CTTĐT - Thực hiện lời dạy của Bác khi Người thăm Yên Bái cách đây 60 năm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Mù Cang Chải đã nêu cao tinh thần đoàn kết, quyết tâm, không ngại khó, ngại khổ, khắc phục mọi khó khăn, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, đẩy mạnh tăng gia, sản xuất, thực hành tiết kiệm, xây dựng đời sống văn hóa mới.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải
Huyện Mù Cang Chải được thành lập ngày 18/10/1957. Trong những ngày đầu mới thành lập, đời sống của nhân dân gặp muôn vàn khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, người dân sống du canh du cư, đốt rừng, phá rừng làm nương rẫy, trồng cây thuốc phiện, phương thức canh tác lạc hậu, tình trạng thiếu lương thực trầm trọng; tỷ lệ người nghiện và mù chữ cao, đời sống văn hóa, tinh thần nhân dân nghèo nàn, lạc hậu… Thực hiện lời dạy của Bác khi Người thăm Yên Bái, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Mù Cang Chải đã nêu cao tinh thần đoàn kết, quyết tâm, không ngại khó, ngại khổ, khắc phục mọi khó khăn xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, tiến hành cuộc cách mạng dân chủ, xoá bỏ tận gốc chế độ phong kiến, áp bức, bóc lột, giải phóng giai câp nông dân... Kết quả từ năm 1959 đến 1961 đã chia lại cho nông dân 30 công mẫu ruộng, 20 công mẫu nương, 208 con trâu bò và 5 con ngựa. Đồng thời Đảng bộ, chính quyền huyện Mù Cang Chải đã lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp, phát triển sản xuất, định canh, định cư, khai hoang ruộng nước. Từ đây người Mông đã có ruộng đất của mình, ước mơ “người cày có ruộng” đã trở thành sự thật, đông bào Mông ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, đoàn kêt xây dựng quê hương Mù Cang Chải ngày càng phát triển.
Đồng chí Giàng A Tông - Bí thư huyện ủy Mù Cang Chải cho biết: Năm 2010, có thể nói là năm đánh dấu sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ để tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích trên địa bàn huyện Mù Cang Chải. Huyện ủy Mù Cang Chải đã ra Nghị quyết: Chuyển đổi toàn bộ 1.140 ha lúa nương bạc màu, năng suất thấp sang trồng ngô và chỉ sau 2 năm đã hoàn thành việc chuyển đổi, tăng 5.000 tấn lương thực so với mục tiêu nghị quyết, đến nay bình quân lương thực đầu người đạt 600 kg/người/năm.
Đặc biệt trong những năm gần đây, với thế mạnh là sản xuất nông - lâm nghiệp, Đảng bộ huyện tập trung lãnh, chỉ đạo sản xuất lương thực, thực phẩm, tiếp tục tàm tốt công tác định canh, định cư, tăng cường khai hoang ruộng nước, mở rộng diện tích nhằm đảm bảo an ninh lương thực, xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới trên cơ sở khai thác, tận thu tối đa lợi thế của địa phương. Hiện nay, toàn huyện có trên 89 nghìn ha đất nông, lâm nghiệp, trong đó diện tích lúa ruộng bậc thang khoảng 4.500ha, trong đó diện tích lúa 2 vụ đạt 1.700 ha, tổng diện tích cây trồng chính đến nay trên 11.800 ha, tổng sản lượng lương thực năm 2018 dự kiến đạt 41.200 tấn, đảm bảo an ninh lương thực cho người dân; tổng đàn gia súc của huyện ước đạt 63.000 con. Bảo vệ và chăm sóc tốt trên 70.000 ha diện tích rừng, duy trì độ che phủ rừng ổn định ở 67%.
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã có bước phát triển, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thủy điện và khai thác khoáng sản; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt trên 300 tỷ đồng, trong đó sản lượng điện thương phẩm đạt 308,5 triệu KWh, chiếm tỷ trọng lớn về giá trị sản xuất công nghiệp và thu ngân sách địa phương. Tiểu thủ công nghiệp chủ yếu các ngành nghề truyền thống như rèn đúc, dệt thổ cẩm, mộc dân dụng và một số nghề chế biến thực phẩm khác hướng đến phục vụ du khách.
Cùng với đó, hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng được quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cấp, giao thông nông thôn ngày càng phát triển. 13/13 xã, thị trấn có đường ô tô bê tông đến trung tâm; 100% bản có đường xe máy phục vụ nhân dân đi lại trong mùa khô; 14/14 trụ sở xã, thị trấn được xây dựng khang trang, hệ thống hạ tầng điện lưới quốc gia, trường học, trạm xá và công trình công cộng khác từng bước được kiên cố hóa, khang trang; đến nay, tỷ lệ hộ dân được xem truyền hình Việt Nam, nghe đài tiếng nói Việt Nam đạt 80%.
Hệ thống thương mại - dịch vụ trong những năm gần đây ngày càng phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Mù Cang Chải xác định phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện, trong những năm gần đây, hằng năm huyện tổ chức Lễ hội khám phá danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang và tổ chức Festival dù lượn “Bay trên mùa nước đổ” và “Bay trên mùa vàng” và các lễ hội dân gian, thu hút khoảng trên 100.000 lượt khách trong nước và ngoài nước đến tham quan và trải nghiệm.
Văn hóa - xã hội có nhiều khởi sắc, hệ thống giáo dục được hoàn chỉnh ở các bậc học, ngành học. Từ một huyện có 01 người biết chữ vào những ngày đầu mới thành lập huyện, đến nay, toàn huyện hiện có 39 trường (từ mầm non đến THPT, GDTX) với 597 nhóm, lớp với gần 20 nghìn học sinh các cấp. Huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi ở 14/14 đơn vị; 13/14 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; 13/14 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS; toàn huyện có 05 trường đạt chuẩn quốc gia; 20 trường Phổ thông dân tộc bán trú.
Hệ thống cơ sở y tế, công tác chăm sóc sức nhân dân có nhiều tiến bộ; toàn huyện có 19 cơ sở y tế, với tổng số 168 cán bộ, y bác sỹ; 6/13 xã đạt các tiêu chí quốc gia về y tế. An sinh xã hội được đảm bảo; trung bình mỗi năm, huyện tạo việc làm mới cho 900 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2018 ước đạt 31%; Tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân 7%; Tỷ lệ dân số tham gia BHYT hàng năm đạt 98 - 99%; Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 88%. Những nỗ lực trên đã góp phần hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa mới tại cộng đồng dân cư, thúc đẩy phát triên kinh tế - xã hội, ổn định quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện.
Bên cạnh đó, huyện tập trung đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống mới ở khu dân cư”, Đảng bộ, chính quyền các cấp đã vận động nhân dân từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, xây dựng gia đình và bản làng văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp, xây dựng quy ước, hương ước, nếp sống văn minh ở thôn, bản. Vốn văn hóa, văn nghệ truyền thống tốt đẹp của các dân tộc tiếp tục được khai thác và phát huy, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc; các lễ hội truyền thống từng bước được khôi phục, từng bước đổi mới trong việc cưới, tang, tổ chức lễ hội theo nếp sống văn hóa mới ở trong các khu dân cư, thôn bản. Đồng thời, huyện chỉ đạo, vận động đồng bào Mông thực hiện chủ trương ăn chung một Tết vào dịp Tết Nguyên Đán, nhằm tăng cường tình đoàn kết, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, tập trung vào sản xuất vụ đông xuân, xóa đói, giảm nghèo, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của huyện, bộ mặt nông thôn vùng cao ngày càng khởi sắc.
Công tác quốc phòng, an ninh thường xuyên được củng cố, tăng cường, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị được chú trọng. Đảng bộ huyện đang thực hiện có hiệu quả cuộc vận động xây dựng Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị giúp cho cán bộ, đảng viên, công chức nâng cao ý thức trong thực thi công vụ, chấp hành nghiêm túc kỷ luật, kỷ cương, lề lối làm việc. Tác phong công tác, hiệu lực, hiệu quả quản lý và thái độ phục vụ nhân dân được tốt hơn. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mù Cang Chải như được thổi một luồng gió mới trong việc thực hiện và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hô Chí Minh. Các phong trào thi đua yêu nước, các mô hình điển hình tiên tiến rộng khắp trên địa bàn huyện và trên tất cả các lĩnh vực.
Với những thành tích đạt được sau 60 năm thực hiện lời dạy của Bác, huyện Mù Cang Chải đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều huân, huy chương và các phần thưởng cao quý khác cho nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu các thế hệ, như: Năm 1998 xã Cao Phạ được phong tặng “Anh hùng lực lượng vũ trang” trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp; huyện được tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng ba. Năm 2000, huyện Mù Cang Chải được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”. Năm 2007 được Nhà nước cấp bằng công nhận “Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang”. Năm 2012, huyện được tặng thưởng Huân chương hạng nhất. Năm 2013 được Đảng, Nhà nước công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia nơi thành lập đội du kích Khau Phạ…
Trên chặng đường cách mạng mới, Mù Cang Chải đang đứng trước thời cơ, vận hội mới. Những kết quả đạt được sau 60 năm thực hiện lời dạy của Bác là tiền đề quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Mù Cang Chải quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, trực tiếp là Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, huyện lần thứ XVIII với các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm đó là: Phát huy truyền thống đoàn kết, dân chủ, đổi mới nêu cao ý thức tự lực, tự cường, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, từng bước đưa Mù Cang Chải thoát nghèo bền vững; tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm nền tảng để phát triển bền vững. Tập trung phát triển nông nghiệp, trọng tâm là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng phát triển vụ đông xuân với các loại cây trồng mới như cải dầu, lúa mì, khoai tây... kết hợp giữa phát triển nông nghiệp với phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát triển du lịch gắn với Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Nâng cao chất lượng giáo dục trọng tâm là mô hình các trường nội trú, trường bán trú. Tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu. Nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành và sức chiến đấu của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết về xây dựng Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
1088 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện lời dạy của Bác khi Người thăm Yên Bái cách đây 60 năm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Mù Cang Chải đã nêu cao tinh thần đoàn kết, quyết tâm, không ngại khó, ngại khổ, khắc phục mọi khó khăn, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, đẩy mạnh tăng gia, sản xuất, thực hành tiết kiệm, xây dựng đời sống văn hóa mới. Huyện Mù Cang Chải được thành lập ngày 18/10/1957. Trong những ngày đầu mới thành lập, đời sống của nhân dân gặp muôn vàn khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, người dân sống du canh du cư, đốt rừng, phá rừng làm nương rẫy, trồng cây thuốc phiện, phương thức canh tác lạc hậu, tình trạng thiếu lương thực trầm trọng; tỷ lệ người nghiện và mù chữ cao, đời sống văn hóa, tinh thần nhân dân nghèo nàn, lạc hậu… Thực hiện lời dạy của Bác khi Người thăm Yên Bái, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Mù Cang Chải đã nêu cao tinh thần đoàn kết, quyết tâm, không ngại khó, ngại khổ, khắc phục mọi khó khăn xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, tiến hành cuộc cách mạng dân chủ, xoá bỏ tận gốc chế độ phong kiến, áp bức, bóc lột, giải phóng giai câp nông dân... Kết quả từ năm 1959 đến 1961 đã chia lại cho nông dân 30 công mẫu ruộng, 20 công mẫu nương, 208 con trâu bò và 5 con ngựa. Đồng thời Đảng bộ, chính quyền huyện Mù Cang Chải đã lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp, phát triển sản xuất, định canh, định cư, khai hoang ruộng nước. Từ đây người Mông đã có ruộng đất của mình, ước mơ “người cày có ruộng” đã trở thành sự thật, đông bào Mông ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, đoàn kêt xây dựng quê hương Mù Cang Chải ngày càng phát triển.
Đồng chí Giàng A Tông - Bí thư huyện ủy Mù Cang Chải cho biết: Năm 2010, có thể nói là năm đánh dấu sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ để tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích trên địa bàn huyện Mù Cang Chải. Huyện ủy Mù Cang Chải đã ra Nghị quyết: Chuyển đổi toàn bộ 1.140 ha lúa nương bạc màu, năng suất thấp sang trồng ngô và chỉ sau 2 năm đã hoàn thành việc chuyển đổi, tăng 5.000 tấn lương thực so với mục tiêu nghị quyết, đến nay bình quân lương thực đầu người đạt 600 kg/người/năm.
Đặc biệt trong những năm gần đây, với thế mạnh là sản xuất nông - lâm nghiệp, Đảng bộ huyện tập trung lãnh, chỉ đạo sản xuất lương thực, thực phẩm, tiếp tục tàm tốt công tác định canh, định cư, tăng cường khai hoang ruộng nước, mở rộng diện tích nhằm đảm bảo an ninh lương thực, xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới trên cơ sở khai thác, tận thu tối đa lợi thế của địa phương. Hiện nay, toàn huyện có trên 89 nghìn ha đất nông, lâm nghiệp, trong đó diện tích lúa ruộng bậc thang khoảng 4.500ha, trong đó diện tích lúa 2 vụ đạt 1.700 ha, tổng diện tích cây trồng chính đến nay trên 11.800 ha, tổng sản lượng lương thực năm 2018 dự kiến đạt 41.200 tấn, đảm bảo an ninh lương thực cho người dân; tổng đàn gia súc của huyện ước đạt 63.000 con. Bảo vệ và chăm sóc tốt trên 70.000 ha diện tích rừng, duy trì độ che phủ rừng ổn định ở 67%.
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã có bước phát triển, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thủy điện và khai thác khoáng sản; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt trên 300 tỷ đồng, trong đó sản lượng điện thương phẩm đạt 308,5 triệu KWh, chiếm tỷ trọng lớn về giá trị sản xuất công nghiệp và thu ngân sách địa phương. Tiểu thủ công nghiệp chủ yếu các ngành nghề truyền thống như rèn đúc, dệt thổ cẩm, mộc dân dụng và một số nghề chế biến thực phẩm khác hướng đến phục vụ du khách.
Cùng với đó, hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng được quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cấp, giao thông nông thôn ngày càng phát triển. 13/13 xã, thị trấn có đường ô tô bê tông đến trung tâm; 100% bản có đường xe máy phục vụ nhân dân đi lại trong mùa khô; 14/14 trụ sở xã, thị trấn được xây dựng khang trang, hệ thống hạ tầng điện lưới quốc gia, trường học, trạm xá và công trình công cộng khác từng bước được kiên cố hóa, khang trang; đến nay, tỷ lệ hộ dân được xem truyền hình Việt Nam, nghe đài tiếng nói Việt Nam đạt 80%.
Hệ thống thương mại - dịch vụ trong những năm gần đây ngày càng phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Mù Cang Chải xác định phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện, trong những năm gần đây, hằng năm huyện tổ chức Lễ hội khám phá danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang và tổ chức Festival dù lượn “Bay trên mùa nước đổ” và “Bay trên mùa vàng” và các lễ hội dân gian, thu hút khoảng trên 100.000 lượt khách trong nước và ngoài nước đến tham quan và trải nghiệm.
Văn hóa - xã hội có nhiều khởi sắc, hệ thống giáo dục được hoàn chỉnh ở các bậc học, ngành học. Từ một huyện có 01 người biết chữ vào những ngày đầu mới thành lập huyện, đến nay, toàn huyện hiện có 39 trường (từ mầm non đến THPT, GDTX) với 597 nhóm, lớp với gần 20 nghìn học sinh các cấp. Huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi ở 14/14 đơn vị; 13/14 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; 13/14 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS; toàn huyện có 05 trường đạt chuẩn quốc gia; 20 trường Phổ thông dân tộc bán trú.
Hệ thống cơ sở y tế, công tác chăm sóc sức nhân dân có nhiều tiến bộ; toàn huyện có 19 cơ sở y tế, với tổng số 168 cán bộ, y bác sỹ; 6/13 xã đạt các tiêu chí quốc gia về y tế. An sinh xã hội được đảm bảo; trung bình mỗi năm, huyện tạo việc làm mới cho 900 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2018 ước đạt 31%; Tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân 7%; Tỷ lệ dân số tham gia BHYT hàng năm đạt 98 - 99%; Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 88%. Những nỗ lực trên đã góp phần hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa mới tại cộng đồng dân cư, thúc đẩy phát triên kinh tế - xã hội, ổn định quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện.
Bên cạnh đó, huyện tập trung đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống mới ở khu dân cư”, Đảng bộ, chính quyền các cấp đã vận động nhân dân từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, xây dựng gia đình và bản làng văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp, xây dựng quy ước, hương ước, nếp sống văn minh ở thôn, bản. Vốn văn hóa, văn nghệ truyền thống tốt đẹp của các dân tộc tiếp tục được khai thác và phát huy, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc; các lễ hội truyền thống từng bước được khôi phục, từng bước đổi mới trong việc cưới, tang, tổ chức lễ hội theo nếp sống văn hóa mới ở trong các khu dân cư, thôn bản. Đồng thời, huyện chỉ đạo, vận động đồng bào Mông thực hiện chủ trương ăn chung một Tết vào dịp Tết Nguyên Đán, nhằm tăng cường tình đoàn kết, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, tập trung vào sản xuất vụ đông xuân, xóa đói, giảm nghèo, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của huyện, bộ mặt nông thôn vùng cao ngày càng khởi sắc.
Công tác quốc phòng, an ninh thường xuyên được củng cố, tăng cường, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị được chú trọng. Đảng bộ huyện đang thực hiện có hiệu quả cuộc vận động xây dựng Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị giúp cho cán bộ, đảng viên, công chức nâng cao ý thức trong thực thi công vụ, chấp hành nghiêm túc kỷ luật, kỷ cương, lề lối làm việc. Tác phong công tác, hiệu lực, hiệu quả quản lý và thái độ phục vụ nhân dân được tốt hơn. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mù Cang Chải như được thổi một luồng gió mới trong việc thực hiện và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hô Chí Minh. Các phong trào thi đua yêu nước, các mô hình điển hình tiên tiến rộng khắp trên địa bàn huyện và trên tất cả các lĩnh vực.
Với những thành tích đạt được sau 60 năm thực hiện lời dạy của Bác, huyện Mù Cang Chải đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều huân, huy chương và các phần thưởng cao quý khác cho nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu các thế hệ, như: Năm 1998 xã Cao Phạ được phong tặng “Anh hùng lực lượng vũ trang” trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp; huyện được tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng ba. Năm 2000, huyện Mù Cang Chải được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”. Năm 2007 được Nhà nước cấp bằng công nhận “Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang”. Năm 2012, huyện được tặng thưởng Huân chương hạng nhất. Năm 2013 được Đảng, Nhà nước công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia nơi thành lập đội du kích Khau Phạ…
Trên chặng đường cách mạng mới, Mù Cang Chải đang đứng trước thời cơ, vận hội mới. Những kết quả đạt được sau 60 năm thực hiện lời dạy của Bác là tiền đề quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Mù Cang Chải quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, trực tiếp là Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, huyện lần thứ XVIII với các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm đó là: Phát huy truyền thống đoàn kết, dân chủ, đổi mới nêu cao ý thức tự lực, tự cường, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, từng bước đưa Mù Cang Chải thoát nghèo bền vững; tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm nền tảng để phát triển bền vững. Tập trung phát triển nông nghiệp, trọng tâm là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng phát triển vụ đông xuân với các loại cây trồng mới như cải dầu, lúa mì, khoai tây... kết hợp giữa phát triển nông nghiệp với phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát triển du lịch gắn với Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Nâng cao chất lượng giáo dục trọng tâm là mô hình các trường nội trú, trường bán trú. Tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu. Nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành và sức chiến đấu của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết về xây dựng Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.