CTTĐT - Xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, những năm qua huyện Lục Yên đã chú trọng đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch. Thời gian qua, huyện Lục Yên đã đầu tư nâng cấp các địa điểm du lịch, thu hút được đông đảo lượng khách tham quan, tiêu biểu là hoạt động của khu du lịch Bình nguyên xanh Khai Trung, khám phá các làng, bản văn hóa, các hang động kỳ vĩ nơi núi non đại ngàn...
Tr´nh duy?t không h? tr? xem tr?c tuy?n
Từ lâu huyện Lục Yên được người dân cả nước biết đến với tên gọi vùng Đất Ngọc bởi ở đây có đá ruby quí hiếm và đá vôi trắng với trữ lượng lớn, cùng với công nghiệp khai thác, chế tác đá trắng mỹ nghệ, giờ đây Lục Yên còn hình thành nghề làm tranh đá quí, chế tác đá trang sức, đá phong thủy. Không chỉ có vậy, huyện Lục Yên cũng được đông đảo du khách thập phương biết đến sự linh thiêng của Đền Suối Tiên và quần thể di tích, lịch sử - khảo cổ học cấp quốc gia. Ngoài ra, huyện Lục yên còn là nơi quần tụ của 18 dân tộc cùng sinh sống, tạo nên một nền văn hóa địa phương đa sắc màu, vài năm trở lại đây du khách đã biết đến với loại hình du lịch sinh thái cộng đồng của người Dao đỏ Khai Trung, người Tày Lâm Thượng, khám phá các hang động kỳ vĩ như: hang chùa São, hang Hùm, hang Khai Trung… rồi Di tích lịch sử Cổ Văn thuộc xã Mường Lai, nơi thành lập Trung đoàn 165 thuộc xã Khánh Thiện… Cùng với huyện Yên Bình, Lục Yên cũng vinh dự khi có hồ Thác Bà - danh thắng quốc gia với hàng nghìn hòn đảo xanh ngút ngàn và phong tục tập quán tốt đẹp của người dân sống ở ven hồ… Lục Yên cũng trở thành một địa chỉ du lịch nhờ biết giữ gìn và phát huy những giá trị ẩm thực của quê hương, đó là: cam Sành, quýt vỏ giòn, khoai tím, nếp Khánh Thiện, gà thiến hay Vịt bầu Lâm Thượng… tất cả những yếu tố đó cùng với lòng hiếu khách của người dân địa phương, sự định hướng đầu tư bài bản của nhà nước và sự chung tay của doanh nghiệp, đã tạo ra tiềm năng du lịch lớn của huyện.
Đặc biệt, ngày 26/10 vừa qua, UBND xã Khai Trung đã tổ chức Khai trương du lịch “Bình nguyên xanh Khai Trung” với sự tham gia của khoảng 5.000 nghìn du khách trong và ngoài tỉnh đến thăm quan vườn hoa đa sắc màu và quần thể hang động với những vẻ đẹp kỳ thú. Đây là hoạt động mở màn cho chuỗi du lịch sinh thái cộng đồng tiêu biểu của huyện Lục Yên, với nội dung tổ chức phù hợp với truyền thống văn hóa của địa phương, phong phú, đa dạng, mang tính nghệ thuật cao, đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc xã Khai Trung nói riêng và huyện Lục Yên nói chung. Hiện nay trên địa bàn xã cũng có 20 hộ gia đình tham gia hoạt động du lịch nghỉ nhà trong dân (homestay). Sau một thời gian khai trương, cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đến nay đã có nhiều người dân, du khách thập phương biết và tìm đến thăm quan.
Để phát huy tiềm năng thế mạnh về du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, Huyện ủy Lục Yên đã ban hành Chương trình hành động, UBND huyện xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TU, ngày 18/10/2016 của Tỉnh ủy Yên Bái về đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025. Trong đó đề ra những mục tiêu cụ thể là: Phát huy có hiệu quả khu du lịch tâm linh quần thể Hắc Y - Đại Cại, đền Suối Tiên; tổ chức thường niên và nâng quy mô tổ chức lễ hội đền Đại Cại; khai thác có hiệu quả địa danh núi vua Áo Đen (xã Tân Lĩnh) theo chủ trương của tỉnh. Tôn tạo và khai thác có hiệu quả các điểm du lịch Chùa Hang São, bình nguyên xanh Khai Trung, các hang, động có tiềm năng du lịch... gắn với tìm hiểu các nét văn hóa đặc sắc của địa phương để phối hợp xây dựng các tour du lịch. Khôi phục và phát huy các trò chơi dân gian truyền thống, các phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc Dao, Tày, Nùng.
Huyện Lục Yên phấn đấu đến năm 2020 có 5 làng, bản tổ chức tốt hoạt động du lịch cộng đồng; có 10 đến 15 hộ dân trực tiếp tổ chức loại hình Homestays - Nhà nghỉ trong dân; lượng du khách đến huyện Lục Yên thăm quan, du lịch đạt 5.000 lượt, tăng trưởng bình quân đạt 10%/năm; doanh thu đạt 2,5 tỷ đồng; có 14 cơ sở lưu trú phục vụ du lịch, trong đó có 12 cơ sở lưu trú đạt chuẩn.
Để thực hiện tốt những mục tiêu đề ra, huyện sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng quảng bá, tuyên truyền, xúc tiến du lịch và hợp tác, liên kết phát triển du lịch. Liên kết, liên doanh với các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp trong, ngoài huyện tham gia phát triển du lịch; Tập trung huy động các nguồn lực, ưu tiên bố trí các nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch từ ngân sách nhà nước có trọng tâm, trọng điểm, đồng thời lồng ghép với các chương trình, dự án khác để phát huy hiệu quả đầu tư; Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch…
1010 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, những năm qua huyện Lục Yên đã chú trọng đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch. Thời gian qua, huyện Lục Yên đã đầu tư nâng cấp các địa điểm du lịch, thu hút được đông đảo lượng khách tham quan, tiêu biểu là hoạt động của khu du lịch Bình nguyên xanh Khai Trung, khám phá các làng, bản văn hóa, các hang động kỳ vĩ nơi núi non đại ngàn... Từ lâu huyện Lục Yên được người dân cả nước biết đến với tên gọi vùng Đất Ngọc bởi ở đây có đá ruby quí hiếm và đá vôi trắng với trữ lượng lớn, cùng với công nghiệp khai thác, chế tác đá trắng mỹ nghệ, giờ đây Lục Yên còn hình thành nghề làm tranh đá quí, chế tác đá trang sức, đá phong thủy. Không chỉ có vậy, huyện Lục Yên cũng được đông đảo du khách thập phương biết đến sự linh thiêng của Đền Suối Tiên và quần thể di tích, lịch sử - khảo cổ học cấp quốc gia. Ngoài ra, huyện Lục yên còn là nơi quần tụ của 18 dân tộc cùng sinh sống, tạo nên một nền văn hóa địa phương đa sắc màu, vài năm trở lại đây du khách đã biết đến với loại hình du lịch sinh thái cộng đồng của người Dao đỏ Khai Trung, người Tày Lâm Thượng, khám phá các hang động kỳ vĩ như: hang chùa São, hang Hùm, hang Khai Trung… rồi Di tích lịch sử Cổ Văn thuộc xã Mường Lai, nơi thành lập Trung đoàn 165 thuộc xã Khánh Thiện… Cùng với huyện Yên Bình, Lục Yên cũng vinh dự khi có hồ Thác Bà - danh thắng quốc gia với hàng nghìn hòn đảo xanh ngút ngàn và phong tục tập quán tốt đẹp của người dân sống ở ven hồ… Lục Yên cũng trở thành một địa chỉ du lịch nhờ biết giữ gìn và phát huy những giá trị ẩm thực của quê hương, đó là: cam Sành, quýt vỏ giòn, khoai tím, nếp Khánh Thiện, gà thiến hay Vịt bầu Lâm Thượng… tất cả những yếu tố đó cùng với lòng hiếu khách của người dân địa phương, sự định hướng đầu tư bài bản của nhà nước và sự chung tay của doanh nghiệp, đã tạo ra tiềm năng du lịch lớn của huyện.
Đặc biệt, ngày 26/10 vừa qua, UBND xã Khai Trung đã tổ chức Khai trương du lịch “Bình nguyên xanh Khai Trung” với sự tham gia của khoảng 5.000 nghìn du khách trong và ngoài tỉnh đến thăm quan vườn hoa đa sắc màu và quần thể hang động với những vẻ đẹp kỳ thú. Đây là hoạt động mở màn cho chuỗi du lịch sinh thái cộng đồng tiêu biểu của huyện Lục Yên, với nội dung tổ chức phù hợp với truyền thống văn hóa của địa phương, phong phú, đa dạng, mang tính nghệ thuật cao, đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc xã Khai Trung nói riêng và huyện Lục Yên nói chung. Hiện nay trên địa bàn xã cũng có 20 hộ gia đình tham gia hoạt động du lịch nghỉ nhà trong dân (homestay). Sau một thời gian khai trương, cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đến nay đã có nhiều người dân, du khách thập phương biết và tìm đến thăm quan.
Để phát huy tiềm năng thế mạnh về du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, Huyện ủy Lục Yên đã ban hành Chương trình hành động, UBND huyện xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TU, ngày 18/10/2016 của Tỉnh ủy Yên Bái về đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025. Trong đó đề ra những mục tiêu cụ thể là: Phát huy có hiệu quả khu du lịch tâm linh quần thể Hắc Y - Đại Cại, đền Suối Tiên; tổ chức thường niên và nâng quy mô tổ chức lễ hội đền Đại Cại; khai thác có hiệu quả địa danh núi vua Áo Đen (xã Tân Lĩnh) theo chủ trương của tỉnh. Tôn tạo và khai thác có hiệu quả các điểm du lịch Chùa Hang São, bình nguyên xanh Khai Trung, các hang, động có tiềm năng du lịch... gắn với tìm hiểu các nét văn hóa đặc sắc của địa phương để phối hợp xây dựng các tour du lịch. Khôi phục và phát huy các trò chơi dân gian truyền thống, các phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc Dao, Tày, Nùng.
Huyện Lục Yên phấn đấu đến năm 2020 có 5 làng, bản tổ chức tốt hoạt động du lịch cộng đồng; có 10 đến 15 hộ dân trực tiếp tổ chức loại hình Homestays - Nhà nghỉ trong dân; lượng du khách đến huyện Lục Yên thăm quan, du lịch đạt 5.000 lượt, tăng trưởng bình quân đạt 10%/năm; doanh thu đạt 2,5 tỷ đồng; có 14 cơ sở lưu trú phục vụ du lịch, trong đó có 12 cơ sở lưu trú đạt chuẩn.
Để thực hiện tốt những mục tiêu đề ra, huyện sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng quảng bá, tuyên truyền, xúc tiến du lịch và hợp tác, liên kết phát triển du lịch. Liên kết, liên doanh với các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp trong, ngoài huyện tham gia phát triển du lịch; Tập trung huy động các nguồn lực, ưu tiên bố trí các nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch từ ngân sách nhà nước có trọng tâm, trọng điểm, đồng thời lồng ghép với các chương trình, dự án khác để phát huy hiệu quả đầu tư; Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch…