Cách đây 73 năm, ngày 28/8/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Quyết định thành lập Nha Giao thông công chính, khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của giao thông đối với cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc cũng như sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước. Ngành giao thông Yên Bái cũng chính thức được thành lập.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và ngành giao thông - vận tải cắt băng thông xe cầu Bách Lẫm.
Trong 73 năm (28/8/1945 - 28/8/2018), các thế hệ cán bộ, công nhân viên ngành giao thông vận tải (GTVT) nói chung, trong đó, có ngành GTVT Yên Bái đã vượt qua bao khó khăn, gian khổ, xây dựng và giữ cho mạch máu giao thông thông suốt, đáp ứng cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh được đảm bảo.
Bước vào thời kỳ đổi mới, ngành GTVT Yên Bái xác định GTVT là cơ sở hạ tầng quan trọng để phục vụ và thúc đẩy kinh tế phát triển; đồng thời, là điều kiện rất cơ bản để thực hiện nhiệm vụ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường tiềm lực nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận phòng thủ bảo vệ Tổ quốc.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển giao thông trên địa bàn, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, song với sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành của địa phương, nhân dân các dân tộc, hệ thống giao thông trên địa bàn đã có bước phát triển đồng bộ từ thành thị đến nông thôn.
Đặc biệt, sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII và các chỉ thị, nghị quyết của tỉnh, Đảng bộ Sở GTVT đã làm tốt công tác phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đáp ứng cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Ngành đã tập trung nâng cấp, cải tạo được 15 km đường quốc lộ (quốc lộ 37 đoạn dốc Đát Quang - Ba Khe); mở mới, nâng cấp được 45,3 km, sửa chữa được 48,38 km đường tỉnh; đường giao thông nông thôn đã kiên cố hóa được 348,71 km đường bê tông xi măng, rải cấp phối được 60 km và mở mới được 165 km.
Toàn cảnh Lễ thông xe cầu Bách Lẫm.
Hiện, ngành đang tiếp tục nỗ lực triển khai một số dự án trọng điểm của tỉnh như: cầu Tuần Quán, đường nối quốc lộ 32C với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và triển khai sửa chữa nâng cấp một số tuyến đường bị ảnh hưởng do mưa bão như: đường Văn Chấn - Trạm Tấu, đường Âu Lâu - Đông An, đường xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải...
Tích cực thu hút đầu tư để triển khai một số dự án theo hình thức BT như: dự án đường nối quốc lộ 32C với đường Âu Cơ; dự án cầu Cổ Phúc. Đặc biệt, với sự nỗ lực, quyết tâm cao của Đảng bộ, lãnh đạo Sở GTVT đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện thi công công trình cầu Bách Lẫm là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh hoàn thành và đưa vào sử dụng đúng theo tiến độ chỉ đạo của tỉnh...
Về công tác quy hoạch, ngành luôn xác định đây là công việc rất quan trọng; do vậy, đã tập trung xây dựng hoàn thành các quy hoạch như: điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến 2030 và Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020.
Về lĩnh vực vận tải, đã tạo ra bước phát triển ổn định, vững chắc trong lĩnh vực vận tải đường bộ, vận tải hành khách, các dịch vụ vận tải đã và đang đáp ứng kịp thời những yêu cầu của thị trường với chất lượng cao. Các tuyến vận tải đã vươn tới các vùng sâu, vùng xa của tỉnh với các phương tiện ngày càng hiện đại, an toàn, chất lượng phục vụ ngày càng được nâng lên...
Về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong những năm gần đây cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Với nhiều giải pháp thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt của các cấp, các ngành như: công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông, kiểm soát chặt chẽ phương tiện quá khổ, quá tải, tăng cường giám sát chất lượng đào tạo, sát hạch cấp phép lái xe; tai nạn giao thông đã giảm 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương)...
Với những kết quả đã đạt được, năm 2016 Sở Giao thông - Vận tải Yên Bái đã được Chủ tịch UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc; năm 2017 được Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc, Bộ GTVT tặng Bằng khen.
Để tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở các nghị quyết của tỉnh, của Trung ương, quy hoạch phát triển GTNT của ngành, của các địa phương, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã được phê duyệt, ngành GTVT xác định mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu phát triển hạ tầng GTVT từ nay đến năm 2020 là tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn vay ODA, WB, ADB, các tổ chức từ thiện... để đầu tư xây dựng mở mới các tuyến giao thông, các công trình vượt sông kết nối hạ tầng giao thông hiện có.
Đồng thời, tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống đường tỉnh, hệ thống đường huyện và đường giao thông nông thôn nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương và các vùng lân cận, nâng cao khả năng vận tải, giảm bớt chi phí, thời gian đi lại giữa các khu vực trong tỉnh, đồng thời hoàn thiện mạng lưới giao thông của tỉnh theo hướng đồng bộ cụ thể là, tiếp tục đầu tư các công trình quan trọng kết nối các vùng trong tỉnh với các tỉnh lân cận và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai bao gồm: đường nối tỉnh lộ 170 (Yên Thế - Vĩnh Kiên) với quốc lộ 70 và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường nối quốc lộ 70 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn Khánh Hòa - Văn Yên); đường nối quốc lộ 32 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn Nghĩa Lộ - Mậu A); đường nối quốc lộ 32 với cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn Đông An - Gia Hội).
Đầu tư nâng cấp các tuyến giao thông đô thị hiện có theo hướng đồng bộ kết hợp với xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị (hệ thống bến, bãi đỗ xe; quảng trường, cây xanh, vườn hoa, hệ thống đèn tín hiệu, phân làn, phân luồng đảm bảo an toàn giao thông).
Tiếp tục xây dựng, nâng cấp các công trình giao thông có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội bao gồm: cầu Cổ Phúc; đường nối quốc lộ 37 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường nối quốc lộ 32C với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; quốc lộ 32C đoạn từ xã Phúc Lộc - cầu Yên Bái; đường Văn Chấn - Trạm Tấu; đường Trạm Tấu - Bắc Yên, đường Âu Lâu - Đông An; đường Hợp Minh - Mỵ; đường Yên Bái - Khe Sang đoạn Đông An - Khe Sang; đường Cẩm Ân - Mông Sơn... Triển khai có hiệu quả Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020 gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Để hoàn thành các mục tiêu, ngành sẽ thực hiện tốt các giải pháp như: xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp để huy động các nguồn lực xã hội cùng với phát huy nội lực đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chỉ số hài lòng của tổ chức và công dân trong lĩnh vực GTVT.
Đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư bằng nhiều hình thức: BOT, PPP, vốn trái phiếu Chính phủ, các nguồn vốn hỗ trợ của trung ương, vốn vay ODA, vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân....
Bên cạnh đó, cần cơ cấu lại đầu tư, ưu tiên tập trung vốn cho các dự án trọng tâm, trọng điểm có sức lan tỏa lớn, đảm bảo kết nối các vùng kinh tế trọng điểm, các đầu mối, cửa ngõ giao thông quan trọng.
Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ của trung ương, vốn ODA, vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế, vốn hỗ trợ ngân sách địa phương, vốn đóng góp của nhân dân, của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, chú trọng công tác đào tạo xây dựng bộ máy quản lý về giao thông từ cấp huyện đến xã đủ năng lực quản lý bảo trì hệ thống đường giao thông được quản lý đạt hiệu quả. Tăng cường quản lý bảo trì và khai thác có hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông hiện có.
Xác định và phân chia trách nhiệm quản lý, bảo trì hệ thống GTNT giữa các cấp (cấp huyện và cấp xã). Tiếp tục thực hiện chủ trương "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, cùng chung tay xây dựng đường giao thông nông thôn, huy động tối đa nguồn lực trong nhân dân và các tổ chức xã hội.
2387 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Cách đây 73 năm, ngày 28/8/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Quyết định thành lập Nha Giao thông công chính, khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của giao thông đối với cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc cũng như sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước. Ngành giao thông Yên Bái cũng chính thức được thành lập. Trong 73 năm (28/8/1945 - 28/8/2018), các thế hệ cán bộ, công nhân viên ngành giao thông vận tải (GTVT) nói chung, trong đó, có ngành GTVT Yên Bái đã vượt qua bao khó khăn, gian khổ, xây dựng và giữ cho mạch máu giao thông thông suốt, đáp ứng cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh được đảm bảo.
Bước vào thời kỳ đổi mới, ngành GTVT Yên Bái xác định GTVT là cơ sở hạ tầng quan trọng để phục vụ và thúc đẩy kinh tế phát triển; đồng thời, là điều kiện rất cơ bản để thực hiện nhiệm vụ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường tiềm lực nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận phòng thủ bảo vệ Tổ quốc.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển giao thông trên địa bàn, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, song với sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành của địa phương, nhân dân các dân tộc, hệ thống giao thông trên địa bàn đã có bước phát triển đồng bộ từ thành thị đến nông thôn.
Đặc biệt, sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII và các chỉ thị, nghị quyết của tỉnh, Đảng bộ Sở GTVT đã làm tốt công tác phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đáp ứng cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Ngành đã tập trung nâng cấp, cải tạo được 15 km đường quốc lộ (quốc lộ 37 đoạn dốc Đát Quang - Ba Khe); mở mới, nâng cấp được 45,3 km, sửa chữa được 48,38 km đường tỉnh; đường giao thông nông thôn đã kiên cố hóa được 348,71 km đường bê tông xi măng, rải cấp phối được 60 km và mở mới được 165 km.
Toàn cảnh Lễ thông xe cầu Bách Lẫm.
Hiện, ngành đang tiếp tục nỗ lực triển khai một số dự án trọng điểm của tỉnh như: cầu Tuần Quán, đường nối quốc lộ 32C với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và triển khai sửa chữa nâng cấp một số tuyến đường bị ảnh hưởng do mưa bão như: đường Văn Chấn - Trạm Tấu, đường Âu Lâu - Đông An, đường xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải...
Tích cực thu hút đầu tư để triển khai một số dự án theo hình thức BT như: dự án đường nối quốc lộ 32C với đường Âu Cơ; dự án cầu Cổ Phúc. Đặc biệt, với sự nỗ lực, quyết tâm cao của Đảng bộ, lãnh đạo Sở GTVT đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện thi công công trình cầu Bách Lẫm là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh hoàn thành và đưa vào sử dụng đúng theo tiến độ chỉ đạo của tỉnh...
Về công tác quy hoạch, ngành luôn xác định đây là công việc rất quan trọng; do vậy, đã tập trung xây dựng hoàn thành các quy hoạch như: điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến 2030 và Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020.
Về lĩnh vực vận tải, đã tạo ra bước phát triển ổn định, vững chắc trong lĩnh vực vận tải đường bộ, vận tải hành khách, các dịch vụ vận tải đã và đang đáp ứng kịp thời những yêu cầu của thị trường với chất lượng cao. Các tuyến vận tải đã vươn tới các vùng sâu, vùng xa của tỉnh với các phương tiện ngày càng hiện đại, an toàn, chất lượng phục vụ ngày càng được nâng lên...
Về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong những năm gần đây cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Với nhiều giải pháp thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt của các cấp, các ngành như: công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông, kiểm soát chặt chẽ phương tiện quá khổ, quá tải, tăng cường giám sát chất lượng đào tạo, sát hạch cấp phép lái xe; tai nạn giao thông đã giảm 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương)...
Với những kết quả đã đạt được, năm 2016 Sở Giao thông - Vận tải Yên Bái đã được Chủ tịch UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc; năm 2017 được Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc, Bộ GTVT tặng Bằng khen.
Để tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở các nghị quyết của tỉnh, của Trung ương, quy hoạch phát triển GTNT của ngành, của các địa phương, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã được phê duyệt, ngành GTVT xác định mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu phát triển hạ tầng GTVT từ nay đến năm 2020 là tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn vay ODA, WB, ADB, các tổ chức từ thiện... để đầu tư xây dựng mở mới các tuyến giao thông, các công trình vượt sông kết nối hạ tầng giao thông hiện có.
Đồng thời, tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống đường tỉnh, hệ thống đường huyện và đường giao thông nông thôn nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương và các vùng lân cận, nâng cao khả năng vận tải, giảm bớt chi phí, thời gian đi lại giữa các khu vực trong tỉnh, đồng thời hoàn thiện mạng lưới giao thông của tỉnh theo hướng đồng bộ cụ thể là, tiếp tục đầu tư các công trình quan trọng kết nối các vùng trong tỉnh với các tỉnh lân cận và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai bao gồm: đường nối tỉnh lộ 170 (Yên Thế - Vĩnh Kiên) với quốc lộ 70 và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường nối quốc lộ 70 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn Khánh Hòa - Văn Yên); đường nối quốc lộ 32 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn Nghĩa Lộ - Mậu A); đường nối quốc lộ 32 với cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn Đông An - Gia Hội).
Đầu tư nâng cấp các tuyến giao thông đô thị hiện có theo hướng đồng bộ kết hợp với xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị (hệ thống bến, bãi đỗ xe; quảng trường, cây xanh, vườn hoa, hệ thống đèn tín hiệu, phân làn, phân luồng đảm bảo an toàn giao thông).
Tiếp tục xây dựng, nâng cấp các công trình giao thông có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội bao gồm: cầu Cổ Phúc; đường nối quốc lộ 37 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường nối quốc lộ 32C với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; quốc lộ 32C đoạn từ xã Phúc Lộc - cầu Yên Bái; đường Văn Chấn - Trạm Tấu; đường Trạm Tấu - Bắc Yên, đường Âu Lâu - Đông An; đường Hợp Minh - Mỵ; đường Yên Bái - Khe Sang đoạn Đông An - Khe Sang; đường Cẩm Ân - Mông Sơn... Triển khai có hiệu quả Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020 gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Để hoàn thành các mục tiêu, ngành sẽ thực hiện tốt các giải pháp như: xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp để huy động các nguồn lực xã hội cùng với phát huy nội lực đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chỉ số hài lòng của tổ chức và công dân trong lĩnh vực GTVT.
Đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư bằng nhiều hình thức: BOT, PPP, vốn trái phiếu Chính phủ, các nguồn vốn hỗ trợ của trung ương, vốn vay ODA, vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân....
Bên cạnh đó, cần cơ cấu lại đầu tư, ưu tiên tập trung vốn cho các dự án trọng tâm, trọng điểm có sức lan tỏa lớn, đảm bảo kết nối các vùng kinh tế trọng điểm, các đầu mối, cửa ngõ giao thông quan trọng.
Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ của trung ương, vốn ODA, vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế, vốn hỗ trợ ngân sách địa phương, vốn đóng góp của nhân dân, của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, chú trọng công tác đào tạo xây dựng bộ máy quản lý về giao thông từ cấp huyện đến xã đủ năng lực quản lý bảo trì hệ thống đường giao thông được quản lý đạt hiệu quả. Tăng cường quản lý bảo trì và khai thác có hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông hiện có.
Xác định và phân chia trách nhiệm quản lý, bảo trì hệ thống GTNT giữa các cấp (cấp huyện và cấp xã). Tiếp tục thực hiện chủ trương "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, cùng chung tay xây dựng đường giao thông nông thôn, huy động tối đa nguồn lực trong nhân dân và các tổ chức xã hội.