CTTĐT - Thời gian qua, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã và đang giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, đời sống nhân dân ngày được nâng cao, nền kinh tế từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Để đẩy mạnh thu hút vốn FDI, Yên Bái đã không ngừng quảng bá những thế mạnh của mình về tài nguyên thiên nhiên hay những chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Chủ tịch UBND tỉnh giới thiệu đến các nhà đầu tư về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Yên Bái.
Cụ thể hóa các chủ trương để thu hút FDI
Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành từ năm 1987, nhưng sau 9 năm (năm 1996), Yên Bái mới tiếp nhận 1 dự án đầu tiên là dự án thăm dò, khai thác và chế biến đá vôi tại mỏ Mông Sơn, huyện Yên Bình của Công ty liên doanh Canxi Cacbonat YBB, với vốn đầu tư đăng ký là 7,6 triệu USD. Tại thời điểm này, việc xây dựng các chính sách ưu đãi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn hạn chế, nên Yên Bái chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Từ năm 2007, tỉnh Yên Bái đã vận dụng, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của địa phương về khuyến khích, thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài, nên thu hút vốn đầu tư FDI tại Yên Bái bắt đầu khởi sắc. Đặc biệt, từ khi đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai thông xe, Yên Bái thu hút được nhiều dự án FDI lớn như: dự án nhà máy sản xuất linh kiện điện tử tại xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên (Yên Bái) của Công ty Cổ phần Edge Glass (Hàn Quốc) với vốn đầu tư đăng ký 220 triệu USD, tương đương 4.994 tỷ đồng; dự án đầu tư chăn nuôi, chế biến thỏ công nghệ cao tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn (Yên Bái) của chi nhánh Công ty TNHH Nippon Zoki (Nhật Bản) với vốn đầu tư là 78,6 triệu USD, tương đương 1.784,2 tỷ đồng; dự án đầu tư nhà máy may xuất khẩu Unico Global YB của Công ty TNHH Unico Global YB (Hàn Quốc) với vốn đầu tư đăng ký 12 triệu USD, tương đương 272,4 tỷ đồng…
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 23 dự án FDI đang thực hiện đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng mức đầu tư đăng ký 438,7 triệu USD, tương đương 9.958 tỷ đồng, hiện có 8 dự án đang hoạt động hiệu quả, chiếm 34,7%. Các dự án này có 65% dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài, còn lại theo hình thức liên doanh, chủ yếu là các nước và vùng lãnh thổ như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc)… tập trung vào các lĩnh vực khai thác chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm thủy sản và công nghiệp may mặc…
Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái, năm 2018, tổng doanh thu của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh ước đạt khoảng 53 triệu USD, tương đương 1.192,5 tỷ; Thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước ước đạt khoảng 6,0 triệu USD, tương đương 135 tỷ đồng. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm chế biến từ đá, may mặc và một phần là chè xanh, chè đen và tinh dầu quế. Các doanh nghiệp có doanh thu lớn như: Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Quốc tế, Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam, Công ty TNHH Quốc tế Vina KNF, Công ty Cổ phần Khai khoáng Thanh Sơn… Khu vực FDI đã giải quyết việc làm cho trên 3.600 lao động tại địa phương.
Sau hơn 30 năm, thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có nhiều khởi sắc, cơ cấu kinh tế, lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, cơ sở hạ tầng ngày càng được phát triển, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, thu hút một số dự án có quy mô lớn đầu tư vào tỉnh.
Hệ thống cơ sở hạ tầng có sự cải thiện đáng kể, hình thành được các khu, cụm công nghiệp, hiện trên địa bàn tỉnh có 4 khu công nghiệp và 11 cụm công nghiệp. Hệ thống giao thông cũng được đầu tư, củng cố và mở rộng các tuyến đường kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Thu hút FDI còn góp phần làm thay đổi quan điểm, tư duy, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Lựa chọn những dự án có công nghệ tiên tiến
Theo ông Đỗ Đức Duy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, với phương châm: “Các nhà đầu tư đến Yên Bái là công dân Yên Bái, sự thành công của doanh nghiệp là thành công của tỉnh”, những năm qua, tỉnh đặc biệt chú trọng đến cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Tuy nhiên, tỉnh không thu hút một cách ồ ạt mà lựa chọn những nhà đầu tư có công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường để phát triển hài hòa giữa công nghiệp và du lịch. Không chỉ cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư, Yên Bái còn phát huy nội lực, đầu tư vào hạ tầng cơ sở, nhất là mạng lưới giao thông vùng, liên vùng, liên tỉnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Yên Bái còn gặp nhiều khó khăn trong thu hút FDI, là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, cách trung tâm đô thị, trung tâm kinh tế lớn, hệ thống đường giao thông kết nối giữa các khu, cụm công nghiệp của tỉnh đến các sân bay, hải cảng, cửa khẩu tuy đã được đầu tư nhưng vẫn ở mức thấp, chưa được đồng bộ, dẫn đến kéo dài thời gian vận chuyển hàng hóa, chi phí lưu thông tăng… Từ đó, làm giảm sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư FDI trên địa bàn.
Theo thống kê sơ bộ, đến nay tỉnh Yên Bái đã thu hồi, giải thể 12 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 32,06 triệu USD, nguyên nhân do các nhà đầu tư không tổ chức triển khai dự án hoặc triển khai chậm do năng lực tài chính hạn chế, dẫn đến vi phạm pháp luật về đầu tư. Tình hình triển khai các dự án FDI trên địa bàn còn khá chậm, có 6 doanh nghiệp hoạt động cầm chừng do khó khăn về tài chính, chiếm 26% tổng số dự án; 5 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc trong giai đoạn chuyển nhượng chiếm 21,7% tổng số dự án, còn lại là các doanh nghiệp đang trong giai đoạn triển khai dự án.
Bên cạnh đó, chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài phát triển như: Anh, Pháp, Mỹ… Nguồn nhân lực tại chỗ để cung cấp cho các dự án đầu tư còn thiếu, chất lượng nguồn nhân lực địa phương chưa cao, nên chưa đáp ứng được yêu cầu cho các dự án có quy mô lớn. Ngoài ra, công tác xúc tiến đầu tư còn nhiều hạn chế, việc thực hiện triển khai vẫn chưa phổ biến đến toàn dân.
Để đẩy mạnh thu hút FDI trong thời gian tới, ông Nguyễn Minh Toàn, Giám đốc Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái cho biết, Yên Bái tiếp tục tạo môi trường đầu tư thuận lợi, cởi mở, minh bạch nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tiếp tục kêu gọi thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung vào các lĩnh vực như: công nghiệp chế biến; nông, lâm nghiệp; phát triển du lịch; thương mại - dịch vụ; lắp ráp linh kiện điện tử... Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục thu hút vốn đầu tư FDI./.
910 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thời gian qua, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã và đang giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, đời sống nhân dân ngày được nâng cao, nền kinh tế từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Để đẩy mạnh thu hút vốn FDI, Yên Bái đã không ngừng quảng bá những thế mạnh của mình về tài nguyên thiên nhiên hay những chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư nước ngoài.Cụ thể hóa các chủ trương để thu hút FDI
Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành từ năm 1987, nhưng sau 9 năm (năm 1996), Yên Bái mới tiếp nhận 1 dự án đầu tiên là dự án thăm dò, khai thác và chế biến đá vôi tại mỏ Mông Sơn, huyện Yên Bình của Công ty liên doanh Canxi Cacbonat YBB, với vốn đầu tư đăng ký là 7,6 triệu USD. Tại thời điểm này, việc xây dựng các chính sách ưu đãi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn hạn chế, nên Yên Bái chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Từ năm 2007, tỉnh Yên Bái đã vận dụng, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của địa phương về khuyến khích, thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài, nên thu hút vốn đầu tư FDI tại Yên Bái bắt đầu khởi sắc. Đặc biệt, từ khi đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai thông xe, Yên Bái thu hút được nhiều dự án FDI lớn như: dự án nhà máy sản xuất linh kiện điện tử tại xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên (Yên Bái) của Công ty Cổ phần Edge Glass (Hàn Quốc) với vốn đầu tư đăng ký 220 triệu USD, tương đương 4.994 tỷ đồng; dự án đầu tư chăn nuôi, chế biến thỏ công nghệ cao tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn (Yên Bái) của chi nhánh Công ty TNHH Nippon Zoki (Nhật Bản) với vốn đầu tư là 78,6 triệu USD, tương đương 1.784,2 tỷ đồng; dự án đầu tư nhà máy may xuất khẩu Unico Global YB của Công ty TNHH Unico Global YB (Hàn Quốc) với vốn đầu tư đăng ký 12 triệu USD, tương đương 272,4 tỷ đồng…
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 23 dự án FDI đang thực hiện đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng mức đầu tư đăng ký 438,7 triệu USD, tương đương 9.958 tỷ đồng, hiện có 8 dự án đang hoạt động hiệu quả, chiếm 34,7%. Các dự án này có 65% dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài, còn lại theo hình thức liên doanh, chủ yếu là các nước và vùng lãnh thổ như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc)… tập trung vào các lĩnh vực khai thác chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm thủy sản và công nghiệp may mặc…
Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái, năm 2018, tổng doanh thu của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh ước đạt khoảng 53 triệu USD, tương đương 1.192,5 tỷ; Thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước ước đạt khoảng 6,0 triệu USD, tương đương 135 tỷ đồng. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm chế biến từ đá, may mặc và một phần là chè xanh, chè đen và tinh dầu quế. Các doanh nghiệp có doanh thu lớn như: Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Quốc tế, Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam, Công ty TNHH Quốc tế Vina KNF, Công ty Cổ phần Khai khoáng Thanh Sơn… Khu vực FDI đã giải quyết việc làm cho trên 3.600 lao động tại địa phương.
Sau hơn 30 năm, thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có nhiều khởi sắc, cơ cấu kinh tế, lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, cơ sở hạ tầng ngày càng được phát triển, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, thu hút một số dự án có quy mô lớn đầu tư vào tỉnh.
Hệ thống cơ sở hạ tầng có sự cải thiện đáng kể, hình thành được các khu, cụm công nghiệp, hiện trên địa bàn tỉnh có 4 khu công nghiệp và 11 cụm công nghiệp. Hệ thống giao thông cũng được đầu tư, củng cố và mở rộng các tuyến đường kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Thu hút FDI còn góp phần làm thay đổi quan điểm, tư duy, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Lựa chọn những dự án có công nghệ tiên tiến
Theo ông Đỗ Đức Duy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, với phương châm: “Các nhà đầu tư đến Yên Bái là công dân Yên Bái, sự thành công của doanh nghiệp là thành công của tỉnh”, những năm qua, tỉnh đặc biệt chú trọng đến cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Tuy nhiên, tỉnh không thu hút một cách ồ ạt mà lựa chọn những nhà đầu tư có công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường để phát triển hài hòa giữa công nghiệp và du lịch. Không chỉ cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư, Yên Bái còn phát huy nội lực, đầu tư vào hạ tầng cơ sở, nhất là mạng lưới giao thông vùng, liên vùng, liên tỉnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Yên Bái còn gặp nhiều khó khăn trong thu hút FDI, là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, cách trung tâm đô thị, trung tâm kinh tế lớn, hệ thống đường giao thông kết nối giữa các khu, cụm công nghiệp của tỉnh đến các sân bay, hải cảng, cửa khẩu tuy đã được đầu tư nhưng vẫn ở mức thấp, chưa được đồng bộ, dẫn đến kéo dài thời gian vận chuyển hàng hóa, chi phí lưu thông tăng… Từ đó, làm giảm sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư FDI trên địa bàn.
Theo thống kê sơ bộ, đến nay tỉnh Yên Bái đã thu hồi, giải thể 12 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 32,06 triệu USD, nguyên nhân do các nhà đầu tư không tổ chức triển khai dự án hoặc triển khai chậm do năng lực tài chính hạn chế, dẫn đến vi phạm pháp luật về đầu tư. Tình hình triển khai các dự án FDI trên địa bàn còn khá chậm, có 6 doanh nghiệp hoạt động cầm chừng do khó khăn về tài chính, chiếm 26% tổng số dự án; 5 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc trong giai đoạn chuyển nhượng chiếm 21,7% tổng số dự án, còn lại là các doanh nghiệp đang trong giai đoạn triển khai dự án.
Bên cạnh đó, chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài phát triển như: Anh, Pháp, Mỹ… Nguồn nhân lực tại chỗ để cung cấp cho các dự án đầu tư còn thiếu, chất lượng nguồn nhân lực địa phương chưa cao, nên chưa đáp ứng được yêu cầu cho các dự án có quy mô lớn. Ngoài ra, công tác xúc tiến đầu tư còn nhiều hạn chế, việc thực hiện triển khai vẫn chưa phổ biến đến toàn dân.
Để đẩy mạnh thu hút FDI trong thời gian tới, ông Nguyễn Minh Toàn, Giám đốc Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái cho biết, Yên Bái tiếp tục tạo môi trường đầu tư thuận lợi, cởi mở, minh bạch nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tiếp tục kêu gọi thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung vào các lĩnh vực như: công nghiệp chế biến; nông, lâm nghiệp; phát triển du lịch; thương mại - dịch vụ; lắp ráp linh kiện điện tử... Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục thu hút vốn đầu tư FDI./.