CTTĐT - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái liên quan đến việc xem xét tăng mức hỗ trợ trồng rừng phòng hộ, sản xuất; Hỗ trợ gạo cho các hộ nghèo tham gia trồng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ; trồng rừng phòng hộ thay thế nương rẫy theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ và Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ…
Ảnh minh họa
Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIV, sau các đợt tiếp xúc cử tri, cử tri tỉnh Yên kiến nghị Chính phủ xem xét tăng mức hỗ trợ trồng rừng phòng hộ, sản xuất; Hỗ trợ gạo cho các hộ nghèo tham gia trồng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ; trồng rừng phòng hộ thay thế nương rẫy theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020 và Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời tại văn bản số 5151/BNN-TCLN ngày 19/7/2019 như sau:
Thời gian qua, mặc dù ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, Chính phủ đã ban hành các chính sách về bảo vệ và phát triển rừng theo hướng nâng mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là đối với đối tượng hộ nghèo. Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 9/9/2015 của Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020, quy định:
- Hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ: từ 5,0 đến 10 triệu đồng/ha, tăng gấp 2 lần so với mức hỗ trợ giai đoạn 2011-2015.
- Diện tích đất được quy hoạch trồng rừng phòng hộ đã giao cho hộ gia đình: được Nhà nước cấp kinh phí theo thiết kế - dự toán để trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và được hưởng lợi từ rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
- Hộ gia đình nghèo tham gia trồng rừng thay thế nương rẫy được trợ cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực.
Ngoài ra đối với diện tích rừng thuộc đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, đối tượng hưởng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng gồm: Chủ rừng, Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hợp đồng nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng là tổ chức do Nhà nước thành lập; Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật. Năm 2018, tỉnh Yên Bái thu được 124,6 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, chi trả cho 170 nghìn ha rừng, chiếm 36% tổng diện tích rừng của tỉnh.
Trước mắt, đề nghị tỉnh Yên Bái tiếp tục thực hiện theo các cơ chế, chính sách hiện hành; khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp để tăng cường nguồn lực đầu tư cho phát triển lâm nghiệp, góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân. Đồng thời, xây dựng, phê duyệt đề án trợ cấp gạo cho người dân tham gia bảo vệ phát triển rừng, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ghi nhận kiến nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái. Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực lâm nghiệp.
990 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái liên quan đến việc xem xét tăng mức hỗ trợ trồng rừng phòng hộ, sản xuất; Hỗ trợ gạo cho các hộ nghèo tham gia trồng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ; trồng rừng phòng hộ thay thế nương rẫy theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ và Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ…Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIV, sau các đợt tiếp xúc cử tri, cử tri tỉnh Yên kiến nghị Chính phủ xem xét tăng mức hỗ trợ trồng rừng phòng hộ, sản xuất; Hỗ trợ gạo cho các hộ nghèo tham gia trồng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ; trồng rừng phòng hộ thay thế nương rẫy theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020 và Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời tại văn bản số 5151/BNN-TCLN ngày 19/7/2019 như sau:
Thời gian qua, mặc dù ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, Chính phủ đã ban hành các chính sách về bảo vệ và phát triển rừng theo hướng nâng mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là đối với đối tượng hộ nghèo. Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 9/9/2015 của Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020, quy định:
- Hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ: từ 5,0 đến 10 triệu đồng/ha, tăng gấp 2 lần so với mức hỗ trợ giai đoạn 2011-2015.
- Diện tích đất được quy hoạch trồng rừng phòng hộ đã giao cho hộ gia đình: được Nhà nước cấp kinh phí theo thiết kế - dự toán để trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và được hưởng lợi từ rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
- Hộ gia đình nghèo tham gia trồng rừng thay thế nương rẫy được trợ cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực.
Ngoài ra đối với diện tích rừng thuộc đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, đối tượng hưởng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng gồm: Chủ rừng, Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hợp đồng nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng là tổ chức do Nhà nước thành lập; Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật. Năm 2018, tỉnh Yên Bái thu được 124,6 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, chi trả cho 170 nghìn ha rừng, chiếm 36% tổng diện tích rừng của tỉnh.
Trước mắt, đề nghị tỉnh Yên Bái tiếp tục thực hiện theo các cơ chế, chính sách hiện hành; khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp để tăng cường nguồn lực đầu tư cho phát triển lâm nghiệp, góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân. Đồng thời, xây dựng, phê duyệt đề án trợ cấp gạo cho người dân tham gia bảo vệ phát triển rừng, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ghi nhận kiến nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái. Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực lâm nghiệp.