CTTĐT - Vừa qua tại xã Đại Minh, huyện Yên Bình đã phối hợp với trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả của đề tài khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng bưởi Đại Minh.
Các hộ dân tham gia đề tài được tư vấn kỹ thuật chăm sóc cây bưởi đúng quy trình
Xã Đại Minh huyện Yên Bình hiện có hơn 200 ha bưởi trong đó có 150 ha đang trong thời kỳ kinh doanh. Những năm qua cây bưởi là cây kinh tế chủ lực giúp người dân Đại Minh xóa đói giảm nghèo. Dự kiến năm 2018 này người trồng bưởi Đại Minh có thu nhập gần 50 tỷ đồng. Nhằm xác định ảnh hưởng của phân hữu cơ, phân vi sinh, phân đa lượng, và chế phẩm vi sinh vật đến năng suất, chất lượng bưởi; đánh giá thực trạng thành phần dinh dưỡng đất trồng bưởi, chất lượng và tỷ lệ khô quả của bưởi Đại Minh; xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón cho cây bưởi. Năm 2016, xã Đại Minh đã phối hợp với Trung tâm Đào tạo theo nhu cầu xã hội của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên triển khai đề tài khoa học Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng bưởi Đại Minh. Tham gia mô hình có 10 hộ gia đình thuộc các thôn Đồng Danh và Cầu Mơ. Thực nghiệm trên gần 300 cây bưởi có tuổi đời từ 8 - 15 năm tuổi.
Sau 3 năm theo dõi các mô hình đến nay bước đầu đã thu được những kết quả tốt. Năng suất, chất lượng bưởi Đại Minh tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ đậu quả tăng, chất lượng quả mọng, mẫu mã đẹp, không khô tép. Chị Bùi Thị Loan thôn Cầu Mơ cho biết: “Nhà tôi có 40 cây bưởi 13 năm tuổi, từ khi áp dụng bón phân theo đúng tỷ lệ và quy trình kỹ thuật chất lượng trái bưởi tăng lên rõ rệt. Trước đây bưởi còn có gạo ( khô tép), nhưng bây giờ bưởi rất nhiều nước, vị ngọt đậm, múi mọng, vỏ mịn đẹp hơn. Về phân bón, gia đình tôi được hướng dẫn chủ yếu sử dụng là phân vi sinh và phân chuồng theo tỷ lệ cụ thể cho từng tuổi cây nên cây phát triển tốt, đất tơi xốp và nhiều mùn hơn”.
Tiến sĩ Trần Trung Kiên chủ nhiệm đề tài tiến hành thu thập mẫu quả để kiểm nghiệm đánh giá chất lượng.
Ngoài việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng bưởi, trong quá trình thực hiện đề tài, các nhà khoa học còn hướng dẫn bà con kỹ thuật canh tác, bón phân hợp lý, phòng trừ sâu bệnh, kết hợp với kỹ thuật tỉa cành, tạo tán. Nhờ vậy đã nâng cao năng suất, chất lượng bưởi góp phần cải thiện thu nhập cho các hộ dân. Hiện nay bình quân mỗi ha bưởi đặc sản Đại Minh cho thu nhập từ 250 - 300 triệu đồng. Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền - Chủ tịch UBND xã Đại Minh khẳng định : “Đề tài Khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng bưởi Đại Minh rất thiết thực với người trồng bưởi. Trong thời gian tới địa phương tiếp tục vận động người dân áp dụng những kiến thức kỹ thuật, quy trình bón phân đã được nghiên cứu vào chăm sóc cây bưởi để phát huy hiệu quả tiềm năng thế mạnh của cây bưởi đặc sản địa phương, giữ vững thương hiệu bưởi Đại Minh trên thị trường”.
Thành công của Đề tài khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất chất lượng bưởi Đại Minh, đã giúp người trồng bưởi có cơ hội được tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Phát huy hiệu quả tiềm năng thế mạnh của cây bưởi đặc sản Đại Minh, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng bưởi.
1595 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Yên Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Vừa qua tại xã Đại Minh, huyện Yên Bình đã phối hợp với trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả của đề tài khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng bưởi Đại Minh. Xã Đại Minh huyện Yên Bình hiện có hơn 200 ha bưởi trong đó có 150 ha đang trong thời kỳ kinh doanh. Những năm qua cây bưởi là cây kinh tế chủ lực giúp người dân Đại Minh xóa đói giảm nghèo. Dự kiến năm 2018 này người trồng bưởi Đại Minh có thu nhập gần 50 tỷ đồng. Nhằm xác định ảnh hưởng của phân hữu cơ, phân vi sinh, phân đa lượng, và chế phẩm vi sinh vật đến năng suất, chất lượng bưởi; đánh giá thực trạng thành phần dinh dưỡng đất trồng bưởi, chất lượng và tỷ lệ khô quả của bưởi Đại Minh; xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón cho cây bưởi. Năm 2016, xã Đại Minh đã phối hợp với Trung tâm Đào tạo theo nhu cầu xã hội của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên triển khai đề tài khoa học Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng bưởi Đại Minh. Tham gia mô hình có 10 hộ gia đình thuộc các thôn Đồng Danh và Cầu Mơ. Thực nghiệm trên gần 300 cây bưởi có tuổi đời từ 8 - 15 năm tuổi.
Sau 3 năm theo dõi các mô hình đến nay bước đầu đã thu được những kết quả tốt. Năng suất, chất lượng bưởi Đại Minh tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ đậu quả tăng, chất lượng quả mọng, mẫu mã đẹp, không khô tép. Chị Bùi Thị Loan thôn Cầu Mơ cho biết: “Nhà tôi có 40 cây bưởi 13 năm tuổi, từ khi áp dụng bón phân theo đúng tỷ lệ và quy trình kỹ thuật chất lượng trái bưởi tăng lên rõ rệt. Trước đây bưởi còn có gạo ( khô tép), nhưng bây giờ bưởi rất nhiều nước, vị ngọt đậm, múi mọng, vỏ mịn đẹp hơn. Về phân bón, gia đình tôi được hướng dẫn chủ yếu sử dụng là phân vi sinh và phân chuồng theo tỷ lệ cụ thể cho từng tuổi cây nên cây phát triển tốt, đất tơi xốp và nhiều mùn hơn”.
Tiến sĩ Trần Trung Kiên chủ nhiệm đề tài tiến hành thu thập mẫu quả để kiểm nghiệm đánh giá chất lượng.
Ngoài việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng bưởi, trong quá trình thực hiện đề tài, các nhà khoa học còn hướng dẫn bà con kỹ thuật canh tác, bón phân hợp lý, phòng trừ sâu bệnh, kết hợp với kỹ thuật tỉa cành, tạo tán. Nhờ vậy đã nâng cao năng suất, chất lượng bưởi góp phần cải thiện thu nhập cho các hộ dân. Hiện nay bình quân mỗi ha bưởi đặc sản Đại Minh cho thu nhập từ 250 - 300 triệu đồng. Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền - Chủ tịch UBND xã Đại Minh khẳng định : “Đề tài Khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng bưởi Đại Minh rất thiết thực với người trồng bưởi. Trong thời gian tới địa phương tiếp tục vận động người dân áp dụng những kiến thức kỹ thuật, quy trình bón phân đã được nghiên cứu vào chăm sóc cây bưởi để phát huy hiệu quả tiềm năng thế mạnh của cây bưởi đặc sản địa phương, giữ vững thương hiệu bưởi Đại Minh trên thị trường”.
Thành công của Đề tài khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất chất lượng bưởi Đại Minh, đã giúp người trồng bưởi có cơ hội được tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Phát huy hiệu quả tiềm năng thế mạnh của cây bưởi đặc sản Đại Minh, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng bưởi.