Nhận thức được tính nguy hại của rác thải nông nghiệp với môi trường và sức khỏe của con người, Hội Nông dân thị xã Nghĩa Lộ đã phát động phong trào "Vệ sinh môi trường đồng ruộng”.
Nông dân phường Pú Trạng tự giác thu gom rác thải nông nghiệp vào bể chứa rác nội đồng.
Là phường đầu tiên triển khai xây dựng phong trào "Vệ sinh môi trường đồng ruộng” từ năm 2016, đến nay, phường Pú Trạng đã xây dựng được 27 bể chứa rác thải nông nghiệp tại các cánh đồng trên địa bàn.
Ông Hà Văn Kìa - Chủ tịch Hội Nông dân phường Pú Trạng cho biết: "Để có vốn xây dựng công trình, Hội đã trích 1 phần quỹ Hội, vận động UBND phường hỗ trợ để nhân dân chỉ còn phải đóng góp phần ít, khoảng 40%. Bên cạnh đó, Hội còn tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi thói quen sản xuất, tích cực tham gia thu gom và vận chuyển các loại vỏ chai, túi nilon, bao bì các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và rác thải sinh hoạt khác trên đồng ruộng về địa điểm tập kết theo quy định để xử lý. Nếu hộ dân nào vi phạm sẽ bị phạt vệ sinh lại đồng ruộng và nhắc nhở, khiển trách trước cuộc họp của chi hội”.
Từ Pú Trạng, phong trào đã lan tỏa rộng rãi đến các xã, phường nông nghiệp như Nghĩa An, Cầu Thia, Trung Tâm trở thành phong trào thi đua, xã hội hóa trên địa bàn. Nếu như trước đây, sau khi sử dụng xong các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, người dân thường vứt ngay xuống chân ruộng hoặc các mương nước, thì giờ đây, nông dân đã tự giác vệ sinh, thu gom rác thải về nơi quy định.
Anh Lù Quyết Thắng - nông dân phường Cầu Thia cho biết: "Sau khi được tuyên truyền, tôi hiểu ra rằng, việc vứt rác ở đồng ruộng gây ảnh hưởng đến nguồn đất, nguồn nước và cuộc sống của nông dân chúng tôi. Mấy năm trước, gia đình nuôi cá nhưng không hiểu sao cá nấm, bệnh chết rất nhiều. Đến khi cán bộ vào cuộc tìm hiểu thì mới biết là do những chai, lọ thuốc trừ sâu chúng tôi vứt ở các mương trạch làm ô nhiễm nguồn nước, gây thiệt hại kinh tế của chính bản thân. Giờ đây, tôi đã thay đổi, không chỉ thu gom, xử lý rác thải nông nghiệp mà còn thu xếp gọn gàng và xử lý đồng ruộng sau mỗi vụ thu hoạch”.
Với diện tích sản xuất lúa gần 750 ha/vụ, lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu để phòng ngừa các loại sâu bệnh được sử dụng trên địa bàn là rất lớn. Vì vậy, phong trào "Vệ sinh môi trường đồng ruộng” có ý nghĩa thiết thực, giải quyết tốt vấn đề vệ sinh môi trường tại khu vực nông nghiệp, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn đồng tình ủng hộ và tích cực hưởng ứng.
Ông Hà Đức Thuy - Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Nghĩa Lộ cho biết: "Đến hiện tại, đã có 4 xã, phường tham gia triển khai phong trào này với 68 bể chứa rác nội đồng được xây dựng, gồm: Pú Trạng là 27 bể, Cầu Thia: 13 bể, Nghĩa An 20 bể, Trung Tâm 8 bể. Trước khi đặt các bể rác, các hội nông dân xã, phường đã khảo sát các vị trí, địa điểm phù hợp vừa không ảnh hưởng đến cuộc sống sức khỏe của nhân dân, vừa thuận tiện để thu gom, tập kết, xử lý theo quy định”.
Để triển khai phong trào đạt kết quả tốt và lan tỏa rộng khắp, Hội Nông dân thị xã đã đề nghị UBND thị xã, Ban Chỉ đạo phong trào "Sạch nhà, sạch ngõ, sạch đường, sạch đồng ruộng” quan tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng các bể chứa rác nội đồng; Công ty Môi trường đô thị giúp đỡ vận chuyển rác thải của tổ chức Hội về bãi rác xử lý; các UBND xã, phường, các tổ dân phố, thôn, bản tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào, để việc thu gom rác thải nông nghiệp trên đồng ruộng trở thành thói quen thường xuyên, tự giác, góp phần xây dựng thị xã văn hóa - du lịch Nghĩa Lộ ngày càng xanh - sạch - đẹp.
1387 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Nhận thức được tính nguy hại của rác thải nông nghiệp với môi trường và sức khỏe của con người, Hội Nông dân thị xã Nghĩa Lộ đã phát động phong trào "Vệ sinh môi trường đồng ruộng”. Là phường đầu tiên triển khai xây dựng phong trào "Vệ sinh môi trường đồng ruộng” từ năm 2016, đến nay, phường Pú Trạng đã xây dựng được 27 bể chứa rác thải nông nghiệp tại các cánh đồng trên địa bàn.
Ông Hà Văn Kìa - Chủ tịch Hội Nông dân phường Pú Trạng cho biết: "Để có vốn xây dựng công trình, Hội đã trích 1 phần quỹ Hội, vận động UBND phường hỗ trợ để nhân dân chỉ còn phải đóng góp phần ít, khoảng 40%. Bên cạnh đó, Hội còn tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi thói quen sản xuất, tích cực tham gia thu gom và vận chuyển các loại vỏ chai, túi nilon, bao bì các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và rác thải sinh hoạt khác trên đồng ruộng về địa điểm tập kết theo quy định để xử lý. Nếu hộ dân nào vi phạm sẽ bị phạt vệ sinh lại đồng ruộng và nhắc nhở, khiển trách trước cuộc họp của chi hội”.
Từ Pú Trạng, phong trào đã lan tỏa rộng rãi đến các xã, phường nông nghiệp như Nghĩa An, Cầu Thia, Trung Tâm trở thành phong trào thi đua, xã hội hóa trên địa bàn. Nếu như trước đây, sau khi sử dụng xong các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, người dân thường vứt ngay xuống chân ruộng hoặc các mương nước, thì giờ đây, nông dân đã tự giác vệ sinh, thu gom rác thải về nơi quy định.
Anh Lù Quyết Thắng - nông dân phường Cầu Thia cho biết: "Sau khi được tuyên truyền, tôi hiểu ra rằng, việc vứt rác ở đồng ruộng gây ảnh hưởng đến nguồn đất, nguồn nước và cuộc sống của nông dân chúng tôi. Mấy năm trước, gia đình nuôi cá nhưng không hiểu sao cá nấm, bệnh chết rất nhiều. Đến khi cán bộ vào cuộc tìm hiểu thì mới biết là do những chai, lọ thuốc trừ sâu chúng tôi vứt ở các mương trạch làm ô nhiễm nguồn nước, gây thiệt hại kinh tế của chính bản thân. Giờ đây, tôi đã thay đổi, không chỉ thu gom, xử lý rác thải nông nghiệp mà còn thu xếp gọn gàng và xử lý đồng ruộng sau mỗi vụ thu hoạch”.
Với diện tích sản xuất lúa gần 750 ha/vụ, lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu để phòng ngừa các loại sâu bệnh được sử dụng trên địa bàn là rất lớn. Vì vậy, phong trào "Vệ sinh môi trường đồng ruộng” có ý nghĩa thiết thực, giải quyết tốt vấn đề vệ sinh môi trường tại khu vực nông nghiệp, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn đồng tình ủng hộ và tích cực hưởng ứng.
Ông Hà Đức Thuy - Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Nghĩa Lộ cho biết: "Đến hiện tại, đã có 4 xã, phường tham gia triển khai phong trào này với 68 bể chứa rác nội đồng được xây dựng, gồm: Pú Trạng là 27 bể, Cầu Thia: 13 bể, Nghĩa An 20 bể, Trung Tâm 8 bể. Trước khi đặt các bể rác, các hội nông dân xã, phường đã khảo sát các vị trí, địa điểm phù hợp vừa không ảnh hưởng đến cuộc sống sức khỏe của nhân dân, vừa thuận tiện để thu gom, tập kết, xử lý theo quy định”.
Để triển khai phong trào đạt kết quả tốt và lan tỏa rộng khắp, Hội Nông dân thị xã đã đề nghị UBND thị xã, Ban Chỉ đạo phong trào "Sạch nhà, sạch ngõ, sạch đường, sạch đồng ruộng” quan tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng các bể chứa rác nội đồng; Công ty Môi trường đô thị giúp đỡ vận chuyển rác thải của tổ chức Hội về bãi rác xử lý; các UBND xã, phường, các tổ dân phố, thôn, bản tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào, để việc thu gom rác thải nông nghiệp trên đồng ruộng trở thành thói quen thường xuyên, tự giác, góp phần xây dựng thị xã văn hóa - du lịch Nghĩa Lộ ngày càng xanh - sạch - đẹp.