CTTĐT - Chiều 24/8, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai năm 2018 tại tỉnh Yên Bái.
Quang cảnh buổi làm việc
Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành liên quan của tỉnh.
Tại buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Khánh đã báo cáo với đoàn công tác của trung ương về công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh thời gian qua. Theo đó, trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã chủ động, quyết liệt từ công tác phòng ngừa, ứng phó, tích cực khắc phục hậu quả nhưng do thiên tai xảy ra bất thường với tần suất cao, cường độ lớn, trên diện rộng nên đã gây ra thiệt hại rất lớn về người, tài sản, hoa màu và các công trình hạ tầng kỹ thuật, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội trong vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt trong 2 năm gần đây. Năm 2017, tỉnh Yên Bái đã bị thiệt hại khoảng 1.855 tỷ đồng do thiên tai gây ra. Chỉ tính riêng trong 8 tháng năm 2018 trên địa bàn tỉnh cũng đã xảy ra 13 đợt thiên tai, làm cho 17 người chết và mất tích, 23 người bị thương, hư hỏng 5.175 căn nhà; thiệt hại nặng nề về sản xuất nông nghiệp; phá hủy trên nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật và nhiều tuyến đường giao thông, thủy lợi, thủy điện… Tổng giá trị thiệt hại ước tính khoảng trên 969 tỷ đồng.
Để chủ động phòng chống thiên tai, Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh đã rà soát xác định những khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở đất với tổng số hộ cần di dời sơ tán gần 6.000 hộ; xác định gần 650 khu vực xung yếu; lên các phương án huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn khi có thiên tai xảy ra. Đồng thời triển khai các phương án bảo vệ đê điều, hồ đập, công trình xung yếu và đánh giá mức độ an toàn đập. Bên cạnh đó, Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh đã tổ chức các đoàn đi kiểm tra công tác phòng chống thiên tai tại các huyện trên địa bàn tỉnh, nhất là việc thực hiện phương châm 4 tại chỗ.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy cho biết: hiện nay thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, yếu tố cực đoan ngày càng tăng cao, đặc biệt là tại tỉnh Yên Bái lũ ống, lũ quét xảy ra ngày càng nhiều do địa hình đồi núi dốc, chia cắt mạnh; kiến tạo địa chất phong hóa không hoàn toàn; biến đổi bất thường của khí hậu trong những năm gần đây. Bài học kinh nghiệm của Yên Bái trong những năm qua trong phòng chống thiên tai là làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành trong phòng, chống thiên tai; thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân, phát huy vai trò của chính quyền cơ sở, lấy lực lượng vũ trang là lực lượng nòng cốt trong cứu tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; thực hiện khẩn trương, quyết liệt các biện pháp khắc phục hậu quả theo thứ tự ưu tiên (gồm cứu hộ, cứu nạn, di dời người dân; đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; khôi phục sản xuất và hỗ trợ tái định cư; khắc phục, sửa chữa các công trình giao thông, thủy lợi hư hỏng); làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền; tranh thủ huy động đa dạng các nguồn lực, tạo điều kiện để các nhà hảo tâm trực tiếp đến hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, đồng thời quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn hỗ trợ.
Hiện nay, tỉnh Yên Bái còn gặp nhiều khó khăn trong việc cơ động lực lượng, phương tiện tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả khi có thiên tai xảy ra; tỉnh còn thiếu thông tin quan trắc, dự báo, cảnh báo sớm về thiên tai gây khó khăn cho việc xây dựng phương án ứng phó phù hợp; thiếu các phương tiện chuyên dùng phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai; Thiếu quỹ đất ở an toàn (gắn với quỹ đất sản xuất) và thiếu nguồn lực để tổ chức di dân ở vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai, nhất là tại các địa bàn vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thiếu nguồn lực đầu tư khắc phục, sửa chữa các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội bị hư hỏng do thiên tai...
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã kiến nghị với đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai về một số nội dung như: sớm hoàn thiện đề án tổng thể về phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu khu vực trung du và miền núi phía Bắc; Chỉ đạo việc xây dựng nâng cao độ chính xác của bản đồ nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai; Quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí để sớm giúp tỉnh Yên Bái khắc phục hậu quả mưa lũ; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng các dự án tái định cư; tăng mức hỗ trợ đối với tái định cư; Đầu tư trang bị hệ thống thiết bị quan trắc, dự báo, cảnh báo sớm thiên tai; đầu tư, trang bị bổ sung các phương tiện, thiết bị chuyên dùng phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai cho các lực lượng; tăng nguồn vốn bảo trì đường bộ; xây dựng cơ sở dữ liệu về thiên tai dùng chung trên địa bàn cả nước...
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đánh giá cao công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai của tỉnh Yên Bái trong thời gian qua.
Để làm tốt công tác này, đồng chí Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị tỉnh quan tâm hơn đến bản tin dự báo dài hạn, dự báo mùa của Trung tâm khí tượng thủy văn trung ương để có định hướng phù hợp trong công tác phòng chống thiên tai hàng năm; học hỏi các kinh nghiệm phòng chống thiên tai của các tỉnh trong khu vực.
Đoàn công tác cũng đã tiếp thu với các kiến nghị của tỉnh để báo cáo với Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương để kịp thời xem xét, giải quyết. Đồng thời yêu cầu các đơn vị liên quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm hỗ trợ tỉnh trong việc xây dựng bản đồ cảnh báo sớm.
Trước đó, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã đến kiểm tra công trình cầu treo bị sập đổ tại xã Âu Lâu và tuyến kè sông Hồng thuộc địa phận phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái.
1148 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 24/8, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai năm 2018 tại tỉnh Yên Bái.Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành liên quan của tỉnh.
Tại buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Khánh đã báo cáo với đoàn công tác của trung ương về công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh thời gian qua. Theo đó, trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã chủ động, quyết liệt từ công tác phòng ngừa, ứng phó, tích cực khắc phục hậu quả nhưng do thiên tai xảy ra bất thường với tần suất cao, cường độ lớn, trên diện rộng nên đã gây ra thiệt hại rất lớn về người, tài sản, hoa màu và các công trình hạ tầng kỹ thuật, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội trong vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt trong 2 năm gần đây. Năm 2017, tỉnh Yên Bái đã bị thiệt hại khoảng 1.855 tỷ đồng do thiên tai gây ra. Chỉ tính riêng trong 8 tháng năm 2018 trên địa bàn tỉnh cũng đã xảy ra 13 đợt thiên tai, làm cho 17 người chết và mất tích, 23 người bị thương, hư hỏng 5.175 căn nhà; thiệt hại nặng nề về sản xuất nông nghiệp; phá hủy trên nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật và nhiều tuyến đường giao thông, thủy lợi, thủy điện… Tổng giá trị thiệt hại ước tính khoảng trên 969 tỷ đồng.
Để chủ động phòng chống thiên tai, Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh đã rà soát xác định những khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở đất với tổng số hộ cần di dời sơ tán gần 6.000 hộ; xác định gần 650 khu vực xung yếu; lên các phương án huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn khi có thiên tai xảy ra. Đồng thời triển khai các phương án bảo vệ đê điều, hồ đập, công trình xung yếu và đánh giá mức độ an toàn đập. Bên cạnh đó, Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh đã tổ chức các đoàn đi kiểm tra công tác phòng chống thiên tai tại các huyện trên địa bàn tỉnh, nhất là việc thực hiện phương châm 4 tại chỗ.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy cho biết: hiện nay thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, yếu tố cực đoan ngày càng tăng cao, đặc biệt là tại tỉnh Yên Bái lũ ống, lũ quét xảy ra ngày càng nhiều do địa hình đồi núi dốc, chia cắt mạnh; kiến tạo địa chất phong hóa không hoàn toàn; biến đổi bất thường của khí hậu trong những năm gần đây. Bài học kinh nghiệm của Yên Bái trong những năm qua trong phòng chống thiên tai là làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành trong phòng, chống thiên tai; thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân, phát huy vai trò của chính quyền cơ sở, lấy lực lượng vũ trang là lực lượng nòng cốt trong cứu tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; thực hiện khẩn trương, quyết liệt các biện pháp khắc phục hậu quả theo thứ tự ưu tiên (gồm cứu hộ, cứu nạn, di dời người dân; đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; khôi phục sản xuất và hỗ trợ tái định cư; khắc phục, sửa chữa các công trình giao thông, thủy lợi hư hỏng); làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền; tranh thủ huy động đa dạng các nguồn lực, tạo điều kiện để các nhà hảo tâm trực tiếp đến hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, đồng thời quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn hỗ trợ.
Hiện nay, tỉnh Yên Bái còn gặp nhiều khó khăn trong việc cơ động lực lượng, phương tiện tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả khi có thiên tai xảy ra; tỉnh còn thiếu thông tin quan trắc, dự báo, cảnh báo sớm về thiên tai gây khó khăn cho việc xây dựng phương án ứng phó phù hợp; thiếu các phương tiện chuyên dùng phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai; Thiếu quỹ đất ở an toàn (gắn với quỹ đất sản xuất) và thiếu nguồn lực để tổ chức di dân ở vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai, nhất là tại các địa bàn vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thiếu nguồn lực đầu tư khắc phục, sửa chữa các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội bị hư hỏng do thiên tai...
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã kiến nghị với đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai về một số nội dung như: sớm hoàn thiện đề án tổng thể về phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu khu vực trung du và miền núi phía Bắc; Chỉ đạo việc xây dựng nâng cao độ chính xác của bản đồ nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai; Quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí để sớm giúp tỉnh Yên Bái khắc phục hậu quả mưa lũ; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng các dự án tái định cư; tăng mức hỗ trợ đối với tái định cư; Đầu tư trang bị hệ thống thiết bị quan trắc, dự báo, cảnh báo sớm thiên tai; đầu tư, trang bị bổ sung các phương tiện, thiết bị chuyên dùng phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai cho các lực lượng; tăng nguồn vốn bảo trì đường bộ; xây dựng cơ sở dữ liệu về thiên tai dùng chung trên địa bàn cả nước...
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đánh giá cao công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai của tỉnh Yên Bái trong thời gian qua.
Để làm tốt công tác này, đồng chí Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị tỉnh quan tâm hơn đến bản tin dự báo dài hạn, dự báo mùa của Trung tâm khí tượng thủy văn trung ương để có định hướng phù hợp trong công tác phòng chống thiên tai hàng năm; học hỏi các kinh nghiệm phòng chống thiên tai của các tỉnh trong khu vực.
Đoàn công tác cũng đã tiếp thu với các kiến nghị của tỉnh để báo cáo với Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương để kịp thời xem xét, giải quyết. Đồng thời yêu cầu các đơn vị liên quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm hỗ trợ tỉnh trong việc xây dựng bản đồ cảnh báo sớm.
Trước đó, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã đến kiểm tra công trình cầu treo bị sập đổ tại xã Âu Lâu và tuyến kè sông Hồng thuộc địa phận phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái.