CTTĐT- Đó một trong những yêu cầu của UBND tỉnh đối với các sở, ngành, địa phương trên toàn tỉnh về việc tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức và kiểm tra hoạt động phát tán, nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh.
Hàng năm, Nhà nước đã bỏ ra rất nhiều kinh phí để diệt ốc bươu vàng nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả mong muốn.
Tại công văn này UBND tỉnh yêu cầu sở Tài nguyên và Môi trường Rà soát, đánh giá hiện trạng và mức độ xâm hại của các loài ngoại lai xâm hại hiện có và có nguy có xâm hại trên địa bàn tỉnh trên cơ sở Danh mục các loài ngoại lai xâm hại đã được ban hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; công bố danh mục loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh;
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành và địa phương có liên quan thanh tra, kiểm tra, rà soát đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đang có các hoạt động nuôi trồng, kinh doanh, phát tán loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh. Báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp quản lý và xử lý theo quy định.
Xây dựng và thực hiện chương trình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về loài ngoại lai xâm hại cho các nhóm đối tượng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc tham gia phát hiện và ngăn chặn sớm sự phát tán của sinh vật ngoại lai, các con đường lây lan, tác động của sinh vật ngoại lai đến đời sống, kinh tế, xã hội và môi trường và những việc người dân có thể làm hoặc tham gia được vào các hoạt động ngăn chặn sự lây lan.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, nghiên cứu các biện pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn giống cây trồng vật nuôi, chủ động ngăn chặn các con đường lây lan của sinh vật ngoại lai trong lĩnh vực quản lý của ngành.
Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường và các ngành, địa phương trong công tác quản lý nhà nước về đa dạng sinh học nói chung và sinh vật ngoại lai nói riêng, đặc biệt trong công tác thanh tra kiểm tra, tuyên truyền nâng cao nhận thức về loài ngoại lai xâm hại và các loài có nguy cơ xâm hại trong hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, không nuôi trồng, kinh doanh và sử dụng sinh vật ngoại lai vào các mục đích có thể gây nguy cơ phát tán, phát triển trên địa bàn (ví dụ trồng cây làm cây cảnh, hàng rào, chống xói mòn, nuôi ốc bươu vàng, rùa tai đỏ... làm thực phẩm).
Không ưu tiên phát triển và khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không được nuôi trồng tập trung các loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại đã xuất hiện tại Việt Nam như: cá chim trắng toàn thân, cá rô phi đen, cá trê phi... hoặc các loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại chưa xuất hiện tại Việt Nam như: cá hồi nâu, cóc mía, sóc nâu…Kiểm soát chặt chẽ nguồn vi sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Sở Công Thương: Tăng cường các biện pháp kiểm dịch, kiểm soát chặt chẽ và ngăn chặn các hình thức buôn bán trái phép các loài ngoại lại xâm hại vào địa bàn tỉnh dưới mọi hình thức.
Công an tỉnh: Tăng cường và chủ động trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh.
Các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tăng cường viết bài, phóng sự, chuyên trang, thời lượng phát sóng tuyên truyền về loài ngoại lai xâm hại trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Chủ động trong công tác phát hiện, phòng ngừa ngăn chặn sự phát tán của các loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn. Có biện pháp cụ thể quản lý hiệu quả các cơ sở nuôi trồng loài ngoại lai xâm hại tại địa phương, nếu có tình trạng phát tán sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh có biện pháp xử lý.
1542 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Đó một trong những yêu cầu của UBND tỉnh đối với các sở, ngành, địa phương trên toàn tỉnh về việc tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức và kiểm tra hoạt động phát tán, nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh.Tại công văn này UBND tỉnh yêu cầu sở Tài nguyên và Môi trường Rà soát, đánh giá hiện trạng và mức độ xâm hại của các loài ngoại lai xâm hại hiện có và có nguy có xâm hại trên địa bàn tỉnh trên cơ sở Danh mục các loài ngoại lai xâm hại đã được ban hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; công bố danh mục loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh;
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành và địa phương có liên quan thanh tra, kiểm tra, rà soát đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đang có các hoạt động nuôi trồng, kinh doanh, phát tán loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh. Báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp quản lý và xử lý theo quy định.
Xây dựng và thực hiện chương trình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về loài ngoại lai xâm hại cho các nhóm đối tượng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc tham gia phát hiện và ngăn chặn sớm sự phát tán của sinh vật ngoại lai, các con đường lây lan, tác động của sinh vật ngoại lai đến đời sống, kinh tế, xã hội và môi trường và những việc người dân có thể làm hoặc tham gia được vào các hoạt động ngăn chặn sự lây lan.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, nghiên cứu các biện pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn giống cây trồng vật nuôi, chủ động ngăn chặn các con đường lây lan của sinh vật ngoại lai trong lĩnh vực quản lý của ngành.
Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường và các ngành, địa phương trong công tác quản lý nhà nước về đa dạng sinh học nói chung và sinh vật ngoại lai nói riêng, đặc biệt trong công tác thanh tra kiểm tra, tuyên truyền nâng cao nhận thức về loài ngoại lai xâm hại và các loài có nguy cơ xâm hại trong hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, không nuôi trồng, kinh doanh và sử dụng sinh vật ngoại lai vào các mục đích có thể gây nguy cơ phát tán, phát triển trên địa bàn (ví dụ trồng cây làm cây cảnh, hàng rào, chống xói mòn, nuôi ốc bươu vàng, rùa tai đỏ... làm thực phẩm).
Không ưu tiên phát triển và khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không được nuôi trồng tập trung các loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại đã xuất hiện tại Việt Nam như: cá chim trắng toàn thân, cá rô phi đen, cá trê phi... hoặc các loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại chưa xuất hiện tại Việt Nam như: cá hồi nâu, cóc mía, sóc nâu…Kiểm soát chặt chẽ nguồn vi sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Sở Công Thương: Tăng cường các biện pháp kiểm dịch, kiểm soát chặt chẽ và ngăn chặn các hình thức buôn bán trái phép các loài ngoại lại xâm hại vào địa bàn tỉnh dưới mọi hình thức.
Công an tỉnh: Tăng cường và chủ động trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh.
Các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tăng cường viết bài, phóng sự, chuyên trang, thời lượng phát sóng tuyên truyền về loài ngoại lai xâm hại trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Chủ động trong công tác phát hiện, phòng ngừa ngăn chặn sự phát tán của các loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn. Có biện pháp cụ thể quản lý hiệu quả các cơ sở nuôi trồng loài ngoại lai xâm hại tại địa phương, nếu có tình trạng phát tán sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh có biện pháp xử lý.