Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin trong tỉnh >> Văn hóa - Xã hội

Nâng cao chất lượng giáo dục đối với cùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Yên Bái

11/11/2018 08:13:19 Xem cỡ chữ Google
CTTĐT - Những năm qua, tỉnh Yên Bái đã dành nhiều sự quan tâm đến giáo dục đào tạo, nhất là đối với vùng dân tộc thiểu số từ đó đã tạo nên những thay đổi quan trọng, tích cực của sự nghiệp giáo dục Yên Bái.

Học sinh trường Tiểu học xã Hạnh Sơn huyện Văn Chấn trong giờ ra chơi.

Trên địa bàn toàn tỉnh Yên Bái có 451 cơ sở giáo dục, riêng giáo dục mầm non, phổ thông có 435 cơ sở giáo dục với quy mô 6.611 lớp, 205.897 học sinh, trong đó có 123.079 học sinh dân tộc thiểu số chiếm 59,7%. Toàn tỉnh có 9 trường Phổ thông Dân tộc Nội trú (PTDTNT), với 88 lớp, 2.966 học sinh; 50 trường trường phổ thông dân tộc bán trú trong đó có 13 trường Phổ thông Dân tộc Bán trú (PTDTBT) Tiểu học, 16 trường Phổ thông Dân tộc Bán trú (PTDTBT) THCS, 21 trường PTDTBT TH&THCS) và 52 trường có học sinh bán trú với tổng số 22.177 học sinh bán được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP.

Trong giai đoạn 2018-2020, cấp tiểu học tiếp tục thực hiện Chương trình dạy học buổi 2 dành cho các trường lớp tiểu học dạy học 2 buổi/ngày, trong đó, có phương án dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số và học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng, hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, trong đó bao gồm cả giáo dục kĩ năng sống và giáo dục an toàn giao thông.

Cấp THCS đã chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Đánh giá giờ dạy theo quan điểm đánh giá hiệu quả hoạt động của học sinh… Triển khai có hiệu quả việc dạy học 2 buổi/ngày hoặc trên 6 buổi/tuần ở những trường có đủ điều kiện.

Các trường PTDTNT, PTDTBT đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đặc thù trong các trường chuyên biệt như tổ chức triển khai việc giáo dục hướng nghiệp, giáo dục nghề phổ thông cho 100% học sinh lớp cuối cấp;  các hoạt động lao động, văn hoá, thể thao và tổ chức đời sống nội trú cho học sinh phù hợp với tính chất đặc thù. Chú trọng công tác giáo dục dân tộc, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng lao động thông qua sinh hoạt tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Triển khai hoạt động lao động sản xuất đối với học sinh nhằm góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày và rèn kỹ năng lao động cho học sinh...

Đã có 48.799 học sinh dân tộc thiểu số hoàn thành chương trình lớp học, 8.907 em hoàn thành chương trình tiểu học; 1.209 em học sinh dân tộc thiểu số xếp loại học lực giỏi, 24.775 em xếp loại hạnh kiểm tốt.

Nhờ sự đầu tư về cơ sở vật chất của nhà nước, đã có 4552 phòng học kiên cố, 1.112 phòng bán kiên cố cơ bản đáp ứng đủ cho học hai ca và đảm bảo được dạy học 2 buổi/ngày ở các cơ sở mầm non, tiểu học, các trường DTNT. Ngoài ra, việc đầu tư, xây dựng các công trình nhà ở cho học sinh, bếp ăn, nhà vệ sinh, nhà tắm, công trình nước sạch, gường tầng... đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và học tập cho học sinh dân tộc thiểu số tại tất cả các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh Yên Bái.

Bên cạnh đó, tỉnh đã có nhiều chỉ đạo cung ứng bổ sung sách giáo khoa cho học sinh thuộc diện chính sách theo kế hoạch được phê duyệt; tập trung cung ứng bổ sung thiết bị mầm non, thiết bị cho các trường phổ thông, trường chuẩn Quốc gia, phòng tin học, phòng thư viện, phòng học bộ môn, phòng học ngoại ngữ,... cho các trường học. Tuy nhiên, một số đơn vị thiết bị dạy học mặc dù đã được đầu tư nhưng đã xuống cấp ảnh hưởng đến công tác dạy học.

Tỉnh cũng đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo chi trả các chế độ, chính sách về tuyển dụng; chính sách lương, phụ cấp ưu đãi và chế độ đãi ngộ vật chất khác...cho cán bộ, giáo viên công tác tại các trường mầm non, TH&THCS DTTS và DTTS rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đồng thời triển khai các chế độ, chính sách học sinh được hưởng theo các quy định của nhà nước.

Có thể nói, công tác giáo dục vùng đồng bào dân tộc, giáo dục vùng khó khăn được tỉnh Yên Bái quan tâm, triển khai kịp thời đã góp phần làm giảm hiện tượng bỏ học ở học sinh; đảm bảo 100% trẻ người dân tộc 5 tuổi được học tiếng Việt trước khi vào lớp 1; mạng lưới trường phổ thông dân tộc bán trú được củng cố, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động. Các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, huy động tối đa trẻ trong độ tuổi ra lớp, góp phần tạo nền móng vững chắc cho phổ cập giáo dục TH và THCS ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

 

968 lượt xem
Thanh Thủy

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h