Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2020/NĐ-CP quy định chi tiết đối tượng, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi, hủy giá trị sử dụng giấy thông hành.
Đối tượng cấp giấy thông hành
Theo Nghị định, đối tượng được cấp giấy thông hành biên giới Việt Nam - Campuchia gồm cán bộ, công chức, viên chức, công nhân đang làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở tại tỉnh có chung đường biên giới với Campuchia được cử sang tỉnh biên giới đối diện của Campuchia công tác.
Đối tượng được cấp giấy thông hành biên giới Việt Nam - Lào gồm công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại tỉnh có chung đường biên giới với Lào; công dân Việt Nam không có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh có chung đường biên giới với Lào nhưng làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở tại tỉnh có chung đường biên giới với Lào.
Đối tượng được cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc gồm công dân Việt Nam thường trú tại các xã, phường, thị trấn tiếp giáp đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc; cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan nhà nước có trụ sở đóng tại huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của Việt Nam tiếp giáp đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc được cử sang vùng biên giới đối diện của Trung Quốc để công tác.
Trình tự thực hiện
Theo quy định, người đề nghị cấp giấy thông hành nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định.
Khi nộp hồ sơ, người đề nghị phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân còn giá trị sử dụng để đối chiếu.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả thì người được cử đi nộp hồ sơ xuất trình giấy giới thiệu, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân còn giá trị sử dụng của bản thân và của người ủy quyền để kiểm tra, đối chiếu.
Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ Luật dân sự, người chưa đủ 14 tuổi thông qua người đại diện hợp pháp của mình làm thủ tục.
Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành; kiểm tra, đối chiếu; thu lệ phí và cấp giấy hẹn trả kết quả.
Người đề nghị cấp giấy thông hành phải nộp lệ phí; nếu có yêu cầu nhận kết quả tại địa điểm khác với cơ quan quy định thì phải trả phí dịch vụ chuyển phát.
Nghị định nêu rõ, trường hợp bị mất giấy thông hành ở trong nước, trong thời hạn 48 giờ kể từ khi phát hiện giấy thông hành bị mất, người bị mất giấy thông hành trực tiếp nộp hoặc gửi đơn trình báo mất giấy thông hành theo mẫu cho cơ quan cấp giấy thông hành. Nếu vì lý do bất khả kháng không nộp hoặc gửi đơn theo thời hạn quy định thì phải giải thích cụ thể về lý do bất khả kháng.
Trường hợp bị mất giấy thông hành ở nước ngoài, trong thời hạn 48 giờ kể từ khi phát hiện giấy thông hành bị mất, người bị mất giấy thông hành phải báo cho cơ quan chức năng của nước sở tại để làm các thủ tục xác nhận việc mất giấy thông hành và được tạo điều kiện cho xuất cảnh; khi về nước phải trình báo về việc mất giấy thông hành với đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh của Việt Nam tại cửa khẩu.
1120 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2020/NĐ-CP quy định chi tiết đối tượng, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi, hủy giá trị sử dụng giấy thông hành.Đối tượng cấp giấy thông hành
Theo Nghị định, đối tượng được cấp giấy thông hành biên giới Việt Nam - Campuchia gồm cán bộ, công chức, viên chức, công nhân đang làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở tại tỉnh có chung đường biên giới với Campuchia được cử sang tỉnh biên giới đối diện của Campuchia công tác.
Đối tượng được cấp giấy thông hành biên giới Việt Nam - Lào gồm công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại tỉnh có chung đường biên giới với Lào; công dân Việt Nam không có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh có chung đường biên giới với Lào nhưng làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở tại tỉnh có chung đường biên giới với Lào.
Đối tượng được cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc gồm công dân Việt Nam thường trú tại các xã, phường, thị trấn tiếp giáp đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc; cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan nhà nước có trụ sở đóng tại huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của Việt Nam tiếp giáp đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc được cử sang vùng biên giới đối diện của Trung Quốc để công tác.
Trình tự thực hiện
Theo quy định, người đề nghị cấp giấy thông hành nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định.
Khi nộp hồ sơ, người đề nghị phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân còn giá trị sử dụng để đối chiếu.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả thì người được cử đi nộp hồ sơ xuất trình giấy giới thiệu, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân còn giá trị sử dụng của bản thân và của người ủy quyền để kiểm tra, đối chiếu.
Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ Luật dân sự, người chưa đủ 14 tuổi thông qua người đại diện hợp pháp của mình làm thủ tục.
Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành; kiểm tra, đối chiếu; thu lệ phí và cấp giấy hẹn trả kết quả.
Người đề nghị cấp giấy thông hành phải nộp lệ phí; nếu có yêu cầu nhận kết quả tại địa điểm khác với cơ quan quy định thì phải trả phí dịch vụ chuyển phát.
Nghị định nêu rõ, trường hợp bị mất giấy thông hành ở trong nước, trong thời hạn 48 giờ kể từ khi phát hiện giấy thông hành bị mất, người bị mất giấy thông hành trực tiếp nộp hoặc gửi đơn trình báo mất giấy thông hành theo mẫu cho cơ quan cấp giấy thông hành. Nếu vì lý do bất khả kháng không nộp hoặc gửi đơn theo thời hạn quy định thì phải giải thích cụ thể về lý do bất khả kháng.
Trường hợp bị mất giấy thông hành ở nước ngoài, trong thời hạn 48 giờ kể từ khi phát hiện giấy thông hành bị mất, người bị mất giấy thông hành phải báo cho cơ quan chức năng của nước sở tại để làm các thủ tục xác nhận việc mất giấy thông hành và được tạo điều kiện cho xuất cảnh; khi về nước phải trình báo về việc mất giấy thông hành với đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh của Việt Nam tại cửa khẩu.