CTTĐT - Trạm Tấu hôm nay nhờ thành công của các công trình khai hoang ruộng nước có trên 6.800 ha cây lương thực có hạt; trong đó, có gần 3.000 ha lúa và trên 3.300 ha ngô. Sản lượng lương thực có hạt dự ước năm 2018 đạt trên 22.700 tấn, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra.
Lãnh đạo huyện Trạm Tấu vận động đồng bào xây dựng nếp sống văn hóa mới.
Những ngày thu tháng 10, tiết trời vùng cao đã se lạnh. Chúng tôi trở lại bản Lừu, xã Hát Lừu nơi ghi dấu chiến công oanh liệt của đồng bào Trạm Tấu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Lịch sử huyện Trạm Tấu ghi lại: Sau chiến thắng Kế Khấu Ly vào cuối tháng 12 năm 1948 và trong Chiến dịch Lý Thường Kiệt vào tháng 9 năm 1951, địch mới thấy hết sai lầm là bỏ trống khu vực Trạm Tấu. Địch đã đưa quân lên đóng đồn ở bản Lừu, hòng dùng đồn này để phá vỡ cơ quan kháng chiến của ta, nhằm cô lập và tạo thế chặn đường liên lạc với các vùng đồng bằng và vùng ngoài. Địch đã cho một đại đội đóng đồn, thành lập bộ máy chính quyền ở Hát Lừu do 1 tên lính Pháp cai quản, cho Lò Văn Sai - làm lý trưởng và có hàng chục tên tay sai khác.
Địa điểm chúng chọn đóng đồn là một quả đồi nằm tại thôn Lừu II, nơi có 3 tuyến đường thuận lợi cho việc chúng liên lạc với bên ngoài cũng như rút lui.
Tuyến thứ nhất thông với huyện Phù Yên - Sơn La; tuyến thứ 2 thông với huyện Bắc Yên - Sơn La và tuyến thứ 3 thông với xã Ngọc Chiến, huyện Mường La - Sơn La. Mỗi ngày, chúng bắt hàng trăm dân phu đi dỡ nhà, lấy gỗ, cướp hàng chục con trâu bò, hàng chục tấn lương thực lợn gà của nhân dân về để phục vụ cho việc xây đồn bốt, dựng hàng rào...
Ông Lò Văn Đính - nguyên Bí thư Đảng ủy xã Hát Lừu năm nay đã ngoài 70 tuổi, người có cha bị địch bắt đi tù vì bị nghi ngờ làm tiếp phẩm cho bộ đội ta kể: "Làm cách mạng thời điểm ấy vừa khó vừa dễ. Khó là phải bí mật, lẩn trốn, bị bắt bớ, giam cầm nhưng dễ vì được bà con tin tưởng, che chở, bao bọc. Chính vì tin và theo Đảng nên bố tôi đã nuôi dưỡng và che giấu bộ đội cách mạng ở đây”.
Căm thù giặc, đồng bào bản Lừu, xã Hát Lừu nói riêng và đồng bào huyện Trạm Tấu nói chung đã đoàn kết, đi theo tiếng gọi của Đảng, bao bọc, chở che "Bộ đội Cụ Hồ”, thực hiện lối đánh du kích táo bạo, phá tan âm mưu của địch, làm nên chiến thắng vẻ vang, giải phóng quê hương.
Kể từ ngày quê hương được giải phóng, nhân dân các dân tộc huyện Trạm Tấu đã phát huy truyền thống đoàn kết, khẩn trương bắt tay vào khôi phục, xây dựng, ổn định cuộc sống mới. Cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể được củng cố kịp thời lãnh đạo nhân dân thực hiện giảm tô, cải cách ruộng đất, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, củng cố xây dựng lực lượng vũ trang, đánh bại mọi âm mưu của địch, củng cố vững chắc vùng giải phóng, tiếp tục đóng góp to lớn cho Chiến dịch Điện Biên Phủ. Hàng trăm thanh niên Trạm Tấu đã lên đường tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu góp phần làm nên chiến thắng 30/4/1975, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, cùng cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong bộn bề khó khăn của những ngày đầu thành lập huyện, khi giặc đói, giặc dốt còn hoành hành, khi các hủ tục đeo bám khiến cuộc sống đói nghèo đeo đẳng, Đảng bộ, chính quyền huyện Trạm Tấu nỗ lực tìm ra nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để từng bước gỡ khó. Đầu tiên chính là cuộc "cách mạng tư tưởng” thay đổi tập quán sản xuất 1 vụ thành 2 vụ.
Hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang lên "cắm” bản, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân. Sự tâm huyết, hy sinh cả tuổi thanh xuân để vùng cao đổi mới của hàng nghìn lượt cán bộ miền xuôi cuối cùng cũng được đền đáp. Sau nhiều thất bại, nhiều nước mắt thì hoa thơm, trái ngọt cũng nở trên mảnh đất vùng cao còn nhiều gian khó. Người dân xóa bỏ tập quán canh tác 1 vụ chuyển sang làm 2 vụ/năm, mang nhiều đổi thay cho cuộc sống.
Trung tâm huyện Trạm Tấu hôm nay
10 năm trở lại đây, Đảng bộ huyện Trạm Tấu phát huy kết quả, kinh nghiệm của nhiều năm trước đã liên tục có những đổi mới mang tính chất đột phá trong công tác chỉ đạo điều hành.
Vẫn là cách làm "mưa dầm, thấm lâu”, kiên trì, nhẫn nại nhưng là bằng sự tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở, là "cầm tay, chỉ việc” để thay đổi từ những điều nhỏ nhất. Bắt đầu từ mô hình ngô đồi đến sự khuyến khích những đảng viên dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã biến những mảnh đất khô cằn thành cánh đồng ngô đồi màu mỡ, xanh tươi. Người dân chuyển đổi từ tự cung, tự cấp sang sản xuất chăn nuôi hàng hóa, thay đổi cuộc sống. Giữa huyện nghèo nay xuất hiện tỷ phú chăn nuôi, triệu phú ngô đồi làm thay đổi diện mạo quê hương.
Việc xây dựng nếp sống văn hóa mới, cải tạo tập tục không còn phù hợp với nếp sống mới là cuộc cách mạng tư tưởng thứ 2. Sau nhiều đêm thức trắng của cán bộ, lãnh đạo huyện, tranh thủ sự ủng hộ của đội ngũ già làng, trưởng dòng họ đã thông tường ý Đảng, từ ý thức tiến bộ của những người con Trạm Tấu đã hiểu nghị quyết, năm 2011, người Mông Trạm Tấu có đám ma đầu tiên người chết được đưa vào quan tài, để rồi sau đó có nhiều đám ma khác được thực hiện theo nếp sống văn hóa mới, giảm bớt gánh nặng nợ nần cho thế hệ con cháu, nhất là những hộ nghèo.
Sau đó 1 năm, năm 2012, tiếp tục ghi dấu 1 mốc son nữa trong công tác tuyên truyền, vận động, đó là người Mông Trạm Tấu ăn chung một tết Nguyên đán. Niềm vui được nhân đôi trong xuân sớm. Phong trào đại đoàn kết toàn dân được củng cố, tăng cường. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.
54 năm xây dựng và phát triển, được sự quan tâm của Đảng, Trạm Tấu có cơ sở hạ tầng với điện, đường, trường, trạm khang trang.
Những kỳ tích trên núi được từng bước thiết lập như một huyền thoại. Đó là những con đường ý Đảng, lòng dân vươn xa đến tận bản nghèo, biến giấc mơ người nghèo vùng cao thành hiện thực, nông sản làm ra thành hàng hóa. Xe máy, ô tô ngược rừng, ngược núi giao thương, khiến những bản làng tận nơi thâm sơn cùng cốc cũng tấp nập đông vui. Cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc hiện hữu trên từng gương mặt người dân vùng núi.
Ông Mè Văn Nay không giấu được niềm hạnh phúc bày tỏ: "Trải qua chiến tranh, người dân Trạm Tấu đã kiên cường, biết ơn Đảng, ơn Bác Hồ, người dân đoàn kết thi đua xây dựng cuộc sống mới. Nhìn con cháu sống trong bầu trời hòa bình, thoải mái thực hiện ước mơ, cuộc sống đổi thay, tôi cảm thấy vui và hạnh phúc lắm!”.
Trạm Tấu hôm nay nhờ thành công của các công trình khai hoang ruộng nước có trên 6.800 ha cây lương thực có hạt; trong đó, có gần 3.000 ha lúa và trên 3.300 ha ngô. Sản lượng lương thực có hạt dự ước năm 2018 đạt trên 22.700 tấn, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra, bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn huyện. Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm khoảng 7%; an sinh xã hội bảo đảm; an ninh trật tự được giữ vững. Tỷ lệ gia đình làng bản văn hóa được nâng cao.
Toàn huyện có 30 chi, đảng bộ trực thuộc với 2.061 đảng viên. Đội ngũ cán bộ, đảng viên có chất lượng năm sau cao hơn năm trước; đặc biệt là đảng viên người dân tộc, đảng viên ở nông thôn. Công tác giáo dục chính trị thường xuyên được đổi mới, nhờ vậy, sức mạnh của Đảng được khẳng định.
Đồng chí Giàng A Thào – Bí thư Huyện ủy Trạm Tấu cho biết: "Kết quả của 54 năm qua mãi là bài học kinh nghiệm quý giá để Đảng bộ huyện Trạm Tấu tiếp tục đổi mới, lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân đoàn kết, sáng tạo xây dựng huyện Trạm Tấu thoát nghèo bền vững”.
Dẫu biết rằng, phía trước còn nhiều gian khó nhưng tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần đoàn kết của nhân dân, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Trạm Tấu sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu nghị quyết đại hội Đảng các cấp đã đề ra, xây dựng huyện vùng cao phát triển toàn diện.
1439 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Trạm Tấu
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trạm Tấu hôm nay nhờ thành công của các công trình khai hoang ruộng nước có trên 6.800 ha cây lương thực có hạt; trong đó, có gần 3.000 ha lúa và trên 3.300 ha ngô. Sản lượng lương thực có hạt dự ước năm 2018 đạt trên 22.700 tấn, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra.Những ngày thu tháng 10, tiết trời vùng cao đã se lạnh. Chúng tôi trở lại bản Lừu, xã Hát Lừu nơi ghi dấu chiến công oanh liệt của đồng bào Trạm Tấu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Lịch sử huyện Trạm Tấu ghi lại: Sau chiến thắng Kế Khấu Ly vào cuối tháng 12 năm 1948 và trong Chiến dịch Lý Thường Kiệt vào tháng 9 năm 1951, địch mới thấy hết sai lầm là bỏ trống khu vực Trạm Tấu. Địch đã đưa quân lên đóng đồn ở bản Lừu, hòng dùng đồn này để phá vỡ cơ quan kháng chiến của ta, nhằm cô lập và tạo thế chặn đường liên lạc với các vùng đồng bằng và vùng ngoài. Địch đã cho một đại đội đóng đồn, thành lập bộ máy chính quyền ở Hát Lừu do 1 tên lính Pháp cai quản, cho Lò Văn Sai - làm lý trưởng và có hàng chục tên tay sai khác.
Địa điểm chúng chọn đóng đồn là một quả đồi nằm tại thôn Lừu II, nơi có 3 tuyến đường thuận lợi cho việc chúng liên lạc với bên ngoài cũng như rút lui.
Tuyến thứ nhất thông với huyện Phù Yên - Sơn La; tuyến thứ 2 thông với huyện Bắc Yên - Sơn La và tuyến thứ 3 thông với xã Ngọc Chiến, huyện Mường La - Sơn La. Mỗi ngày, chúng bắt hàng trăm dân phu đi dỡ nhà, lấy gỗ, cướp hàng chục con trâu bò, hàng chục tấn lương thực lợn gà của nhân dân về để phục vụ cho việc xây đồn bốt, dựng hàng rào...
Ông Lò Văn Đính - nguyên Bí thư Đảng ủy xã Hát Lừu năm nay đã ngoài 70 tuổi, người có cha bị địch bắt đi tù vì bị nghi ngờ làm tiếp phẩm cho bộ đội ta kể: "Làm cách mạng thời điểm ấy vừa khó vừa dễ. Khó là phải bí mật, lẩn trốn, bị bắt bớ, giam cầm nhưng dễ vì được bà con tin tưởng, che chở, bao bọc. Chính vì tin và theo Đảng nên bố tôi đã nuôi dưỡng và che giấu bộ đội cách mạng ở đây”.
Căm thù giặc, đồng bào bản Lừu, xã Hát Lừu nói riêng và đồng bào huyện Trạm Tấu nói chung đã đoàn kết, đi theo tiếng gọi của Đảng, bao bọc, chở che "Bộ đội Cụ Hồ”, thực hiện lối đánh du kích táo bạo, phá tan âm mưu của địch, làm nên chiến thắng vẻ vang, giải phóng quê hương.
Kể từ ngày quê hương được giải phóng, nhân dân các dân tộc huyện Trạm Tấu đã phát huy truyền thống đoàn kết, khẩn trương bắt tay vào khôi phục, xây dựng, ổn định cuộc sống mới. Cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể được củng cố kịp thời lãnh đạo nhân dân thực hiện giảm tô, cải cách ruộng đất, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, củng cố xây dựng lực lượng vũ trang, đánh bại mọi âm mưu của địch, củng cố vững chắc vùng giải phóng, tiếp tục đóng góp to lớn cho Chiến dịch Điện Biên Phủ. Hàng trăm thanh niên Trạm Tấu đã lên đường tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu góp phần làm nên chiến thắng 30/4/1975, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, cùng cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong bộn bề khó khăn của những ngày đầu thành lập huyện, khi giặc đói, giặc dốt còn hoành hành, khi các hủ tục đeo bám khiến cuộc sống đói nghèo đeo đẳng, Đảng bộ, chính quyền huyện Trạm Tấu nỗ lực tìm ra nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để từng bước gỡ khó. Đầu tiên chính là cuộc "cách mạng tư tưởng” thay đổi tập quán sản xuất 1 vụ thành 2 vụ.
Hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang lên "cắm” bản, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân. Sự tâm huyết, hy sinh cả tuổi thanh xuân để vùng cao đổi mới của hàng nghìn lượt cán bộ miền xuôi cuối cùng cũng được đền đáp. Sau nhiều thất bại, nhiều nước mắt thì hoa thơm, trái ngọt cũng nở trên mảnh đất vùng cao còn nhiều gian khó. Người dân xóa bỏ tập quán canh tác 1 vụ chuyển sang làm 2 vụ/năm, mang nhiều đổi thay cho cuộc sống.
Trung tâm huyện Trạm Tấu hôm nay
10 năm trở lại đây, Đảng bộ huyện Trạm Tấu phát huy kết quả, kinh nghiệm của nhiều năm trước đã liên tục có những đổi mới mang tính chất đột phá trong công tác chỉ đạo điều hành.
Vẫn là cách làm "mưa dầm, thấm lâu”, kiên trì, nhẫn nại nhưng là bằng sự tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở, là "cầm tay, chỉ việc” để thay đổi từ những điều nhỏ nhất. Bắt đầu từ mô hình ngô đồi đến sự khuyến khích những đảng viên dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã biến những mảnh đất khô cằn thành cánh đồng ngô đồi màu mỡ, xanh tươi. Người dân chuyển đổi từ tự cung, tự cấp sang sản xuất chăn nuôi hàng hóa, thay đổi cuộc sống. Giữa huyện nghèo nay xuất hiện tỷ phú chăn nuôi, triệu phú ngô đồi làm thay đổi diện mạo quê hương.
Việc xây dựng nếp sống văn hóa mới, cải tạo tập tục không còn phù hợp với nếp sống mới là cuộc cách mạng tư tưởng thứ 2. Sau nhiều đêm thức trắng của cán bộ, lãnh đạo huyện, tranh thủ sự ủng hộ của đội ngũ già làng, trưởng dòng họ đã thông tường ý Đảng, từ ý thức tiến bộ của những người con Trạm Tấu đã hiểu nghị quyết, năm 2011, người Mông Trạm Tấu có đám ma đầu tiên người chết được đưa vào quan tài, để rồi sau đó có nhiều đám ma khác được thực hiện theo nếp sống văn hóa mới, giảm bớt gánh nặng nợ nần cho thế hệ con cháu, nhất là những hộ nghèo.
Sau đó 1 năm, năm 2012, tiếp tục ghi dấu 1 mốc son nữa trong công tác tuyên truyền, vận động, đó là người Mông Trạm Tấu ăn chung một tết Nguyên đán. Niềm vui được nhân đôi trong xuân sớm. Phong trào đại đoàn kết toàn dân được củng cố, tăng cường. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.
54 năm xây dựng và phát triển, được sự quan tâm của Đảng, Trạm Tấu có cơ sở hạ tầng với điện, đường, trường, trạm khang trang.
Những kỳ tích trên núi được từng bước thiết lập như một huyền thoại. Đó là những con đường ý Đảng, lòng dân vươn xa đến tận bản nghèo, biến giấc mơ người nghèo vùng cao thành hiện thực, nông sản làm ra thành hàng hóa. Xe máy, ô tô ngược rừng, ngược núi giao thương, khiến những bản làng tận nơi thâm sơn cùng cốc cũng tấp nập đông vui. Cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc hiện hữu trên từng gương mặt người dân vùng núi.
Ông Mè Văn Nay không giấu được niềm hạnh phúc bày tỏ: "Trải qua chiến tranh, người dân Trạm Tấu đã kiên cường, biết ơn Đảng, ơn Bác Hồ, người dân đoàn kết thi đua xây dựng cuộc sống mới. Nhìn con cháu sống trong bầu trời hòa bình, thoải mái thực hiện ước mơ, cuộc sống đổi thay, tôi cảm thấy vui và hạnh phúc lắm!”.
Trạm Tấu hôm nay nhờ thành công của các công trình khai hoang ruộng nước có trên 6.800 ha cây lương thực có hạt; trong đó, có gần 3.000 ha lúa và trên 3.300 ha ngô. Sản lượng lương thực có hạt dự ước năm 2018 đạt trên 22.700 tấn, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra, bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn huyện. Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm khoảng 7%; an sinh xã hội bảo đảm; an ninh trật tự được giữ vững. Tỷ lệ gia đình làng bản văn hóa được nâng cao.
Toàn huyện có 30 chi, đảng bộ trực thuộc với 2.061 đảng viên. Đội ngũ cán bộ, đảng viên có chất lượng năm sau cao hơn năm trước; đặc biệt là đảng viên người dân tộc, đảng viên ở nông thôn. Công tác giáo dục chính trị thường xuyên được đổi mới, nhờ vậy, sức mạnh của Đảng được khẳng định.
Đồng chí Giàng A Thào – Bí thư Huyện ủy Trạm Tấu cho biết: "Kết quả của 54 năm qua mãi là bài học kinh nghiệm quý giá để Đảng bộ huyện Trạm Tấu tiếp tục đổi mới, lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân đoàn kết, sáng tạo xây dựng huyện Trạm Tấu thoát nghèo bền vững”.
Dẫu biết rằng, phía trước còn nhiều gian khó nhưng tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần đoàn kết của nhân dân, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Trạm Tấu sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu nghị quyết đại hội Đảng các cấp đã đề ra, xây dựng huyện vùng cao phát triển toàn diện.