CTTĐT - Là người khởi xướng đưa các loại rau, củ, quả chất lượng cao như: cà chua; súp lơ; dưa lê; dưa hấu… vào trồng trên đất lúa trở thành phong trào hiệu quả, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, ông Hoàng Văn Pành, sinh năm 1962, người dân tộc Thái ở tổ dân phố 2, phường Cầu Thia, Thị xã Nghĩa Lộ luôn mạnh dạn trồng thử nghiệm các loại rau màu để nhân rộng, phát triển diện tích sản xuất của gia đình. Đồng thời làm mô hình thực tế cho nông dân nơi đây học tập và sản xuất theo.
Ông Hoàng Văn Pành - Tổ dân phố 2, phường Cầu Thia chăm sóc bí xanh vụ đông 2018 - 2019
Tham quan mô hình chuyển đổi đất lúa sang trồng cây ăn quả, trồng các loại rau màu của gia đình ông Hoàng Văn Pành rộng khoảng 5.000 m2, cho thu nhập liên tục và ổn định là mô hình trồng chanh, cam, mận, mít kết hợp nuôi gà vườn với diện tích 1.500 m2. Thời điểm đầu tháng 11 chanh vào mùa chín mọng, 120 gốc chanh tứ thời và chanh đào của gia đình ông sai trĩu. Mỗi cây cho khoảng 40- 50 kg chanh. Ông Hoàng Văn Pành cho biết: “Gia đình tôi trồng chanh từ năm 2013 và được giá nhất từ 10 - 20.000 đồng/kg là vào thời điểm tháng giêng, tháng 5, tháng 6. Hiện nay đang mùa chanh chính vụ, xong giá bán đổ chỉ từ 3.000 - 5.000 đồng/kg. Tổng thu nhập từ chanh ổn định khoảng 30 triệu đồng/năm. Ngoài ra còn có 50 gốc cam, mận, mít đang mùa bói quả. Diện tích trồng cây ăn quả được gia đình ông rào cẩn thận để kết hợp nuôi gà vườn với quy mô hơn 100 con để bán trứng và bán gà thịt.
Diện tích trồng rau màu rộng hơn 3.000 m2 trồng bí xanh, cà chua, rau súp lơ, đậu bắp. Diện tích này được gia đình ông làm đất kỹ, đảm bảo đủ nước tưới tiêu, chăm sóc cẩn thận nên rau màu xanh tốt, cho thu hoạch sớm, bán được giá. Điểm mới trong vụ đông 2018 - 2019 là gia đình ông mạnh dạn trồng 400 m2 bí đá xanh. Ông Hoàng Văn Pành cho biết: “Vụ trước tôi đã trồng thí điểm 100 m2 thu hoạch được 2 tạ quả giá bán 12.000đ/kg cho thu về 2,4 triệu đồng. Vụ này trái vụ xong bí được chăm sóc đúng kỹ thuật nên rất sai quả dự kiến sẽ cho thu hoạch trên 10 tạ quả cho thu nhập trên 12 triệu đồng trừ chi phí đầu tư cây làm giàn, phân bón còn lại thu nhập 10 triệu đồng”. Ngoài ra ông tiếp tục trồng thử nghiệm 100 m2 đậu bắp để nhân rộng diện tích trong vụ tới vì đây là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, ngon lạ, rất ít hộ đưa vào trồng.
Với cách tính toán “ăn chắc mặc bền”, “lấy ngắn nuôi dài” mặc dù diện tích trồng cà chua, rau màu của các hộ trong tổ rất nhiều nhưng gia đình ông vẫn duy trì 1.000 m2 trồng cà chua; 300 m2 trồng súp lơ, bắp cải, su hào… vì đây là những loại rau màu đã trồng nhiều năm, có kinh nghiệm và thu hoạch ngắn ngày, giá trị kinh tế cao để ông có thu nhập trang trải tiền vật tư, phân bón, tiền chi tiêu sinh hoạt hàng ngày.
Tổng thu nhập từ 5.000 m2 đất màu và cây ăn quả, chăn nuôi cho gia đình nhà ông thu nhập trên 150 triệu đồng gấp hàng chục lần so với trồng lúa, giúp gia đình ông Hoàng Văn Pành có kinh tế vững chắc, nhà cửa khang trang, đầy đủ tiện nghi. Đặc biệt là có kinh nghiệm sản xuất truyền đạt lại cho con cháu và bà con nhân dân trong tổ dân phố, đưa phong trào mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng rau màu giá trị kinh tế cao của tổ 2, phường Cầu Thia trở thành điểm sáng trong phong trào sản xuất rau màu của Thị xã Nghĩa Lộ. Chia sẻ về thành công của mô hình, ông Hoàng Văn Pành cho biết: “Đã là nông dân thì phải chăm chỉ, chịu khó “Một nắng hai sương”. Cộng với việc tích cực nghiên cứu ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; chủ động mạnh dạn thí điểm trồng các giống cây mới phù hợp với đồng đất, khí hậu, phương pháp canh tác. Đồng thời nắm bắt nhu cầu người tiêu dùng, áp dụng mô hình sản xuất thực phẩm sạch thì nhất định sẽ thành công và bền vững”.
1211 lượt xem
CTV: Thu Hằng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Là người khởi xướng đưa các loại rau, củ, quả chất lượng cao như: cà chua; súp lơ; dưa lê; dưa hấu… vào trồng trên đất lúa trở thành phong trào hiệu quả, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, ông Hoàng Văn Pành, sinh năm 1962, người dân tộc Thái ở tổ dân phố 2, phường Cầu Thia, Thị xã Nghĩa Lộ luôn mạnh dạn trồng thử nghiệm các loại rau màu để nhân rộng, phát triển diện tích sản xuất của gia đình. Đồng thời làm mô hình thực tế cho nông dân nơi đây học tập và sản xuất theo.Tham quan mô hình chuyển đổi đất lúa sang trồng cây ăn quả, trồng các loại rau màu của gia đình ông Hoàng Văn Pành rộng khoảng 5.000 m2, cho thu nhập liên tục và ổn định là mô hình trồng chanh, cam, mận, mít kết hợp nuôi gà vườn với diện tích 1.500 m2. Thời điểm đầu tháng 11 chanh vào mùa chín mọng, 120 gốc chanh tứ thời và chanh đào của gia đình ông sai trĩu. Mỗi cây cho khoảng 40- 50 kg chanh. Ông Hoàng Văn Pành cho biết: “Gia đình tôi trồng chanh từ năm 2013 và được giá nhất từ 10 - 20.000 đồng/kg là vào thời điểm tháng giêng, tháng 5, tháng 6. Hiện nay đang mùa chanh chính vụ, xong giá bán đổ chỉ từ 3.000 - 5.000 đồng/kg. Tổng thu nhập từ chanh ổn định khoảng 30 triệu đồng/năm. Ngoài ra còn có 50 gốc cam, mận, mít đang mùa bói quả. Diện tích trồng cây ăn quả được gia đình ông rào cẩn thận để kết hợp nuôi gà vườn với quy mô hơn 100 con để bán trứng và bán gà thịt.
Diện tích trồng rau màu rộng hơn 3.000 m2 trồng bí xanh, cà chua, rau súp lơ, đậu bắp. Diện tích này được gia đình ông làm đất kỹ, đảm bảo đủ nước tưới tiêu, chăm sóc cẩn thận nên rau màu xanh tốt, cho thu hoạch sớm, bán được giá. Điểm mới trong vụ đông 2018 - 2019 là gia đình ông mạnh dạn trồng 400 m2 bí đá xanh. Ông Hoàng Văn Pành cho biết: “Vụ trước tôi đã trồng thí điểm 100 m2 thu hoạch được 2 tạ quả giá bán 12.000đ/kg cho thu về 2,4 triệu đồng. Vụ này trái vụ xong bí được chăm sóc đúng kỹ thuật nên rất sai quả dự kiến sẽ cho thu hoạch trên 10 tạ quả cho thu nhập trên 12 triệu đồng trừ chi phí đầu tư cây làm giàn, phân bón còn lại thu nhập 10 triệu đồng”. Ngoài ra ông tiếp tục trồng thử nghiệm 100 m2 đậu bắp để nhân rộng diện tích trong vụ tới vì đây là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, ngon lạ, rất ít hộ đưa vào trồng.
Với cách tính toán “ăn chắc mặc bền”, “lấy ngắn nuôi dài” mặc dù diện tích trồng cà chua, rau màu của các hộ trong tổ rất nhiều nhưng gia đình ông vẫn duy trì 1.000 m2 trồng cà chua; 300 m2 trồng súp lơ, bắp cải, su hào… vì đây là những loại rau màu đã trồng nhiều năm, có kinh nghiệm và thu hoạch ngắn ngày, giá trị kinh tế cao để ông có thu nhập trang trải tiền vật tư, phân bón, tiền chi tiêu sinh hoạt hàng ngày.
Tổng thu nhập từ 5.000 m2 đất màu và cây ăn quả, chăn nuôi cho gia đình nhà ông thu nhập trên 150 triệu đồng gấp hàng chục lần so với trồng lúa, giúp gia đình ông Hoàng Văn Pành có kinh tế vững chắc, nhà cửa khang trang, đầy đủ tiện nghi. Đặc biệt là có kinh nghiệm sản xuất truyền đạt lại cho con cháu và bà con nhân dân trong tổ dân phố, đưa phong trào mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng rau màu giá trị kinh tế cao của tổ 2, phường Cầu Thia trở thành điểm sáng trong phong trào sản xuất rau màu của Thị xã Nghĩa Lộ. Chia sẻ về thành công của mô hình, ông Hoàng Văn Pành cho biết: “Đã là nông dân thì phải chăm chỉ, chịu khó “Một nắng hai sương”. Cộng với việc tích cực nghiên cứu ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; chủ động mạnh dạn thí điểm trồng các giống cây mới phù hợp với đồng đất, khí hậu, phương pháp canh tác. Đồng thời nắm bắt nhu cầu người tiêu dùng, áp dụng mô hình sản xuất thực phẩm sạch thì nhất định sẽ thành công và bền vững”.