Chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản đã thực sự là một ngành mũi nhọn thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở Yên Bình.
Người dân Yên Bình chăn nuôi bò trên hồ Thác Bà. Ảnh Văn Tuấn
Vài năm trở lại đây, nhất là khi thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thực hiện chính sách hỗ trợ chăn nuôi hàng hóa, huyện Yên Bình đã tạo được bước đột phá trong ngành chăn nuôi, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản đã thực sự là một ngành mũi nhọn thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM).
Phát huy lợi thế có nhiều bãi chăn thả và hàng ngàn héc - ta diện tích mặt nước hồ Thác Bà cùng với lực lượng lao động dồi dào, cần cù và có ý chí, khát vọng xóa nghèo, huyện Yên Bình đã vận dụng linh hoạt các nguồn vốn, các cơ chế, chính sách và vận động nhân dân phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản khá hiệu quả.
Ông Lã Tuấn Hưng - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Bình cho biết: "Đến nay, có thể nói, chăn nuôi và thủy sản đã thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là trong vòng hơn 2 năm trở lại đây ngành chăn nuôi đã có tốc độ phát triển nhanh, mang lại giá trị kinh tế lớn đã và đang phát triển theo phương thức công nghiệp, chuỗi khép kín, kiểm soát dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và xử lý môi trường chăn nuôi”.
Nếu như năm 2016, tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện đạt trên 117.000 con, sản lượng thịt hơi đạt 6.713 tấn/5.800 tấn kế hoạch thì chỉ một năm sau mặc dù đàn lợn giảm giá người dân bỏ trống chuồng nhưng vẫn đạt trên 93.262 con (đàn trâu, bò tăng gần 500 con) sản lượng thịt hơi xuất chuồng 7.696 tấn, tăng 983 tấn so với 2016.
Dự kiến năm 2018, sản lượng thịt hơi đạt gần 10.000 tấn. Trong 2 năm 2016 - 2017, huyện đã xây dựng được 93 cơ sở chăn nuôi trâu, bò với quy mô trên 10 con, trong năm 2018 sẽ xây dựng thêm 10 - 15 cơ sở nữa. Bên cạnh đó, bằng các nguồn vốn lồng ghép như Chương trình 135, chương trình XDNTM... đã hỗ trợ người dân mua 476 con trâu, bò để phát triển sản xuất và chăn nuôi. Có thể nói, từ cơ chế, chính sách hỗ trợ đã góp phần chuyển đổi từ phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang nuôi hàng hóa tập trung theo hướng trang trại, gia trại.
Để minh chứng tính hiệu quả từ chính sách hỗ trợ của tỉnh, chị Phùng Thế Hồng - chuyên viên Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Bình dẫn chúng tôi đến gia đình ông Phạm Đình Ninh ở thôn Suối Chép, xã Thịnh Hưng.
Vốn là một hộ nông dân nghèo cuộc sống chỉ trông vào mấy sào ruộng. Năm 2016, tỉnh có cơ chế hỗ trợ phát triển chăn nuôi vùng sản xuất hàng hóa, gia đình ông đã mạnh dạn vay mượn anh em họ hàng và cùng nguồn vốn hỗ trợ 15 triệu đồng từ Đề án, gia đình đã mua 10 con bò về nuôi. Giống tốt, chăn nuôi bài bản, chủ động phòng chống dịch bệnh nên chỉ 1 năm sau bò đã sinh sản được 6 bê con và ngay năm đầu bán đã cho thu gần trăm triệu đồng.
Ông Ninh phấn khởi: "Chăn nuôi bò không khó, hiệu quả kinh tế rất cao. Bất cứ hộ nông dân nào cũng có thể nuôi được, chỉ cần chăm chỉ chăn thả và trồng thêm ít cỏ quanh vườn là có thể nuôi cả chục con bò sinh sản. Hiện nay, gia đình đang nuôi ổn định 13 con bò sinh sản, đều đặn mỗi năm bò mẹ sinh sản được 8 - 9 bê con, sau trừ chi phí bán cho thu 120 triệu đồng mỗi năm. Vừa chăn nuôi bò kết hợp nuôi lợn, gia cầm và làm rừng, làm ruộng gia đình có cuộc sống no đủ”.
Song song với chăn nuôi gia súc, gia cầm, huyện Yên Bình đã biết khai thác hiệu quả lợi thế mặt nước hồ Thác Bà. Những năm trước đây, bà con các xã ven hồ chủ yếu là đánh bắt tự nhiên, có chăn nuôi cũng không nhiều nên sản lượng cá mỗi năm chỉ đạt hơn 2 ngàn tấn.
Nhưng trong 3 năm trở lại đây, trên vùng hồ đã phát triển được trên 1 ngàn lồng nuôi cá, hàng chục héc - ta eo ngách để nuôi thủy sản. Năm 2017, sản lượng khai thác, đánh bắt toàn huyện đạt gần 6 ngàn tấn, giá trị mang lại trên 150 tỷ đồng - một con số không hề nhỏ ở một huyện thuần nông. Yên Bình đã và đang tích cực thành lập các HTX nuôi trồng thủy sản, liên doanh liên kết tìm đối tác xây dựng nhà máy chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho người dân nuôi trồng thủy sản nói chung và trên vùng hồ Thác Bà nói riêng.
Từ thực tế cho thấy, người dân Yên Bình đã bước đầu chuyển từ chăn nuôi tự do, nhỏ lẻ, phân tán sang tập trung theo hướng hàng hóa và thị trường. Huyện đã và đang tiếp tục vận động, nâng cao nhận thức, cải tiến phương thức chăn nuôi, tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hóa, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính gắn với lộ trình XDNTM.
1483 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản đã thực sự là một ngành mũi nhọn thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở Yên Bình.Vài năm trở lại đây, nhất là khi thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thực hiện chính sách hỗ trợ chăn nuôi hàng hóa, huyện Yên Bình đã tạo được bước đột phá trong ngành chăn nuôi, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản đã thực sự là một ngành mũi nhọn thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM).
Phát huy lợi thế có nhiều bãi chăn thả và hàng ngàn héc - ta diện tích mặt nước hồ Thác Bà cùng với lực lượng lao động dồi dào, cần cù và có ý chí, khát vọng xóa nghèo, huyện Yên Bình đã vận dụng linh hoạt các nguồn vốn, các cơ chế, chính sách và vận động nhân dân phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản khá hiệu quả.
Ông Lã Tuấn Hưng - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Bình cho biết: "Đến nay, có thể nói, chăn nuôi và thủy sản đã thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là trong vòng hơn 2 năm trở lại đây ngành chăn nuôi đã có tốc độ phát triển nhanh, mang lại giá trị kinh tế lớn đã và đang phát triển theo phương thức công nghiệp, chuỗi khép kín, kiểm soát dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và xử lý môi trường chăn nuôi”.
Nếu như năm 2016, tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện đạt trên 117.000 con, sản lượng thịt hơi đạt 6.713 tấn/5.800 tấn kế hoạch thì chỉ một năm sau mặc dù đàn lợn giảm giá người dân bỏ trống chuồng nhưng vẫn đạt trên 93.262 con (đàn trâu, bò tăng gần 500 con) sản lượng thịt hơi xuất chuồng 7.696 tấn, tăng 983 tấn so với 2016.
Dự kiến năm 2018, sản lượng thịt hơi đạt gần 10.000 tấn. Trong 2 năm 2016 - 2017, huyện đã xây dựng được 93 cơ sở chăn nuôi trâu, bò với quy mô trên 10 con, trong năm 2018 sẽ xây dựng thêm 10 - 15 cơ sở nữa. Bên cạnh đó, bằng các nguồn vốn lồng ghép như Chương trình 135, chương trình XDNTM... đã hỗ trợ người dân mua 476 con trâu, bò để phát triển sản xuất và chăn nuôi. Có thể nói, từ cơ chế, chính sách hỗ trợ đã góp phần chuyển đổi từ phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang nuôi hàng hóa tập trung theo hướng trang trại, gia trại.
Để minh chứng tính hiệu quả từ chính sách hỗ trợ của tỉnh, chị Phùng Thế Hồng - chuyên viên Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Bình dẫn chúng tôi đến gia đình ông Phạm Đình Ninh ở thôn Suối Chép, xã Thịnh Hưng.
Vốn là một hộ nông dân nghèo cuộc sống chỉ trông vào mấy sào ruộng. Năm 2016, tỉnh có cơ chế hỗ trợ phát triển chăn nuôi vùng sản xuất hàng hóa, gia đình ông đã mạnh dạn vay mượn anh em họ hàng và cùng nguồn vốn hỗ trợ 15 triệu đồng từ Đề án, gia đình đã mua 10 con bò về nuôi. Giống tốt, chăn nuôi bài bản, chủ động phòng chống dịch bệnh nên chỉ 1 năm sau bò đã sinh sản được 6 bê con và ngay năm đầu bán đã cho thu gần trăm triệu đồng.
Ông Ninh phấn khởi: "Chăn nuôi bò không khó, hiệu quả kinh tế rất cao. Bất cứ hộ nông dân nào cũng có thể nuôi được, chỉ cần chăm chỉ chăn thả và trồng thêm ít cỏ quanh vườn là có thể nuôi cả chục con bò sinh sản. Hiện nay, gia đình đang nuôi ổn định 13 con bò sinh sản, đều đặn mỗi năm bò mẹ sinh sản được 8 - 9 bê con, sau trừ chi phí bán cho thu 120 triệu đồng mỗi năm. Vừa chăn nuôi bò kết hợp nuôi lợn, gia cầm và làm rừng, làm ruộng gia đình có cuộc sống no đủ”.
Song song với chăn nuôi gia súc, gia cầm, huyện Yên Bình đã biết khai thác hiệu quả lợi thế mặt nước hồ Thác Bà. Những năm trước đây, bà con các xã ven hồ chủ yếu là đánh bắt tự nhiên, có chăn nuôi cũng không nhiều nên sản lượng cá mỗi năm chỉ đạt hơn 2 ngàn tấn.
Nhưng trong 3 năm trở lại đây, trên vùng hồ đã phát triển được trên 1 ngàn lồng nuôi cá, hàng chục héc - ta eo ngách để nuôi thủy sản. Năm 2017, sản lượng khai thác, đánh bắt toàn huyện đạt gần 6 ngàn tấn, giá trị mang lại trên 150 tỷ đồng - một con số không hề nhỏ ở một huyện thuần nông. Yên Bình đã và đang tích cực thành lập các HTX nuôi trồng thủy sản, liên doanh liên kết tìm đối tác xây dựng nhà máy chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho người dân nuôi trồng thủy sản nói chung và trên vùng hồ Thác Bà nói riêng.
Từ thực tế cho thấy, người dân Yên Bình đã bước đầu chuyển từ chăn nuôi tự do, nhỏ lẻ, phân tán sang tập trung theo hướng hàng hóa và thị trường. Huyện đã và đang tiếp tục vận động, nâng cao nhận thức, cải tiến phương thức chăn nuôi, tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hóa, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính gắn với lộ trình XDNTM.