CTTĐT - Thời gian qua thông qua nguồn vốn hỗ trợ khuyến công, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ đã được hỗ trợ đầu tư mới, mở rộng sản xuất. Từ đó, đã góp phần thúc đẩy kinh tế của thị xã Nghĩa Lộ ngày càng phát triển.
Xưởng sản xuất gỗ nhà anh Hùng Mạnh được hỗ trợ máy xẻ gỗ
Cơ sở sản xuất gạch không nung của hộ gia đình chị Nguyễn Thị Thanh – Tổ dân phố 8, phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ được thành lập từ năm 2008, với quy mô một máy sản xuất gạch không nung, công suất 2.500 viên gạch/ngày, không đủ cung ứng ra thị trường. Năm 2018, cơ sở được hỗ trợ gần 53 triệu đồng theo chương trình khuyến công của tỉnh Yên Bái. Cơ sở đã mua thêm 1 máy sản xuất gạch, đưa công suất đạt 5.000 viên gạch/ 1 ngày, giải quyết việc làm thường xuyên cho 8 lao động địa phương, với mức lương 6 triệu đồng/người/ tháng. Sản phẩm gạch của cơ sở chủ yếu cung cấp ra thị trường thị xã Nghĩa Lộ; một số xã, thị trấn của huyện Văn Chấn và huyện Trạm Tấu. Bà Nguyễn Thị Thanh – Chủ cơ sở sản xuất gạch không nung tổ dân phố 8, phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ cho biết: Từ ngày được hỗ trợ tiền mua thêm một máy sản xuất gạch chất lượng sản phẩm và năng suất được tăng lên, thu nhập cũng cao hơn hẳn.
Cơ sở sản xuất ván thanh từ gỗ rừng trồng của hộ gia đình Anh Hùng Mạnh – Thôn Ả Hạ, xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ được thành lập từ tháng 10/2017. Những ngày đầu mới đi vào hoạt động, cơ sở gặp không ít khó khăn. Bên cạnh vấn đề về vốn đầu tư cơ sở vật chất, nguyên liệu sản xuất, thì máy móc cũng là một trở ngại không nhỏ đối với cơ sở. Từ đó, việc tìm kiếm thị trường, đầu ra đối với sản phẩm ván thanh là vấn đề khó mà cơ sở từng phải đối mặt. Năm 2018, được sự hỗ trợ 120 triệu đồng theo chương trình khuyến công của tỉnh, từ nguồn vốn đó cơ sở đã đầu tư mua máy xẻ, máy mài để sản xuất ván thanh tiêu chuẩn đóng bao bì hòm đạn của bộ Quốc phòng. Nhờ đó, đơn đặt hàng đã dần ổn định, đã tạo thêm việc làm cho gần 10 lao động, với mức lương 4,5 – 6 triệu đồng/ tháng.
Thực tế cho thấy, các chương trình, đề án hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công được triển khai tại thị xã Nghĩa Lộ đang dần phát huy hiệu quả thiết thực trong việc khuyến khích, thúc đẩy phát triển thương mại dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thị xã. Kết quả, tính đến hết tháng 10/2018 giá trị sản xuất CN – TTCN của thị xã đạt trên 108 tỷ đồng, đạt 85% Nghị quyết. Riêng năm 2018 này, thị xã có 3 cơ sở được hỗ trợ vốn theo đề án khuyến công của tỉnh, với tổng kinh phí gần 250 triệu đồng. Với sự hỗ trợ kịp thời của chương trình, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ trên địa bàn thị xã đã có thêm điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới máy móc hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đưa kinh tế thị xã phát triển bền vững.
Ông Phạm Hồng Sơn – Phó trưởng phòng kinh tế thị xã Nghĩa Lộ cho biết: Từ những hiệu quả thiết thực từ nguồn vốn khuyến công mang lại đối với sự chuyển dịch kinh tế tại thị xã Nghĩa Lộ, trong thời gian tới thị xã Nghĩa Lộ sẽ tiếp tục làm tốt công tác phối hợp, hỗ trợ các đơn vị về máy móc, gian hàng theo chương trình khuyến công hàng năm. Qua đó, đưa kinh tế thị xã phát triển bền vững, sớm hoàn thành đô thị loại 3 trong tương lai gần, tiến gần hơn đến mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững./.
1199 lượt xem
CTV: Thùy Hương - Xuân Thắng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thời gian qua thông qua nguồn vốn hỗ trợ khuyến công, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ đã được hỗ trợ đầu tư mới, mở rộng sản xuất. Từ đó, đã góp phần thúc đẩy kinh tế của thị xã Nghĩa Lộ ngày càng phát triển.Cơ sở sản xuất gạch không nung của hộ gia đình chị Nguyễn Thị Thanh – Tổ dân phố 8, phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ được thành lập từ năm 2008, với quy mô một máy sản xuất gạch không nung, công suất 2.500 viên gạch/ngày, không đủ cung ứng ra thị trường. Năm 2018, cơ sở được hỗ trợ gần 53 triệu đồng theo chương trình khuyến công của tỉnh Yên Bái. Cơ sở đã mua thêm 1 máy sản xuất gạch, đưa công suất đạt 5.000 viên gạch/ 1 ngày, giải quyết việc làm thường xuyên cho 8 lao động địa phương, với mức lương 6 triệu đồng/người/ tháng. Sản phẩm gạch của cơ sở chủ yếu cung cấp ra thị trường thị xã Nghĩa Lộ; một số xã, thị trấn của huyện Văn Chấn và huyện Trạm Tấu. Bà Nguyễn Thị Thanh – Chủ cơ sở sản xuất gạch không nung tổ dân phố 8, phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ cho biết: Từ ngày được hỗ trợ tiền mua thêm một máy sản xuất gạch chất lượng sản phẩm và năng suất được tăng lên, thu nhập cũng cao hơn hẳn.
Cơ sở sản xuất ván thanh từ gỗ rừng trồng của hộ gia đình Anh Hùng Mạnh – Thôn Ả Hạ, xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ được thành lập từ tháng 10/2017. Những ngày đầu mới đi vào hoạt động, cơ sở gặp không ít khó khăn. Bên cạnh vấn đề về vốn đầu tư cơ sở vật chất, nguyên liệu sản xuất, thì máy móc cũng là một trở ngại không nhỏ đối với cơ sở. Từ đó, việc tìm kiếm thị trường, đầu ra đối với sản phẩm ván thanh là vấn đề khó mà cơ sở từng phải đối mặt. Năm 2018, được sự hỗ trợ 120 triệu đồng theo chương trình khuyến công của tỉnh, từ nguồn vốn đó cơ sở đã đầu tư mua máy xẻ, máy mài để sản xuất ván thanh tiêu chuẩn đóng bao bì hòm đạn của bộ Quốc phòng. Nhờ đó, đơn đặt hàng đã dần ổn định, đã tạo thêm việc làm cho gần 10 lao động, với mức lương 4,5 – 6 triệu đồng/ tháng.
Thực tế cho thấy, các chương trình, đề án hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công được triển khai tại thị xã Nghĩa Lộ đang dần phát huy hiệu quả thiết thực trong việc khuyến khích, thúc đẩy phát triển thương mại dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thị xã. Kết quả, tính đến hết tháng 10/2018 giá trị sản xuất CN – TTCN của thị xã đạt trên 108 tỷ đồng, đạt 85% Nghị quyết. Riêng năm 2018 này, thị xã có 3 cơ sở được hỗ trợ vốn theo đề án khuyến công của tỉnh, với tổng kinh phí gần 250 triệu đồng. Với sự hỗ trợ kịp thời của chương trình, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ trên địa bàn thị xã đã có thêm điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới máy móc hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đưa kinh tế thị xã phát triển bền vững.
Ông Phạm Hồng Sơn – Phó trưởng phòng kinh tế thị xã Nghĩa Lộ cho biết: Từ những hiệu quả thiết thực từ nguồn vốn khuyến công mang lại đối với sự chuyển dịch kinh tế tại thị xã Nghĩa Lộ, trong thời gian tới thị xã Nghĩa Lộ sẽ tiếp tục làm tốt công tác phối hợp, hỗ trợ các đơn vị về máy móc, gian hàng theo chương trình khuyến công hàng năm. Qua đó, đưa kinh tế thị xã phát triển bền vững, sớm hoàn thành đô thị loại 3 trong tương lai gần, tiến gần hơn đến mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững./.