CTTĐT - Sáng 11/9, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính với các điểm cầu đại phương. Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Ủy viên BTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND huyện Yên Bình, Trấn Yên, thành phố Yên Bái.
Các đại biểu tham dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc về nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại điểm cầu Yên Bái
Những năm qua, cùng với sự đổi mới trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ nực của các bộ, ngành, địa phương, công tác cải cách thủ tục hành chính đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã được triển khai đồng bộ góp phần tạo chuyển biến tích cực nâng cao chất lượng phục vụ, kiểm soát chặt chẽ việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Để thực hiện chủ trương chuyển từ Chính phủ quản lý sang Chính phủ phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, hoàn thiện các quy định về tổ chức, hoạt động của bộ phận một cửa các cấp; quy định rõ toàn bộ quy trình giải quyết thủ tục hành chính; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính thông qua việc thiết lập Cổng Dịch vụ công quốc gia và xây dựng Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử tập trung, thống nhất cấp bộ, cấp tỉnh và kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia, chuyên ngành; quy định việc đánh giá chất lượng giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan hành chính nhà nước để đánh giá khoa học, công khai… tiếp tục thực hiện nhất quán cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính bằng việc cụ thể hóa thành các quy định và ngày càng hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp.
Tại Hội nghị các ngành, địa phương đã phát biểu làm rõ hơn những nhiệm vụ được nêu trong Nghị định 61/2018/NĐ-CP và Kế hoạch trong năm 2018 và hàng năm, đồng thời nêu những kinh nghiêm, giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, nhấn mạnh về vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin, thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính; cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan; vai trò và những chuyển biến trong việc nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính của Trung tâm phục vụ hành chính công; kinh nghiệm tổ chức giải quyết thủ tục hành chính theo phương thức 4 tại chỗ tại Trung tâm phục vụ hành chính công; việc kiểm soát và nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính; tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông để nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính…
Phát biểu tại Hội nghị Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đánh giá cao những nỗ lực trong cải cách hành chính của các bộ, ngành, các địa phương trong thời gian qua. Trên thực tế, đã có nhiều chuyển biến tích cực về lĩnh vực này. Thời gian giải quyết các thủ tục ở hầu khắp các nơi đều được rút ngắn, thủ tục đơn giản hơn nhiều, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính được đẩy mạnh... Tuy nhiên, công gác giải quyết thủ tục hành chính ở nhiều địa phương, đơn vị vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Vẫn còn tình trạng người dân phản ánh, phàn nàn về trình độ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, thái độ phục vụ của nhân viên cơ quan giải quyết thủ tục hành chính chưa tốt, nhiều trường hợp còn chậm trễ. Đồng chí Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ khẳng định, cùng với quá trình toàn cầu hóa, trình độ dân trí ngày càng cao, xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân ngày càng phải được coi trọng, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính phục vụ nhân dân... Các ngành, địa phương cần tập trung đề ra các giải pháp tháo gỡ và nâng cao chất lượng hoạt động và giải quyết TTHC, các giải pháp tổ chức, vận hành Trung tâm Hành chính công, bảo đảm gọn nhẹ, hiệu quả, phát huy cao nhất vai trò của cán bộ công chức được cử ra làm việc tại bộ phận một cửa, tránh tình trạng công chức bộ phận một cửa như là văn thư cấp cao như trước đây. Đề ra các giải pháp triển khai xây dựng và vận hành các hệ thống công nghệ thông tin và cung ứng dịch vụ công trực tuyến, vai trò của các bộ, ngành có liên quan trong quản lý, vận hành, xây dựng các hệ thống này.
Kết quả nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại tỉnh Yên Bái
Thực hiện Nghị quyết số 30c ngày 8/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, một trong những nội dung được UBND tỉnh Yên Bái quan tâm chỉ đạo thực hiện TTHC. UBND tỉnh đã ban hành các kế hoạch, văn bản chỉ đạo thực hiện. Căn cứ kế hoạch của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch rà soát các TTHC để triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị, địa phương, kịp thời phát hiện những TTHC, quy định hành chính được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, bộ, ngành trung ương và của UBND tỉnh đã được ban hành còn vướng mắc, bất cập, không cần thiết, không phù hợp để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung thay thế, bãi bỏ; nghiên cứu, đề xuất sáng kiến CCHC, ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng quy trình giải quyết TTHC bảo đảm nhanh, gọn, rút ngắn thời gian giải quyết cho cá nhân, tổ chức; tổ chức tiếp nhận thông tin, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và tình hình, kết quả giải quyết TTHC; niêm yết công khai TTHC tại các trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính; xử lý nghiêm cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, chậm trễ, gây phiền hà trong giải quyết TTHC, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị để xảy ra vi phạm trong niêm yết công khai TTHC, giải quyết TTHC…
Cải cách TTHC gắn với đơn giản hóa TTHC, tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo và đưa vào hoạt động Trung tâm Hành chính công của tỉnh (tháng 6/2018) và bộ phận hành chính công cấp huyện (tháng 9/2018). 100% sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã được triển khai phần mềm một cửa điện tử kết nối liên thông 3 cấp và 100% TTHC từ cấp tỉnh tới cấp huyện, xã được triển khai mức độ 3, 4. Gắn cải cách TTHC với sắp xếp bộ máy, cải cách chế độ công vụ, công chức.
Từ những giải pháp và quyết tâm cao nên việc giải quyết công việc có liên quan đến TTHC cho tổ chức và cá nhân của bộ máy đã đạt được những kết quả. Năm 2016, với 443.740 hồ sơ yêu cầu giải quyết TTHC trong toàn tỉnh, đã có 438.755 được giải quyết; trong đó, đúng hạn là 438.598 hồ sơ, quá hạn 157 hồ sơ; đến thời điểm tháng 4/2018, đang giải quyết 4.985 hồ sơ (chưa đến hạn 4.968 hồ sơ, quá hạn 17 hồ sơ). Năm 2017, với 418.862 hồ sơ, đã giải quyết 411.299 hồ sơ; trong đó, đúng hạn 410.293 hồ sơ, quá hạn 1.006 hồ sơ; đến thời điểm tháng 4/2018, đang giải quyết 7.572 hồ sơ; trong đó, chưa đến hạn 4.944 hồ sơ, quá hạn 2.583 hồ sơ.
|
1093 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 11/9, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính với các điểm cầu đại phương. Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Ủy viên BTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND huyện Yên Bình, Trấn Yên, thành phố Yên Bái.Những năm qua, cùng với sự đổi mới trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ nực của các bộ, ngành, địa phương, công tác cải cách thủ tục hành chính đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã được triển khai đồng bộ góp phần tạo chuyển biến tích cực nâng cao chất lượng phục vụ, kiểm soát chặt chẽ việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Để thực hiện chủ trương chuyển từ Chính phủ quản lý sang Chính phủ phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, hoàn thiện các quy định về tổ chức, hoạt động của bộ phận một cửa các cấp; quy định rõ toàn bộ quy trình giải quyết thủ tục hành chính; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính thông qua việc thiết lập Cổng Dịch vụ công quốc gia và xây dựng Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử tập trung, thống nhất cấp bộ, cấp tỉnh và kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia, chuyên ngành; quy định việc đánh giá chất lượng giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan hành chính nhà nước để đánh giá khoa học, công khai… tiếp tục thực hiện nhất quán cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính bằng việc cụ thể hóa thành các quy định và ngày càng hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp.
Tại Hội nghị các ngành, địa phương đã phát biểu làm rõ hơn những nhiệm vụ được nêu trong Nghị định 61/2018/NĐ-CP và Kế hoạch trong năm 2018 và hàng năm, đồng thời nêu những kinh nghiêm, giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, nhấn mạnh về vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin, thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính; cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan; vai trò và những chuyển biến trong việc nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính của Trung tâm phục vụ hành chính công; kinh nghiệm tổ chức giải quyết thủ tục hành chính theo phương thức 4 tại chỗ tại Trung tâm phục vụ hành chính công; việc kiểm soát và nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính; tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông để nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính…
Phát biểu tại Hội nghị Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đánh giá cao những nỗ lực trong cải cách hành chính của các bộ, ngành, các địa phương trong thời gian qua. Trên thực tế, đã có nhiều chuyển biến tích cực về lĩnh vực này. Thời gian giải quyết các thủ tục ở hầu khắp các nơi đều được rút ngắn, thủ tục đơn giản hơn nhiều, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính được đẩy mạnh... Tuy nhiên, công gác giải quyết thủ tục hành chính ở nhiều địa phương, đơn vị vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Vẫn còn tình trạng người dân phản ánh, phàn nàn về trình độ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, thái độ phục vụ của nhân viên cơ quan giải quyết thủ tục hành chính chưa tốt, nhiều trường hợp còn chậm trễ. Đồng chí Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ khẳng định, cùng với quá trình toàn cầu hóa, trình độ dân trí ngày càng cao, xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân ngày càng phải được coi trọng, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính phục vụ nhân dân... Các ngành, địa phương cần tập trung đề ra các giải pháp tháo gỡ và nâng cao chất lượng hoạt động và giải quyết TTHC, các giải pháp tổ chức, vận hành Trung tâm Hành chính công, bảo đảm gọn nhẹ, hiệu quả, phát huy cao nhất vai trò của cán bộ công chức được cử ra làm việc tại bộ phận một cửa, tránh tình trạng công chức bộ phận một cửa như là văn thư cấp cao như trước đây. Đề ra các giải pháp triển khai xây dựng và vận hành các hệ thống công nghệ thông tin và cung ứng dịch vụ công trực tuyến, vai trò của các bộ, ngành có liên quan trong quản lý, vận hành, xây dựng các hệ thống này.
Kết quả nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại tỉnh Yên Bái
Thực hiện Nghị quyết số 30c ngày 8/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, một trong những nội dung được UBND tỉnh Yên Bái quan tâm chỉ đạo thực hiện TTHC. UBND tỉnh đã ban hành các kế hoạch, văn bản chỉ đạo thực hiện. Căn cứ kế hoạch của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch rà soát các TTHC để triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị, địa phương, kịp thời phát hiện những TTHC, quy định hành chính được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, bộ, ngành trung ương và của UBND tỉnh đã được ban hành còn vướng mắc, bất cập, không cần thiết, không phù hợp để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung thay thế, bãi bỏ; nghiên cứu, đề xuất sáng kiến CCHC, ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng quy trình giải quyết TTHC bảo đảm nhanh, gọn, rút ngắn thời gian giải quyết cho cá nhân, tổ chức; tổ chức tiếp nhận thông tin, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và tình hình, kết quả giải quyết TTHC; niêm yết công khai TTHC tại các trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính; xử lý nghiêm cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, chậm trễ, gây phiền hà trong giải quyết TTHC, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị để xảy ra vi phạm trong niêm yết công khai TTHC, giải quyết TTHC…
Cải cách TTHC gắn với đơn giản hóa TTHC, tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo và đưa vào hoạt động Trung tâm Hành chính công của tỉnh (tháng 6/2018) và bộ phận hành chính công cấp huyện (tháng 9/2018). 100% sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã được triển khai phần mềm một cửa điện tử kết nối liên thông 3 cấp và 100% TTHC từ cấp tỉnh tới cấp huyện, xã được triển khai mức độ 3, 4. Gắn cải cách TTHC với sắp xếp bộ máy, cải cách chế độ công vụ, công chức.
Từ những giải pháp và quyết tâm cao nên việc giải quyết công việc có liên quan đến TTHC cho tổ chức và cá nhân của bộ máy đã đạt được những kết quả. Năm 2016, với 443.740 hồ sơ yêu cầu giải quyết TTHC trong toàn tỉnh, đã có 438.755 được giải quyết; trong đó, đúng hạn là 438.598 hồ sơ, quá hạn 157 hồ sơ; đến thời điểm tháng 4/2018, đang giải quyết 4.985 hồ sơ (chưa đến hạn 4.968 hồ sơ, quá hạn 17 hồ sơ). Năm 2017, với 418.862 hồ sơ, đã giải quyết 411.299 hồ sơ; trong đó, đúng hạn 410.293 hồ sơ, quá hạn 1.006 hồ sơ; đến thời điểm tháng 4/2018, đang giải quyết 7.572 hồ sơ; trong đó, chưa đến hạn 4.944 hồ sơ, quá hạn 2.583 hồ sơ.