CTTĐT - Xác định trong mùa đông 2018-2019 thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, bất thường, sẽ có những đợt rét đậm, rét hại kéo dài, để tránh thiệt hại trên đàn gia súc, huyện Lục Yên đã tăng cường tuyên truyền, vận động người dân làm tốt công tác phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi.
Lục Yên tuyên truyền người dân không thả rông gia súc trong mùa đông
Huyện Lục Yên hiện có tổng trên 19.400 con trâu, 1.450 con bò. Để chủ động phòng, chống đói, rét cho gia súc trong vụ đông xuân 2018 - 2019, UBND huyện Lục Yên đã xây dựng kế hoạch phòng, chống cùng các biện pháp phòng, chống đói, rét cho gia súc, gia cầm được triển khai đồng bộ nhiều giải pháp từ cuối mùa thu. Đồng thời chỉ đạo các bộ phận chuyên môn phối hợp với các xã, thị trấn hướng dẫn nông dân thực hiện các giải pháp phòng, chống đói, rét cho gia súc ngay từ đầu vụ.
Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp và UBND các xã, thị trấn đã tổ chức hướng dẫn người chăn nuôi, rà soát toàn bộ các hộ chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn các xã, thị trấn, nắm rõ danh sách các hộ chưa có chuồng nuôi để vận động các hộ đầu tư làm chuồng trại đảm bảo vệ sinh thú y và phòng, chống đói, rét cho gia súc...
Để bảo đảm đủ thức ăn cho đàn gia súc trong tiết trời lạnh giá, huyện vận động nhân dân thực hiện các biện pháp bảo quản và dự trữ thức ăn, nhất là rơm rạ, cỏ khô; chế biến thức ăn ủ chua, rơm ủ urê; tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu, bò, đảm bảo bình quân 5 - 7 kg rơm, rạ hoặc cỏ khô/con/ngày; vận động người dân không thả rông gia súc trên rừng, núi, chủ động đưa gia súc về chuồng nuôi nhốt, trong chuồng kín gió, nền chuồng khô ráo, sưởi ấm vào ban đêm; tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trâu, bò già, yếu; gia súc non cần có chế độ nuôi dưỡng phù hợp để tăng cường phòng, chống rét và dịch bệnh; hướng dẫn các hộ chăn nuôi thường xuyên vệ sinh chuồng trại, thu gom phân, rác độn chuồng bảo đảm nền chuồng luôn khô ráo, không bị đọng nước.
Các xã vùng cao đưa gia súc thả rông về chuồng trại trước khi trời rét để chăm sóc và theo dõi. Những ngày giá rét khi nhiệt độ ngoài trời dưới 120C, tuyên truyền vận động người dân không chăn thả tự do, trâu, bò được nuôi nhốt tại chuồng có kiểm soát, thành phần dinh dưỡng bổ sung thức ăn tinh bột, đá liếm, nước uống ấm... để nâng cao sức đề kháng, đủ năng lượng chống rét và một số bệnh dịch. Ông Tăng Kết Dư - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên cho biết: “Qua kiểm tra, đánh giá của ngành chuyên môn, từ đầu mùa đông đến nay do làm tốt công tác chuẩn bị, tích cực, chủ động phòng chống đói, rét, dịch bệnh nên đàn vật nuôi trên địa bàn huyện ổn định, chưa có thiệt hại”.
Việc chủ động phòng, chống rét và dịch bệnh trong mùa đông cho đàn gia súc không chỉ góp phần bảo vệ tài sản lớn của người nông dân mà còn đóng vai trò quan trọng nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển chăn nuôi đại gia súc ở huyện Lục Yên một cách hiệu quả và bền vững. Do vậy, chính quyền địa phương, ngành chức năng cũng như người dân không chủ quan với mọi điều kiện thời tiết, ngay cả thời điểm cuối mùa xuân.
1058 lượt xem
CTV: Anh Tịnh - Duy Khánh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định trong mùa đông 2018-2019 thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, bất thường, sẽ có những đợt rét đậm, rét hại kéo dài, để tránh thiệt hại trên đàn gia súc, huyện Lục Yên đã tăng cường tuyên truyền, vận động người dân làm tốt công tác phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi.Huyện Lục Yên hiện có tổng trên 19.400 con trâu, 1.450 con bò. Để chủ động phòng, chống đói, rét cho gia súc trong vụ đông xuân 2018 - 2019, UBND huyện Lục Yên đã xây dựng kế hoạch phòng, chống cùng các biện pháp phòng, chống đói, rét cho gia súc, gia cầm được triển khai đồng bộ nhiều giải pháp từ cuối mùa thu. Đồng thời chỉ đạo các bộ phận chuyên môn phối hợp với các xã, thị trấn hướng dẫn nông dân thực hiện các giải pháp phòng, chống đói, rét cho gia súc ngay từ đầu vụ.
Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp và UBND các xã, thị trấn đã tổ chức hướng dẫn người chăn nuôi, rà soát toàn bộ các hộ chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn các xã, thị trấn, nắm rõ danh sách các hộ chưa có chuồng nuôi để vận động các hộ đầu tư làm chuồng trại đảm bảo vệ sinh thú y và phòng, chống đói, rét cho gia súc...
Để bảo đảm đủ thức ăn cho đàn gia súc trong tiết trời lạnh giá, huyện vận động nhân dân thực hiện các biện pháp bảo quản và dự trữ thức ăn, nhất là rơm rạ, cỏ khô; chế biến thức ăn ủ chua, rơm ủ urê; tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu, bò, đảm bảo bình quân 5 - 7 kg rơm, rạ hoặc cỏ khô/con/ngày; vận động người dân không thả rông gia súc trên rừng, núi, chủ động đưa gia súc về chuồng nuôi nhốt, trong chuồng kín gió, nền chuồng khô ráo, sưởi ấm vào ban đêm; tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trâu, bò già, yếu; gia súc non cần có chế độ nuôi dưỡng phù hợp để tăng cường phòng, chống rét và dịch bệnh; hướng dẫn các hộ chăn nuôi thường xuyên vệ sinh chuồng trại, thu gom phân, rác độn chuồng bảo đảm nền chuồng luôn khô ráo, không bị đọng nước.
Các xã vùng cao đưa gia súc thả rông về chuồng trại trước khi trời rét để chăm sóc và theo dõi. Những ngày giá rét khi nhiệt độ ngoài trời dưới 120C, tuyên truyền vận động người dân không chăn thả tự do, trâu, bò được nuôi nhốt tại chuồng có kiểm soát, thành phần dinh dưỡng bổ sung thức ăn tinh bột, đá liếm, nước uống ấm... để nâng cao sức đề kháng, đủ năng lượng chống rét và một số bệnh dịch. Ông Tăng Kết Dư - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên cho biết: “Qua kiểm tra, đánh giá của ngành chuyên môn, từ đầu mùa đông đến nay do làm tốt công tác chuẩn bị, tích cực, chủ động phòng chống đói, rét, dịch bệnh nên đàn vật nuôi trên địa bàn huyện ổn định, chưa có thiệt hại”.
Việc chủ động phòng, chống rét và dịch bệnh trong mùa đông cho đàn gia súc không chỉ góp phần bảo vệ tài sản lớn của người nông dân mà còn đóng vai trò quan trọng nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển chăn nuôi đại gia súc ở huyện Lục Yên một cách hiệu quả và bền vững. Do vậy, chính quyền địa phương, ngành chức năng cũng như người dân không chủ quan với mọi điều kiện thời tiết, ngay cả thời điểm cuối mùa xuân.