CTTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành công văn yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các Công ty quản lý, khai thác công trình thủy lợi và các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2020.
Các hồ chứa thủy điện đảm bảo phương án phòng chống lũ lụt cho hạ du do xả lũ hoặc sự cố đập
Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Yên Bái. Năm 2020 tổng lượng mưa phổ biến 1.600 - 1.800 mm (phía tây lượng mưa 1.200 - 1.300 mm), đều xấp xỉ thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN) và cao hơn cùng thời kỳ năm 2019. Tổng lượng mưa tập trung nhiều vào các tháng 7 - 9 do ảnh hưởng của hoàn lưu các cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) nên thường có nguy cơ xảy ra lũ ống lũ quét và sạt lở đất gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống và tài sản của Nhà nước và nhân dân. Lũ tiểu mãn khả năng xuất hiện đúng với quy luật nhiều năm (TBNN: từ ngày 20 - 22 tháng 5), biên độ lũ khoảng 1,5 - 2,5 m. Lũ chính vụ khả năng xuất hiện tập trung từ cuối tháng 6 - 10/2020, lũ cao nhất năm trên sông Thao tại Yên Bái khả năng lên mức báo động 3 (32,00 m). Thời gian xuất hiện lũ lớn nhất năm trên sông Thao và các phụ lưu chính của sông Thao như ngòi Thia, ngòi Hút và các sông suối khu vực phía Đông của tỉnh, đỉnh lũ lớn nhất năm khả năng xuất hiện vào tháng 7 - 8/2020; các sông suối nhỏ và các sông suối khu vực phía Tây của tỉnh, đỉnh lũ xuất hiện vào cuối tháng 6 - 7/2020.
Để tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các Công ty làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước; Quyết định số 2315/QĐ-UBND ngày 01/11/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Kế hoạch số 199/KH-UBND ngày 01/11/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi bố trí lực lượng đảm bảo đủ năng lực chuyên môn về quản lý, vận hành công trình thủy lợi; thường xuyên theo dõi, kiểm tra công trình trước, trong và sau mùa mưa, lũ nhằm phát hiện sớm những nguy cơ gây mất an toàn công trình, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời; Nâng cao năng lực cảnh báo và dự báo khí tượng thủy văn chuyên dùng và áp dụng các công nghệ tiên tiến hỗ trợ điều tiết hồ chứa thủy lợi phục vụ chỉ đạo, vận hành hồ chứa bảo đảm an toàn đập và vùng hạ du. Đối với đập, hồ chứa nước cập nhật thông tin vận hành hồ chứa tối thiểu 2 lần/ngày trong điều kiện thời tiết bình thường và 4 lần/ngày khi có mưa, lũ (trong trường hợp mực nước hồ cao hơn mực nước thiết kế phải quan trắc tối thiểu 1 lần/giờ) lên trang điện tử thu thập thông tin điều hành hệ thống thủy lợi của Tổng cục Thủy lợi (địa chỉ: www.thuyloivietnam.vn); Tổ chức vận hành thử các trạm bơm tiêu, cống tiêu, cửa van, thiết bị phục vụ xả lũ của các hồ chứa nước và bố trí đủ vật tư, thiết bị dự phòng, bảo đảm kịp thời sửa chữa, thay thế trong các trường hợp có sự cố vận hành; bố trí hệ thống thông tin, cảnh báo cho người dân ở hạ du khi xả lũ các hồ chứa. Nạo vét khơi thông kênh hạ lưu các tràn xả lũ, hệ thống kênh tiêu để chủ động tiêu úng, thoát lũ khi có mưa lớn xảy ra.
Rà soát phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho công trình và vùng hạ du đập; trong đó tập trung xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du, rà soát đánh giá khả năng thoát lũ sau tràn các hồ chứa; Kiểm tra, đánh giá an toàn công trình thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn. Trên cơ sở đó, thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp huyện để lập danh mục các công trình hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ mất an toàn và đề xuất kinh phí sửa chữa, khắc phục; sử dụng nguồn kinh phí của đơn vị thực hiện sửa chữa ngay các công trình, hạng mục công trình có nguy cơ mất an toàn trước mùa mưa, lũ, tránh để xảy ra sự cố mất an toàn cho công trình và vùng hạ du. Tổng hợp tình hình, kết quả kiểm tra, đánh giá an toàn công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ, gửi về Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn qua Chi cục Thủy lợi trước ngày 10/7/2020 để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Yêu cầu các Công ty trách nhiệm hữu hạn: Nghĩa Văn, Tân Phú, Đại Lợi khẩn trương thực hiện kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước; lưu trữ hồ sơ; lập phương án phòng chống thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp; lập, điều chỉnh bổ sung quy trình vận hành hồ chứa nước theo quy định tại Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 Nghị định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Thời gian hoàn thành trước 15/5/2020.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn. Có phân công cụ thể trách nhiệm của các cơ quan quản lý chuyên ngành và chính quyền cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ về quản lý an toàn công trình thủy lợi. Chỉ đạo các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi rà soát phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho công trình và vùng hạ du đập; trong đó tập trung xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du, rà soát đánh giá khả năng thoát lũ sau tràn các hồ chứa; hướng dẫn, tuyên truyền và tổ chức diễn tập phương án ứng phó với các tình huống khẩn cấp, đặc biệt là vùng hạ du các đập, hồ chứa nước xung yếu, vùng hạ du là thành phố, thị xã, khu công nghiệp, công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Khẩn trương thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy lợi để đánh giá mức độ an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn và quyết định việc tích nước cho các hồ chứa nước. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, đôn đốc tiến độ thi công các công trình thủy lợi đang xây dựng, đảm bảo hoàn thành tiến độ vượt lũ, chống lũ an toàn để bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị quản lý khai thác đâp, hồ chứa thủy lợi khẩn trương thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật. Kiên quyết sử lý đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước và bố trí kinh phi để thực hiện. Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các hoạt động đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi trên địa bàn.
Thành lập các đoàn công tác kiểm tra, đánh giá tổng thể thực trạng an toàn công trình thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh. Trên có sở đó lập danh mục các công trình hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ mất an toàn và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để bố trí kinh phí sửa chữa, khắc phục; sửa chữa ngay các công trình, hạng mục công trình có nguy cơ mất an toàn trước mùa mưa, lũ, trành để xảy ra sự cố mất an toàn cho công trình và vùng hạ du.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan đôn đốc, kiểm tra, các công trình đang thi công xây dựng, đảm bảo hoàn thành tiến độ thi công vượt lũ, chống lũ an toàn; tuyệt đối không thi công sửa chữa công trình trong mùa mưa, lũ.
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Yên Bái, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thủy lợi nhằm nâng cao hiệu qảu quản lý, khai thác, bảo đảm an toàn công trình, nâng cao nhận thức, năng lực ứng phó của người dân ở vùng hạ du đập; tuyên truyền vận động người dân tham gia bảo vệ công trình thủy lợi.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn; tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá an toàn công trình thủy lợi trước và sau mùa mưa, lũ năm 2020, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
Đôn đốc, kiểm tra các Công ty trách nhiệm hữu hạn: Nghĩa Văn, Tân Phú, Đại Lợi thực hiện kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước; lưu trữ hồ sơ; lập phương án phòng chống thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp; lập, điều chỉnh bổ sung quy trình vận hành hồ chứa nước theo quy định. Tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Tổng cục Thủy lợi.
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Rà soát, cân đối nguồn kinh phí tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định hỗ trợ để sửa chữa, khắc phục khẩn cấp các công trình thủy lợi bị hư hỏng. Các sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo, thực hiện tốt Kế hoạch phòng, chống thiên tai đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn các đập, hồ chứa nước xung yếu, các hồ chứa nước có vùng hạ du là thị xã, thị trấn, khu vực đông dân cư, khu công nghiệp; có phương án di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.
Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn: Đẩy nhanh tiến độ thi công đảm bảo hoàn thành các hạng mục công trình vượt lũ trước mùa mưa, lũ năm 2020 để bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du đối với các dự án hồ chứa thuộc dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8).
Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Yên Bái theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thủy văn để có dự báo kịp thời về tình hình mưa, lũ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để có phương án chỉ đạo kịp thời; đồng thời gửi cho Báo Yên Bái, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh thông báo kịp thời đến cơ sở để chủ động phòng tránh. Khai thác quản lý sử dụng có hiệu quả các trạm đo mưu tự động ở 9 huyện, thị xã, thành phố; thông tin, cảnh báo kịp thời đến chính quyền và người dân để chủ động phòng tránh trên trang web https://www.vrain.vn.
2129 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh vừa ban hành công văn yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các Công ty quản lý, khai thác công trình thủy lợi và các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2020.Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Yên Bái. Năm 2020 tổng lượng mưa phổ biến 1.600 - 1.800 mm (phía tây lượng mưa 1.200 - 1.300 mm), đều xấp xỉ thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN) và cao hơn cùng thời kỳ năm 2019. Tổng lượng mưa tập trung nhiều vào các tháng 7 - 9 do ảnh hưởng của hoàn lưu các cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) nên thường có nguy cơ xảy ra lũ ống lũ quét và sạt lở đất gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống và tài sản của Nhà nước và nhân dân. Lũ tiểu mãn khả năng xuất hiện đúng với quy luật nhiều năm (TBNN: từ ngày 20 - 22 tháng 5), biên độ lũ khoảng 1,5 - 2,5 m. Lũ chính vụ khả năng xuất hiện tập trung từ cuối tháng 6 - 10/2020, lũ cao nhất năm trên sông Thao tại Yên Bái khả năng lên mức báo động 3 (32,00 m). Thời gian xuất hiện lũ lớn nhất năm trên sông Thao và các phụ lưu chính của sông Thao như ngòi Thia, ngòi Hút và các sông suối khu vực phía Đông của tỉnh, đỉnh lũ lớn nhất năm khả năng xuất hiện vào tháng 7 - 8/2020; các sông suối nhỏ và các sông suối khu vực phía Tây của tỉnh, đỉnh lũ xuất hiện vào cuối tháng 6 - 7/2020.
Để tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các Công ty làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước; Quyết định số 2315/QĐ-UBND ngày 01/11/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Kế hoạch số 199/KH-UBND ngày 01/11/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi bố trí lực lượng đảm bảo đủ năng lực chuyên môn về quản lý, vận hành công trình thủy lợi; thường xuyên theo dõi, kiểm tra công trình trước, trong và sau mùa mưa, lũ nhằm phát hiện sớm những nguy cơ gây mất an toàn công trình, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời; Nâng cao năng lực cảnh báo và dự báo khí tượng thủy văn chuyên dùng và áp dụng các công nghệ tiên tiến hỗ trợ điều tiết hồ chứa thủy lợi phục vụ chỉ đạo, vận hành hồ chứa bảo đảm an toàn đập và vùng hạ du. Đối với đập, hồ chứa nước cập nhật thông tin vận hành hồ chứa tối thiểu 2 lần/ngày trong điều kiện thời tiết bình thường và 4 lần/ngày khi có mưa, lũ (trong trường hợp mực nước hồ cao hơn mực nước thiết kế phải quan trắc tối thiểu 1 lần/giờ) lên trang điện tử thu thập thông tin điều hành hệ thống thủy lợi của Tổng cục Thủy lợi (địa chỉ: www.thuyloivietnam.vn); Tổ chức vận hành thử các trạm bơm tiêu, cống tiêu, cửa van, thiết bị phục vụ xả lũ của các hồ chứa nước và bố trí đủ vật tư, thiết bị dự phòng, bảo đảm kịp thời sửa chữa, thay thế trong các trường hợp có sự cố vận hành; bố trí hệ thống thông tin, cảnh báo cho người dân ở hạ du khi xả lũ các hồ chứa. Nạo vét khơi thông kênh hạ lưu các tràn xả lũ, hệ thống kênh tiêu để chủ động tiêu úng, thoát lũ khi có mưa lớn xảy ra.
Rà soát phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho công trình và vùng hạ du đập; trong đó tập trung xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du, rà soát đánh giá khả năng thoát lũ sau tràn các hồ chứa; Kiểm tra, đánh giá an toàn công trình thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn. Trên cơ sở đó, thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp huyện để lập danh mục các công trình hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ mất an toàn và đề xuất kinh phí sửa chữa, khắc phục; sử dụng nguồn kinh phí của đơn vị thực hiện sửa chữa ngay các công trình, hạng mục công trình có nguy cơ mất an toàn trước mùa mưa, lũ, tránh để xảy ra sự cố mất an toàn cho công trình và vùng hạ du. Tổng hợp tình hình, kết quả kiểm tra, đánh giá an toàn công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ, gửi về Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn qua Chi cục Thủy lợi trước ngày 10/7/2020 để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Yêu cầu các Công ty trách nhiệm hữu hạn: Nghĩa Văn, Tân Phú, Đại Lợi khẩn trương thực hiện kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước; lưu trữ hồ sơ; lập phương án phòng chống thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp; lập, điều chỉnh bổ sung quy trình vận hành hồ chứa nước theo quy định tại Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 Nghị định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Thời gian hoàn thành trước 15/5/2020.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn. Có phân công cụ thể trách nhiệm của các cơ quan quản lý chuyên ngành và chính quyền cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ về quản lý an toàn công trình thủy lợi. Chỉ đạo các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi rà soát phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho công trình và vùng hạ du đập; trong đó tập trung xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du, rà soát đánh giá khả năng thoát lũ sau tràn các hồ chứa; hướng dẫn, tuyên truyền và tổ chức diễn tập phương án ứng phó với các tình huống khẩn cấp, đặc biệt là vùng hạ du các đập, hồ chứa nước xung yếu, vùng hạ du là thành phố, thị xã, khu công nghiệp, công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Khẩn trương thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy lợi để đánh giá mức độ an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn và quyết định việc tích nước cho các hồ chứa nước. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, đôn đốc tiến độ thi công các công trình thủy lợi đang xây dựng, đảm bảo hoàn thành tiến độ vượt lũ, chống lũ an toàn để bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị quản lý khai thác đâp, hồ chứa thủy lợi khẩn trương thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật. Kiên quyết sử lý đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước và bố trí kinh phi để thực hiện. Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các hoạt động đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi trên địa bàn.
Thành lập các đoàn công tác kiểm tra, đánh giá tổng thể thực trạng an toàn công trình thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh. Trên có sở đó lập danh mục các công trình hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ mất an toàn và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để bố trí kinh phí sửa chữa, khắc phục; sửa chữa ngay các công trình, hạng mục công trình có nguy cơ mất an toàn trước mùa mưa, lũ, trành để xảy ra sự cố mất an toàn cho công trình và vùng hạ du.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan đôn đốc, kiểm tra, các công trình đang thi công xây dựng, đảm bảo hoàn thành tiến độ thi công vượt lũ, chống lũ an toàn; tuyệt đối không thi công sửa chữa công trình trong mùa mưa, lũ.
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Yên Bái, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thủy lợi nhằm nâng cao hiệu qảu quản lý, khai thác, bảo đảm an toàn công trình, nâng cao nhận thức, năng lực ứng phó của người dân ở vùng hạ du đập; tuyên truyền vận động người dân tham gia bảo vệ công trình thủy lợi.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn; tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá an toàn công trình thủy lợi trước và sau mùa mưa, lũ năm 2020, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
Đôn đốc, kiểm tra các Công ty trách nhiệm hữu hạn: Nghĩa Văn, Tân Phú, Đại Lợi thực hiện kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước; lưu trữ hồ sơ; lập phương án phòng chống thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp; lập, điều chỉnh bổ sung quy trình vận hành hồ chứa nước theo quy định. Tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Tổng cục Thủy lợi.
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Rà soát, cân đối nguồn kinh phí tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định hỗ trợ để sửa chữa, khắc phục khẩn cấp các công trình thủy lợi bị hư hỏng. Các sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo, thực hiện tốt Kế hoạch phòng, chống thiên tai đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn các đập, hồ chứa nước xung yếu, các hồ chứa nước có vùng hạ du là thị xã, thị trấn, khu vực đông dân cư, khu công nghiệp; có phương án di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.
Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn: Đẩy nhanh tiến độ thi công đảm bảo hoàn thành các hạng mục công trình vượt lũ trước mùa mưa, lũ năm 2020 để bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du đối với các dự án hồ chứa thuộc dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8).
Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Yên Bái theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thủy văn để có dự báo kịp thời về tình hình mưa, lũ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để có phương án chỉ đạo kịp thời; đồng thời gửi cho Báo Yên Bái, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh thông báo kịp thời đến cơ sở để chủ động phòng tránh. Khai thác quản lý sử dụng có hiệu quả các trạm đo mưu tự động ở 9 huyện, thị xã, thành phố; thông tin, cảnh báo kịp thời đến chính quyền và người dân để chủ động phòng tránh trên trang web https://www.vrain.vn.
Các bài khác
- Tăng cường kiểm tra việc nhập khẩu thiết bị cũ về để sản xuất khẩu trang (08/05/2020)
- Chính thức giảm từ 20 - 50% nhiều loại phí, lệ phí (07/05/2020)
- UBND tỉnh Yên Bái giao các ngành phụ trách, phối hợp giúp đỡ các nhà đầu tư trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện dự án từ khi được UBND cấp quyết định chủ trương đầu tư đến khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động (29/04/2020)
- Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Yên Bái (29/04/2020)
- Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc khắc phục các vi phạm trong lĩnh vực đất đai, môi trường, xây dựng và các lĩnh vực khác có liên quan tại Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến gỗ ván dán tại thôn Hợp Nhất, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình của Công ty TNHH Hoàng Gia Yên Bái (28/04/2020)
- Yên Bái giao nhiệm vụ tham mưu thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành (27/04/2020)
- Xem xét kiến nghị về tiếp cận gói vay trả lương lãi suất 0% (25/04/2020)
- Phê duyệt phương án tiết giảm công suất tiêu thụ điện trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2020 (22/04/2020)
- Nghị quyết của HĐND tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất, dự án cần chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ năm 2020 và sửa đổi một số nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất, dự án cần chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ (22/04/2020)
- Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu gạo (20/04/2020)
Xem thêm »