Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định 201/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Lực lượng dự bị động viên năm 2019.
Ảnh minh họa
Mục đích của Kế hoạch nhằm xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương nhằm bảo đảm triển khai thi hành Luật kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.
Thủ tướng yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ phải tích cực, chủ động triển khai thực hiện kế hoạch đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương phải có lộ trình cụ thể để bảo đảm từ ngày 1/7/2020 Luật được thực hiện thống nhất, đầy đủ, đồng bộ trên phạm vi cả nước.
Theo Kế hoạch, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật về Lực lượng dự bị động viên và văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, báo cáo về Bộ Quốc phòng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với Luật; thời gian hoàn thành vào tháng 2/2020.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan liên quan có trách nhiệm xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật triển khai thi hành Luật có hiệu lực đồng thời với Luật Lực lượng dự bị động viên; xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai thực hiện Luật theo Kế hoạch.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để bảo đảm phù hợp với Luật và các Nghị định của Chính phủ
Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, cơ quan báo chí, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương và cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản quy định chi tiết thi hành với nội dung, hình thức phù hợp cho từng đối tượng nhằm thống nhất nhận thức pháp luật và trách nhiệm xây dựng Lực lượng dự bị động viên hùng hậu, nhất là trên các địa bàn chiến lược, trọng yếu, biên giới, biển, đảo, vùng sâu, vùng xa.
Tổ chức tập huấn Luật cho cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức, địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân nhằm nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thi hành Luật.
Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn pháp luật về Lực lượng dự bị động viên phải có Đề án, Kế hoạch, triển khai đồng bộ, sâu rộng, thiết thực và hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu biên soạn tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật và các văn bản thi hành Luật.
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch được sử dụng trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
Luật Lực lượng dự bị động viên số 53/2019/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 8, ngày 26/11/2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020.
Luật Lực lượng dự bị động viên bao gồm 5 Chương, 41 Điều quy định về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên; chế độ, chính sách; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.
|
2077 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định 201/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Lực lượng dự bị động viên năm 2019.Mục đích của Kế hoạch nhằm xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương nhằm bảo đảm triển khai thi hành Luật kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.
Thủ tướng yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ phải tích cực, chủ động triển khai thực hiện kế hoạch đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương phải có lộ trình cụ thể để bảo đảm từ ngày 1/7/2020 Luật được thực hiện thống nhất, đầy đủ, đồng bộ trên phạm vi cả nước.
Theo Kế hoạch, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật về Lực lượng dự bị động viên và văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, báo cáo về Bộ Quốc phòng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với Luật; thời gian hoàn thành vào tháng 2/2020.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan liên quan có trách nhiệm xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật triển khai thi hành Luật có hiệu lực đồng thời với Luật Lực lượng dự bị động viên; xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai thực hiện Luật theo Kế hoạch.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để bảo đảm phù hợp với Luật và các Nghị định của Chính phủ
Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, cơ quan báo chí, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương và cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản quy định chi tiết thi hành với nội dung, hình thức phù hợp cho từng đối tượng nhằm thống nhất nhận thức pháp luật và trách nhiệm xây dựng Lực lượng dự bị động viên hùng hậu, nhất là trên các địa bàn chiến lược, trọng yếu, biên giới, biển, đảo, vùng sâu, vùng xa.
Tổ chức tập huấn Luật cho cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức, địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân nhằm nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thi hành Luật.
Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn pháp luật về Lực lượng dự bị động viên phải có Đề án, Kế hoạch, triển khai đồng bộ, sâu rộng, thiết thực và hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu biên soạn tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật và các văn bản thi hành Luật.
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch được sử dụng trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
Luật Lực lượng dự bị động viên số 53/2019/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 8, ngày 26/11/2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020.
Luật Lực lượng dự bị động viên bao gồm 5 Chương, 41 Điều quy định về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên; chế độ, chính sách; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.