CTTĐT - Trong những năm gần đây, Mù Cang Chải không chỉ là điểm đến hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang mà còn hấp dẫn du khách bởi những sản phẩm thổ cẩm mang đậm nét truyền thống của đồng bào dân tộc Mông nơi đây.
Để lưu giữ nghề dệt thổ cẩm cho thế hệ sau, những bé gái người Mông ngay từ nhỏ đã được truyền dạy cách thêu thùa
Để tạo ra những sản phẩm thổ cẩm độc đáo thì cần phải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của người phụ nữ Mông như trồng lanh, xe sợi, in sáp, nhuộm chàm và thêu thùa.
Cứ đến tháng 3, tháng 4 hàng năm, đồng bào dân tộc Mông nơi đây bắt đầu gieo trồng cây lanh và đến tháng 7, tháng 8 mới được thu hoạch. Sau khi thu hoạch, cây lanh được bà con đem ra phơi nắng cho khô rồi mới tước thành sợi. Sợi lanh được đưa vào cối giã mềm rồi nối lại, cuốn thành từng cuộn tròn, mang đi giặt cho mềm sợi lanh và giũ hết những vỏ cây tránh làm mốc sợi. Sau đó bà con đem luộc sợi lanh, cho đến khi thấy sợi lanh mềm và trắng thì mang phơi nắng cho khô và dùng guồng chia sợi lanh ra trước khi mắc vào khung cửi để dệt nên những tấm vải lanh bền đẹp.
Sau công đoạn dệt, để tạo nên những tấm vải thổ cẩm độc đáo, người phụ nữ Mông bắt đầu công đoạn dùng kỹ thuật in, vẽ sáp và thêu. Công việc này thể hiện sự khéo tay, chăm chỉ và còn là tiêu chí đánh giá tài năng, đạo đức, phẩm chất và cách làm ăn của người phụ nữ Mông. Bởi vậy, những sản phẩm thổ cẩm với sự trang trí, phong phú và độc đáo với hoa văn, họa tiết khác nhau, theo các gam màu chủ đạo trắng, đỏ, vàng, xanh lá cây và tím dần hiện lên nền vải lanh đã trở thành nét văn hoá của người Mông từ bao đời nay.
Bà Khang Thị Hua, bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải cho biết: “Chúng tôi dùng bút vẽ được làm bằng đồng với nhiều loại khác nhau để vẽ theo các đường có kích thước khác nhau. Khi vẽ xong thì chúng tôi đem vải đã in sáp ong đi nhuộm chàm. Sau nhiều lần ngâm, nhuộm, khi vải đã có màu sẫm thì đem nhúng vào nước sôi, sáp ong sẽ chảy ra để lại những hoa văn màu xanh lơ. Sau đó chúng tôi sẽ thêu theo những hoa văn đó”.
Họa tiết hoa văn trên nền trang phục Mông chủ yếu là các hoa văn hình học. Đó là những đường ngang, viền đậm dài hoặc gẫy góc, tạo ra các khối hình vuông, chữ nhật, hình thoi được làm thủ công và mất rất nhiều thời gian. Qua đó đã thể hiện được sự khéo léo, tài năng của người phụ nữ Mông nơi đây.
Người phụ nữ Mông sẽ tận dụng mọi lúc, mọi nơi khi rảnh rỗi, kể cả những thời gian nghỉ ngơi hay khi làm nương rẫy để thêu các sản phẩm thổ cẩm
Công đoạn sau cùng để tạo nên một tấm vải thổ cẩm là công đoạn thêu. Người phụ nữ Mông sẽ tận dụng mọi lúc, mọi nơi khi rảnh rỗi, kể cả những thời gian nghỉ ngơi hay khi làm nương rẫy để thực hiện công đoạn này.
Để lưu giữ nghề dệt thổ cẩm cho thế hệ sau, những bé gái người Mông ngay từ nhỏ đã được mẹ dạy cách thêu thùa. Ngoài thời gian đi học, những lúc rảnh rỗi, những ngày nghỉ hè, các em vẫn tranh thủ thêu váy áo cho chính mình. Em Hờ Thị Vinh bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải cho biết: “Ở đây bất kỳ người con gái Mông nào cũng phải biết thêu váy áo. Bản thân em đã được mẹ dạy cho cách thêu váy áo từ nhỏ. Đến nay em đã có thể tự thêu cho mình những bộ váy áo để mặc”.
Trước đây, các sản phẩm thổ cẩm của người Mông Mù Cang Chải chỉ để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của bản thân và gia đình, làm của hồi môn cho con gái khi lấy chồng. Ngày nay, với sự khéo léo của người phụ nữ Mông, những sản phẩm thổ cẩm như váy, áo, khăn quàng, túi đeo điện thoại, những chiếc móc chìa khóa xinh xắn đã trở thành hàng hóa được rất nhiều du khách trong và ngoài nước ưa chuộng. Đặc biệt là các sản phẩm hoa văn của phụ nữ Mông trên vùng cao Mù Cang Chải đã được Trung tâm hỗ trợ dạy nghề nhân đạo và tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm truyền thống (Craft Link) tại Hà Nội đặt hàng và tiêu thụ sản phẩm.
Lúa đã chín vàng khắp các thửa ruộng bậc thang. Du khách gần xa còn chần chờ gì nữa, hãy đến với Mù Cang Chải để được chiêm ngưỡng, đắm mình trên những thửa ruộng bậc thang uốn lượn trên các sườn núi đang óng vàng mùa lúa chín và cùng người dân nơi đây se lanh, vẽ sáp, nhuộm chàm, và dệt những nét hoa văn trên tấm vải thổ cẩm. Được tận mắt chứng kiến cách tạo ra những sợi lanh, được đứng bên khung dệt đơn sơ mà độc đáo của người Mông nơi đây, chắc hẳn du khách sẽ thỏa lòng!
4413 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm gần đây, Mù Cang Chải không chỉ là điểm đến hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang mà còn hấp dẫn du khách bởi những sản phẩm thổ cẩm mang đậm nét truyền thống của đồng bào dân tộc Mông nơi đây.Để tạo ra những sản phẩm thổ cẩm độc đáo thì cần phải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của người phụ nữ Mông như trồng lanh, xe sợi, in sáp, nhuộm chàm và thêu thùa.
Cứ đến tháng 3, tháng 4 hàng năm, đồng bào dân tộc Mông nơi đây bắt đầu gieo trồng cây lanh và đến tháng 7, tháng 8 mới được thu hoạch. Sau khi thu hoạch, cây lanh được bà con đem ra phơi nắng cho khô rồi mới tước thành sợi. Sợi lanh được đưa vào cối giã mềm rồi nối lại, cuốn thành từng cuộn tròn, mang đi giặt cho mềm sợi lanh và giũ hết những vỏ cây tránh làm mốc sợi. Sau đó bà con đem luộc sợi lanh, cho đến khi thấy sợi lanh mềm và trắng thì mang phơi nắng cho khô và dùng guồng chia sợi lanh ra trước khi mắc vào khung cửi để dệt nên những tấm vải lanh bền đẹp.
Sau công đoạn dệt, để tạo nên những tấm vải thổ cẩm độc đáo, người phụ nữ Mông bắt đầu công đoạn dùng kỹ thuật in, vẽ sáp và thêu. Công việc này thể hiện sự khéo tay, chăm chỉ và còn là tiêu chí đánh giá tài năng, đạo đức, phẩm chất và cách làm ăn của người phụ nữ Mông. Bởi vậy, những sản phẩm thổ cẩm với sự trang trí, phong phú và độc đáo với hoa văn, họa tiết khác nhau, theo các gam màu chủ đạo trắng, đỏ, vàng, xanh lá cây và tím dần hiện lên nền vải lanh đã trở thành nét văn hoá của người Mông từ bao đời nay.
Bà Khang Thị Hua, bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải cho biết: “Chúng tôi dùng bút vẽ được làm bằng đồng với nhiều loại khác nhau để vẽ theo các đường có kích thước khác nhau. Khi vẽ xong thì chúng tôi đem vải đã in sáp ong đi nhuộm chàm. Sau nhiều lần ngâm, nhuộm, khi vải đã có màu sẫm thì đem nhúng vào nước sôi, sáp ong sẽ chảy ra để lại những hoa văn màu xanh lơ. Sau đó chúng tôi sẽ thêu theo những hoa văn đó”.
Họa tiết hoa văn trên nền trang phục Mông chủ yếu là các hoa văn hình học. Đó là những đường ngang, viền đậm dài hoặc gẫy góc, tạo ra các khối hình vuông, chữ nhật, hình thoi được làm thủ công và mất rất nhiều thời gian. Qua đó đã thể hiện được sự khéo léo, tài năng của người phụ nữ Mông nơi đây.
Người phụ nữ Mông sẽ tận dụng mọi lúc, mọi nơi khi rảnh rỗi, kể cả những thời gian nghỉ ngơi hay khi làm nương rẫy để thêu các sản phẩm thổ cẩm
Công đoạn sau cùng để tạo nên một tấm vải thổ cẩm là công đoạn thêu. Người phụ nữ Mông sẽ tận dụng mọi lúc, mọi nơi khi rảnh rỗi, kể cả những thời gian nghỉ ngơi hay khi làm nương rẫy để thực hiện công đoạn này.
Để lưu giữ nghề dệt thổ cẩm cho thế hệ sau, những bé gái người Mông ngay từ nhỏ đã được mẹ dạy cách thêu thùa. Ngoài thời gian đi học, những lúc rảnh rỗi, những ngày nghỉ hè, các em vẫn tranh thủ thêu váy áo cho chính mình. Em Hờ Thị Vinh bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải cho biết: “Ở đây bất kỳ người con gái Mông nào cũng phải biết thêu váy áo. Bản thân em đã được mẹ dạy cho cách thêu váy áo từ nhỏ. Đến nay em đã có thể tự thêu cho mình những bộ váy áo để mặc”.
Trước đây, các sản phẩm thổ cẩm của người Mông Mù Cang Chải chỉ để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của bản thân và gia đình, làm của hồi môn cho con gái khi lấy chồng. Ngày nay, với sự khéo léo của người phụ nữ Mông, những sản phẩm thổ cẩm như váy, áo, khăn quàng, túi đeo điện thoại, những chiếc móc chìa khóa xinh xắn đã trở thành hàng hóa được rất nhiều du khách trong và ngoài nước ưa chuộng. Đặc biệt là các sản phẩm hoa văn của phụ nữ Mông trên vùng cao Mù Cang Chải đã được Trung tâm hỗ trợ dạy nghề nhân đạo và tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm truyền thống (Craft Link) tại Hà Nội đặt hàng và tiêu thụ sản phẩm.
Lúa đã chín vàng khắp các thửa ruộng bậc thang. Du khách gần xa còn chần chờ gì nữa, hãy đến với Mù Cang Chải để được chiêm ngưỡng, đắm mình trên những thửa ruộng bậc thang uốn lượn trên các sườn núi đang óng vàng mùa lúa chín và cùng người dân nơi đây se lanh, vẽ sáp, nhuộm chàm, và dệt những nét hoa văn trên tấm vải thổ cẩm. Được tận mắt chứng kiến cách tạo ra những sợi lanh, được đứng bên khung dệt đơn sơ mà độc đáo của người Mông nơi đây, chắc hẳn du khách sẽ thỏa lòng!