Nghị định 38/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã nêu rõ quy định về điều kiện hoạt động đưa người lao động đi làm giúp việc gia đình tại nước tiếp nhận thuộc khu vực Trung Đông.
Ảnh minh họa
Theo đó, doanh nghiệp dịch vụ không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong vòng 2 năm tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị lần đầu được đưa người lao động đi làm giúp việc gia đình tại các nước tiếp nhận thuộc khu vực Trung Đông, khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
1- Có phòng thực hành kỹ năng với các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết để thực hành công việc giúp việc gia đình… phù hợp với văn hóa, tập quán nước tiếp nhận lao động thuộc khu vực Trung Đông.
2- Có nhân viên nghiệp vụ với ít nhất 01 năm kinh nghiệm trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc tại nước tiếp nhận thuộc khu vực Trung Đông.
3- Có ít nhất 1 nhân viên quản lý lao động thường trực tại mỗi nước tiếp nhận lao động thuộc khu vực Trung Đông. Nhân viên này phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm quản lý lao động ở nước ngoài, thông thạo tiếng Ả Rập hoặc tiếng Anh trình độ từ B1 (khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu - CEFR) hoặc tương đương trở lên.
Nghị định cũng quy định rõ hồ sơ, thủ tục đăng ký tham gia đưa người lao động đi làm giúp việc gia đình tại nước tiếp nhận thuộc khu vực Trung Đông. Cụ thể, hồ sơ đăng ký bao gồm: Văn bản đề nghị theo mẫu; các tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện đối với doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm giúp việc gia đình tại nước tiếp nhận thuộc khu vực Trung Đông (nếu thay đổi so với hồ sơ doanh nghiệp tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
Thủ tục đăng ký như sau: Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản chấp thuận để doanh nghiệp đưa người lao động đi làm giúp việc gia đình tại nước tiếp nhận thuộc khu vực Trung Đông. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Đào tạo, quản lý người lao động
Nghị định nêu rõ, doanh nghiệp phải tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết (ít nhất 74 tiết), đào tạo kỹ năng nghề giúp việc gia đình (ít nhất 145 tiết) và dạy tiếng Ả Rập hoặc tiếng Anh (ít nhất 145 tiết) cho người lao động. Tổng thời gian đào tạo ít nhất 45 ngày.
Chậm nhất 5 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu tổ chức đào tạo, doanh nghiệp gửi 1 bản chính danh sách người lao động (gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, số hộ chiếu/số chứng minh thư hoặc số căn cước công dân) tham gia khóa đào tạo, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính và thư điện tử tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cập nhật danh sách (nếu có sự thay đổi).
Doanh nghiệp chỉ nộp hồ sơ đề nghị cấp thị thực cho người lao động sau khi người lao động đã hoàn thành khóa đào tạo nêu trên. Khi nộp hồ sơ đề nghị cấp thị thực, doanh nghiệp đồng thời gửi 1 bản chính danh sách người lao động (gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, số hộ chiếu) trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính và thư điện tử tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Doanh nghiệp phải cử nhân viên quản lý lao động thường trực tại nước tiếp nhận trước khi đưa lao động đi và thông tin về địa chỉ, số điện thoại liên lạc của nhân viên này tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận thuộc khu vực Trung Đông.
962 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Nghị định 38/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã nêu rõ quy định về điều kiện hoạt động đưa người lao động đi làm giúp việc gia đình tại nước tiếp nhận thuộc khu vực Trung Đông.Theo đó, doanh nghiệp dịch vụ không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong vòng 2 năm tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị lần đầu được đưa người lao động đi làm giúp việc gia đình tại các nước tiếp nhận thuộc khu vực Trung Đông, khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
1- Có phòng thực hành kỹ năng với các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết để thực hành công việc giúp việc gia đình… phù hợp với văn hóa, tập quán nước tiếp nhận lao động thuộc khu vực Trung Đông.
2- Có nhân viên nghiệp vụ với ít nhất 01 năm kinh nghiệm trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc tại nước tiếp nhận thuộc khu vực Trung Đông.
3- Có ít nhất 1 nhân viên quản lý lao động thường trực tại mỗi nước tiếp nhận lao động thuộc khu vực Trung Đông. Nhân viên này phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm quản lý lao động ở nước ngoài, thông thạo tiếng Ả Rập hoặc tiếng Anh trình độ từ B1 (khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu - CEFR) hoặc tương đương trở lên.
Nghị định cũng quy định rõ hồ sơ, thủ tục đăng ký tham gia đưa người lao động đi làm giúp việc gia đình tại nước tiếp nhận thuộc khu vực Trung Đông. Cụ thể, hồ sơ đăng ký bao gồm: Văn bản đề nghị theo mẫu; các tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện đối với doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm giúp việc gia đình tại nước tiếp nhận thuộc khu vực Trung Đông (nếu thay đổi so với hồ sơ doanh nghiệp tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
Thủ tục đăng ký như sau: Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản chấp thuận để doanh nghiệp đưa người lao động đi làm giúp việc gia đình tại nước tiếp nhận thuộc khu vực Trung Đông. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Đào tạo, quản lý người lao động
Nghị định nêu rõ, doanh nghiệp phải tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết (ít nhất 74 tiết), đào tạo kỹ năng nghề giúp việc gia đình (ít nhất 145 tiết) và dạy tiếng Ả Rập hoặc tiếng Anh (ít nhất 145 tiết) cho người lao động. Tổng thời gian đào tạo ít nhất 45 ngày.
Chậm nhất 5 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu tổ chức đào tạo, doanh nghiệp gửi 1 bản chính danh sách người lao động (gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, số hộ chiếu/số chứng minh thư hoặc số căn cước công dân) tham gia khóa đào tạo, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính và thư điện tử tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cập nhật danh sách (nếu có sự thay đổi).
Doanh nghiệp chỉ nộp hồ sơ đề nghị cấp thị thực cho người lao động sau khi người lao động đã hoàn thành khóa đào tạo nêu trên. Khi nộp hồ sơ đề nghị cấp thị thực, doanh nghiệp đồng thời gửi 1 bản chính danh sách người lao động (gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, số hộ chiếu) trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính và thư điện tử tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Doanh nghiệp phải cử nhân viên quản lý lao động thường trực tại nước tiếp nhận trước khi đưa lao động đi và thông tin về địa chỉ, số điện thoại liên lạc của nhân viên này tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận thuộc khu vực Trung Đông.