Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 68/2020/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí chi thường xuyên thực hiện duy tu, bảo dưỡng đê điều và xử lý cấp bách sự cố đê điều.
Ảnh minh họa
Thông tư nêu rõ, ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí chi thường xuyên để thực hiện duy tu, bảo dưỡng đê điều và xử lý cấp bách sự cố đê điều đối với các tuyến đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II và cấp III; hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, sửa chữa đột xuất, xử lý cấp bách sự cố do thiên tai, mưa lũ đối với các tuyến đê cấp IV và cấp V do địa phương quản lý, theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí chi thường xuyên để thực hiện duy tu, bảo dưỡng đê điều và xử lý cấp bách sự cố đê điều đối với các tuyến đê cấp IV và cấp V.
Thông tư cũng quy định rõ nội dung chi duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều từ nguồn ngân sách trung ương. Theo đó, nội dung chi duy tu, bảo dưỡng đê điều gồm: Sửa chữa, cải tạo, gia cố mặt đê; sửa chữa gia cố đường gom, đường hành lang chân đê, dốc lên xuống đê trong phạm vi bảo vệ đê điều; đắp đất, trồng cây chắn sóng; kiểm tra hiện trạng kè bảo vệ đê; chi tu sửa các hư hỏng nhỏ của kè; bổ sung, sửa chữa các công trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ đê điều…
Nội dung chi xử lý cấp bách sự cố đê điều gồm: Xử lý nứt đê; xử lý sụt, lún thân đê; xử lý rò rỉ, thấm, tổ mối và các khuyết tật khác trong thân đê; xử lý trường hợp nước lũ tràn qua đỉnh đê; hàn khẩu đê…
Đối với nội dung chi duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều từ nguồn ngân sách địa phương, Thông tư nêu rõ, căn cứ nội dung chi duy tu, bảo dưỡng đê điều quy định nêu trên; thực trạng hệ thống đê điều do địa phương quản lý và khả năng kinh phí; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nội dung, nhiệm vụ chi duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều hệ thống đê điều do địa phương quản lý cho phù hợp, bảo đảm an toàn tuyến đê do địa phương quản lý.
Mức chi thực hiện các nội dung duy tu, bảo dưỡng đê điều theo định mức, đơn giá, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2020.
1234 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 68/2020/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí chi thường xuyên thực hiện duy tu, bảo dưỡng đê điều và xử lý cấp bách sự cố đê điều.Thông tư nêu rõ, ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí chi thường xuyên để thực hiện duy tu, bảo dưỡng đê điều và xử lý cấp bách sự cố đê điều đối với các tuyến đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II và cấp III; hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, sửa chữa đột xuất, xử lý cấp bách sự cố do thiên tai, mưa lũ đối với các tuyến đê cấp IV và cấp V do địa phương quản lý, theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí chi thường xuyên để thực hiện duy tu, bảo dưỡng đê điều và xử lý cấp bách sự cố đê điều đối với các tuyến đê cấp IV và cấp V.
Thông tư cũng quy định rõ nội dung chi duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều từ nguồn ngân sách trung ương. Theo đó, nội dung chi duy tu, bảo dưỡng đê điều gồm: Sửa chữa, cải tạo, gia cố mặt đê; sửa chữa gia cố đường gom, đường hành lang chân đê, dốc lên xuống đê trong phạm vi bảo vệ đê điều; đắp đất, trồng cây chắn sóng; kiểm tra hiện trạng kè bảo vệ đê; chi tu sửa các hư hỏng nhỏ của kè; bổ sung, sửa chữa các công trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ đê điều…
Nội dung chi xử lý cấp bách sự cố đê điều gồm: Xử lý nứt đê; xử lý sụt, lún thân đê; xử lý rò rỉ, thấm, tổ mối và các khuyết tật khác trong thân đê; xử lý trường hợp nước lũ tràn qua đỉnh đê; hàn khẩu đê…
Đối với nội dung chi duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều từ nguồn ngân sách địa phương, Thông tư nêu rõ, căn cứ nội dung chi duy tu, bảo dưỡng đê điều quy định nêu trên; thực trạng hệ thống đê điều do địa phương quản lý và khả năng kinh phí; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nội dung, nhiệm vụ chi duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều hệ thống đê điều do địa phương quản lý cho phù hợp, bảo đảm an toàn tuyến đê do địa phương quản lý.
Mức chi thực hiện các nội dung duy tu, bảo dưỡng đê điều theo định mức, đơn giá, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2020.