đến nay huyện Văn Chấn đã triển khai đảm bảo đúng kế hoạch đề ra. Sau sắp xếp, toàn huyện còn 79 trường trực thuộc; còn 129 điểm trường lẻ; có 1.121 nhóm, lớp; với 34.279 học sinh. So với thời điểm trước khi triển khai đề án đã giảm 11 trường, 24 điểm lẻ, giảm 33 nhóm lớp; tăng 1.348 học sinh, đưa 1.217 học sinh về điểm chính.
Riêng năm học 2017-2018, thực hiện tách và thành lập mới 6 trường mầm non từ 6 trường phổ thông có cấp học mầm non, sáp nhập 23 điểm lẻ, giảm 5 lớp, tăng 483 học sinh so với năm học 2016-2017. Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư, xây dựng mới hàng trăm phòng học, phòng ở bán trú, bếp - phòng ăn, phòng công vụ giáo viên... với tổng kinh phí đầu tư trên 117 tỷ đồng, trong đó vốn xã hội hóa trên 10 tỷ đồng.
Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, do yêu cầu về thời gian để đảm bảo kịp với tiến độ năm học mới nên việc triển khai thực hiện còn nhiều khó khăn, tồn tại. Ngành đã xác định được những nguyên nhân chủ yếu, từ đó đưa ra các nhóm giải pháp thực hiện.
Trong đó, chú trọng nâng cao công tác tham mưu tuyên truyền, vận động, triển khai Đề án đến toàn thể cán bộ, nhân dân trong huyện một cách tích cực, hiệu quả vì lợi ích của học sinh; phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân, từ đó tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong phụ huynh học sinh. Hàng năm, chỉ đạo các trường rà soát, xây dựng kế hoạch, đề xuất phương án sắp xếp quy mô lớp, học sinh cho phù hợp quy định Điều lệ trường học.
Đồng thời, thực hiện tốt việc rà soát nhu cầu và kịp thời đề xuất đầu tư cơ sở vật chất cho các trường trong lộ trình thực hiện sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp, đặc biệt là các trường có học sinh bán trú, trường trong kế hoạch đạt chuẩn quốc gia.
Cùng với đó, thường xuyên rà soát, tổng hợp nhu cầu đội ngũ, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên sau sắp xếp để đề xuất với huyện, tỉnh đáp ứng đầy đủ, kịp thời về số lượng, chất lượng, cơ cấu theo từng ngành học, cấp học; thường xuyên phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện trong việc rà soát, xây dựng kế hoạch, đề xuất đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bố trí đội ngũ, tài chính và mọi nguồn lực khác nhằm thực hiện Đề án một cách hiệu quả, đúng lộ trình.
Song song với thực hiện các nhiệm vụ của Đề án, ngành chỉ đạo thực hiện tốt các giải pháp để duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục; thực hiện tốt nội dung chương trình dạy học, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; tích cực, chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; đẩy mạnh công tác xã hội hóa để mua sắm các trang thiết bị, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất hiện có, xây dựng cảnh quan trường lớp xanh - sạch - đẹp, đồng bộ, hiện đại, nhằm góp phần hoàn thành Đề án và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Một năm học mới sắp bắt đầu, dù còn nhiều khó khăn, song toàn ngành GD-ĐT huyện Văn Chấn quyết tâm thực hiện việc sắp xếp quy mô mạng lưới trường, lớp trên địa bàn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, toàn diện, đồng bộ về quy mô, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục và tạo cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân.