CTTĐT - Xóm làng đổi mới, giao thông đi lại thuận tiện, sản xuất phát triển, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao. Hơi thở mùa Xuân đang hiện hữu trên những vùng quê nông thôn mới, không khí Tết tràn ngập khắp các nẻo đường. Đó là cảm nhận của những người dân nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Yên Bái, khi mà họ đang được hưởng thành quả mà chính mình đã góp công gây dựng.
Năm 2018 đánh dấu sự khởi sắc của phong trào xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái
Đối với mỗi người dân Trấn Yên, ai ai cũng đều cảm nhận, tự hào trước sự thay đổi trong cuộc sống hôm nay. Từ trụ sở UBND xã, trường học, trạm y tế, đường liên thôn đều khang trang, sạch đẹp. Không khí thi đua xây dựng nông thôn mới ở các xã ngày càng mạnh mẽ, sôi nổi và nhận được sự đồng tình hưởng ứng cao của nhân dân. Trong xây dựng nông thôn mới, mỗi xã có đặc thù riêng nên có cách làm khác nhau nhưng điểm chung mà các xã đạt được hôm nay chính là sự văn minh, no ấm hơn và sự bình yên hiện hữu ở từng thôn, xóm, trong mỗi nếp nhà khi xuân về. Trò chuyện với người dân, họ hồ hởi kể cho chúng tôi nghe về việc chung tay cùng chính quyền địa phương xây dựng nông thôn mới, những đổi thay theo chiều hướng tích cực của bộ mặt nông thôn, nếp ăn, nếp ở đã khác xưa và cả những dự tính làm ăn trong năm mới. Mọi người ai cũng hân hoan, phấn khởi khi các công trình được đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả có phần góp công sức của chính họ. Cùng với những chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, nhân dân đoàn kết, vận động nhau cùng đóng góp sức người, sức của, hiến đất làm đường để nối dài những tuyến đường bê tông liên thôn, liên xóm, xây dựng các công trình phục vụ sản xuất và dân sinh. Ông Vũ Đức Hoàn ở thôn Hiển Dương, xã Cường Thịnh phấn khởi cho biết: "nhận thức rõ xây dựng nông thôn mới là hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính gia đình mình, cho cả cộng đồng nên gia đình tôi đã đóng góp tiền đầy đủ để xây nhà văn hóa thôn và làm đường giao thông nông thôn để đi lại thuận tiện hơn”.
Kinh nghiệm của Trấn Yên trong xây dựng nông thôn mới là xác định công tác tuyên truyền như một trong những nội dung đặc biệt quan trọng. Đối tượng cần tuyên truyền đầu tiên là cán bộ, công chức cấp xã thì sẽ tạo ra nhận thức ngay từ cán bộ, công chức vì đó chính là lực lượng sẽ tuyên truyền đến người dân hiểu được xây dựng nông thôn mới là phục vụ cho nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho chính bản thân người dân. Đồng chí Lương Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Cường Thịnh cho biết: “Xác định người nông dân và cộng đồng dân cư giữ vai trò chủ thể, nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới nên thời gian qua, xã đã tập trung công tác tuyên truyền, vận động đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đúng về nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác trong xây dựng nông thôn mới. Qua đó, người dân trong xã đã tự nguyện hiến đất, đóng góp công sức làm đường, xây dựng hội trường thôn, tu sửa nhà cửa, làm các công trình vệ sinh…
Nhờ tạo được sự đồng thuận rất lớn trong việc xây dựng nông thôn mới đến nay huyện Trấn Yên đã có 15/21 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. 100% các xã trên địa bàn đạt từ 10 tiêu chí trở lên. Đối với tiêu chí nông thôn mới cấp huyện cũng đạt 6/9 tiêu chí. Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn, cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp… Nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.
Huyện Trấn Yên đang tập trung huy động tối đa các nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó chú trọng phát triển giao thông nông thôn
Với những kết quả đã đạt được, hiện nay huyện Trấn Yên đang nỗ lực thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 là huyện đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh Yên Bái. Đồng chí Nguyễn Đình Chiến - Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: “hiện nay huyện Trấn Yên đang tập trung huy động tối đa các nguồn lực, triển khai và thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình, các nguồn vốn, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các xã; tập trung các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn; đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, khuyến khích việc hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng và phát triển bền vững các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa có năng suất, giá trị, gắn với cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Ngoài việc nỗ lực xây dựng 6 xã còn lại đạt chuẩn nông thôn mới, huyện Trấn Yên cũng chỉ đạo các xã đã đạt chuẩn tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, phấn đấu xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu”.
Cùng với Trấn Yên, các địa phương khác trong toàn tỉnh cũng đã nỗ lực, quyết tâm và giành được những kết quả đáng ghi nhận. Diện mạo nông thôn đã thay đổi từng ngày ở các làng quê, những ngôi nhà khang trang đã được mọc lên san sát, những đường bê tông sạch đẹp nối liền các thôn bản, người dân đua nhau tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tính đến hết năm 2018, tỉnh Yên Bái đã có 46 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 29,2% số xã. Số xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí là 77 xã, chiếm 49,04%. Toàn tỉnh không còn xã nào đạt dưới 5 tiêu chí. Riêng năm 2018, tỉnh có 13 xã được công nhận đạt chuẩn bao gồm Minh Tiến, Cường Thịnh, Việt Cường, Minh Quán, Y Can (huyện Trấn Yên); An Thịnh, Hoàng Thắng (huyện Văn Yên); Hạnh Sơn, Tân Thịnh (huyện Văn Chấn); Phúc Lộc, Văn Phú (Thành phố Yên Bái); Trúc Lâu (huyện Lục Yên). Việc xây dựng huyện Trấn Yên đạt chuẩn nông thôn mới được dồn sức thực hiện. Đến nay huyện đã có 15/21 xã đạt chuẩn nông thôn mới; đã có 6/9 tiêu chí xây dựng nông thôn mới cấp huyện được cơ bản đạt chuẩn. Các ngành, các địa phương đã chủ động tập trung lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn để xây dựng nông thôn mới. Việc huy động người dân và cộng đồng dân cư đóng góp xây dựng nông thôn mới được thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch và được sử dụng có hiệu quả, mang lại hiệu quả thiết thực và được nhân dân nhiệt tình ủng hộ.
Tỉnh đã lựa chọn 05 xã thực hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2017-2020 gồm các xã Việt Thành, huyện Trấn Yên; xã Liễu Đô, huyện Lục yên; xã Đại Phác, huyện Văn Yên; xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn và xã Đại Minh, huyện Yên Bình. Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã ban hành Bộ tiêu chí nông thôn mới, bộ tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu; tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020; ban hành quy trình điều kiện trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018-2020.
Phát huy những kết quả đã đạt được, năm 2019, tỉnh Yên Bái phấn đấu có từ 12 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới; công nhận thêm 3 đến 4 xã của huyện Trấn Yênđạt chuẩn nông thôn mới; triển khai thực hiện xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và triển khai xây dựng 5 xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020. Ông Nguyễn Phúc Cường - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Để thực hiện được những mục tiêu đề ra, trong năm 2019 chúng tôi sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để xây dựng cấp ủy, chính quyền trong sạch, vững mạnh; quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu công việc. Bên cạnh đó chúng tôi cũng tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới ở tất cả các xã. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp, nhất là cán bộ cấp xã và thôn, bản. Chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất tập thể và đẩy mạnh liên kết sản xuất. Đặc biệt kết hợp giữa ưu tiên chỉ đạo điểm và triển khai trên diện rộng, ưu tiên hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã đã đăng ký và có khả năng phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu”.
Với những giải pháp đồng bộ đó sẽ giúp Yên Bái từng bước đưa đời sống văn hóa xã hội nông thôn xích gần với thành thị, người nông dân ngày càng có điều kiện để tiếp cận những dịch vụ xã hội tốt hơn; cuộc sống văn minh đang đến với người dân nông thôn, tạo nền tảng vững chắc cho tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
848 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xóm làng đổi mới, giao thông đi lại thuận tiện, sản xuất phát triển, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao. Hơi thở mùa Xuân đang hiện hữu trên những vùng quê nông thôn mới, không khí Tết tràn ngập khắp các nẻo đường. Đó là cảm nhận của những người dân nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Yên Bái, khi mà họ đang được hưởng thành quả mà chính mình đã góp công gây dựng.Đối với mỗi người dân Trấn Yên, ai ai cũng đều cảm nhận, tự hào trước sự thay đổi trong cuộc sống hôm nay. Từ trụ sở UBND xã, trường học, trạm y tế, đường liên thôn đều khang trang, sạch đẹp. Không khí thi đua xây dựng nông thôn mới ở các xã ngày càng mạnh mẽ, sôi nổi và nhận được sự đồng tình hưởng ứng cao của nhân dân. Trong xây dựng nông thôn mới, mỗi xã có đặc thù riêng nên có cách làm khác nhau nhưng điểm chung mà các xã đạt được hôm nay chính là sự văn minh, no ấm hơn và sự bình yên hiện hữu ở từng thôn, xóm, trong mỗi nếp nhà khi xuân về. Trò chuyện với người dân, họ hồ hởi kể cho chúng tôi nghe về việc chung tay cùng chính quyền địa phương xây dựng nông thôn mới, những đổi thay theo chiều hướng tích cực của bộ mặt nông thôn, nếp ăn, nếp ở đã khác xưa và cả những dự tính làm ăn trong năm mới. Mọi người ai cũng hân hoan, phấn khởi khi các công trình được đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả có phần góp công sức của chính họ. Cùng với những chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, nhân dân đoàn kết, vận động nhau cùng đóng góp sức người, sức của, hiến đất làm đường để nối dài những tuyến đường bê tông liên thôn, liên xóm, xây dựng các công trình phục vụ sản xuất và dân sinh. Ông Vũ Đức Hoàn ở thôn Hiển Dương, xã Cường Thịnh phấn khởi cho biết: "nhận thức rõ xây dựng nông thôn mới là hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính gia đình mình, cho cả cộng đồng nên gia đình tôi đã đóng góp tiền đầy đủ để xây nhà văn hóa thôn và làm đường giao thông nông thôn để đi lại thuận tiện hơn”.
Kinh nghiệm của Trấn Yên trong xây dựng nông thôn mới là xác định công tác tuyên truyền như một trong những nội dung đặc biệt quan trọng. Đối tượng cần tuyên truyền đầu tiên là cán bộ, công chức cấp xã thì sẽ tạo ra nhận thức ngay từ cán bộ, công chức vì đó chính là lực lượng sẽ tuyên truyền đến người dân hiểu được xây dựng nông thôn mới là phục vụ cho nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho chính bản thân người dân. Đồng chí Lương Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Cường Thịnh cho biết: “Xác định người nông dân và cộng đồng dân cư giữ vai trò chủ thể, nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới nên thời gian qua, xã đã tập trung công tác tuyên truyền, vận động đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đúng về nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác trong xây dựng nông thôn mới. Qua đó, người dân trong xã đã tự nguyện hiến đất, đóng góp công sức làm đường, xây dựng hội trường thôn, tu sửa nhà cửa, làm các công trình vệ sinh…
Nhờ tạo được sự đồng thuận rất lớn trong việc xây dựng nông thôn mới đến nay huyện Trấn Yên đã có 15/21 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. 100% các xã trên địa bàn đạt từ 10 tiêu chí trở lên. Đối với tiêu chí nông thôn mới cấp huyện cũng đạt 6/9 tiêu chí. Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn, cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp… Nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.
Huyện Trấn Yên đang tập trung huy động tối đa các nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó chú trọng phát triển giao thông nông thôn
Với những kết quả đã đạt được, hiện nay huyện Trấn Yên đang nỗ lực thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 là huyện đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh Yên Bái. Đồng chí Nguyễn Đình Chiến - Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: “hiện nay huyện Trấn Yên đang tập trung huy động tối đa các nguồn lực, triển khai và thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình, các nguồn vốn, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các xã; tập trung các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn; đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, khuyến khích việc hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng và phát triển bền vững các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa có năng suất, giá trị, gắn với cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Ngoài việc nỗ lực xây dựng 6 xã còn lại đạt chuẩn nông thôn mới, huyện Trấn Yên cũng chỉ đạo các xã đã đạt chuẩn tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, phấn đấu xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu”.
Cùng với Trấn Yên, các địa phương khác trong toàn tỉnh cũng đã nỗ lực, quyết tâm và giành được những kết quả đáng ghi nhận. Diện mạo nông thôn đã thay đổi từng ngày ở các làng quê, những ngôi nhà khang trang đã được mọc lên san sát, những đường bê tông sạch đẹp nối liền các thôn bản, người dân đua nhau tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tính đến hết năm 2018, tỉnh Yên Bái đã có 46 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 29,2% số xã. Số xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí là 77 xã, chiếm 49,04%. Toàn tỉnh không còn xã nào đạt dưới 5 tiêu chí. Riêng năm 2018, tỉnh có 13 xã được công nhận đạt chuẩn bao gồm Minh Tiến, Cường Thịnh, Việt Cường, Minh Quán, Y Can (huyện Trấn Yên); An Thịnh, Hoàng Thắng (huyện Văn Yên); Hạnh Sơn, Tân Thịnh (huyện Văn Chấn); Phúc Lộc, Văn Phú (Thành phố Yên Bái); Trúc Lâu (huyện Lục Yên). Việc xây dựng huyện Trấn Yên đạt chuẩn nông thôn mới được dồn sức thực hiện. Đến nay huyện đã có 15/21 xã đạt chuẩn nông thôn mới; đã có 6/9 tiêu chí xây dựng nông thôn mới cấp huyện được cơ bản đạt chuẩn. Các ngành, các địa phương đã chủ động tập trung lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn để xây dựng nông thôn mới. Việc huy động người dân và cộng đồng dân cư đóng góp xây dựng nông thôn mới được thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch và được sử dụng có hiệu quả, mang lại hiệu quả thiết thực và được nhân dân nhiệt tình ủng hộ.
Tỉnh đã lựa chọn 05 xã thực hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2017-2020 gồm các xã Việt Thành, huyện Trấn Yên; xã Liễu Đô, huyện Lục yên; xã Đại Phác, huyện Văn Yên; xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn và xã Đại Minh, huyện Yên Bình. Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã ban hành Bộ tiêu chí nông thôn mới, bộ tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu; tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020; ban hành quy trình điều kiện trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018-2020.
Phát huy những kết quả đã đạt được, năm 2019, tỉnh Yên Bái phấn đấu có từ 12 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới; công nhận thêm 3 đến 4 xã của huyện Trấn Yênđạt chuẩn nông thôn mới; triển khai thực hiện xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và triển khai xây dựng 5 xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020. Ông Nguyễn Phúc Cường - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Để thực hiện được những mục tiêu đề ra, trong năm 2019 chúng tôi sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để xây dựng cấp ủy, chính quyền trong sạch, vững mạnh; quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu công việc. Bên cạnh đó chúng tôi cũng tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới ở tất cả các xã. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp, nhất là cán bộ cấp xã và thôn, bản. Chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất tập thể và đẩy mạnh liên kết sản xuất. Đặc biệt kết hợp giữa ưu tiên chỉ đạo điểm và triển khai trên diện rộng, ưu tiên hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã đã đăng ký và có khả năng phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu”.
Với những giải pháp đồng bộ đó sẽ giúp Yên Bái từng bước đưa đời sống văn hóa xã hội nông thôn xích gần với thành thị, người nông dân ngày càng có điều kiện để tiếp cận những dịch vụ xã hội tốt hơn; cuộc sống văn minh đang đến với người dân nông thôn, tạo nền tảng vững chắc cho tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.