CTTĐT - Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" do Ủy ban MTTQ Việt Nam phát động là Cuộc vận động lớn được kế thừa Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ trong điều kiện mới của đất nước, với nhiều nội dung quan trọng liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội. Cuộc vận động tiếp tục phát huy được tính tích cực, sáng tạo, nhất là sự tham gia của người dân, cộng đồng dân cư tham gia vào việc phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở từng địa bàn khu dân cư, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
Mô hình Tổ tự quản về an ninh trật tự tại thôn Nước Mát, xã Âu Lâu, huyện Trấn Yên
Để thực hiện Chương trình phối hợp của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam với Bộ Công an về "Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới"; Ủy ban MTTQ tỉnh đã ký Chương trình phối hợp với Công an tỉnh triển khai thực hiện trong hệ thống Mặt trận và Công an các cấp nhằm củng cố và nâng cao vai trò nòng cốt của lực lượng Công an, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong tham mưu cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới". Đồng thời đánh giá, hướng dẫn nhằm nâng cao chất lượng Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".
Hàng năm, MTTQ các cấp gắn nội dung vận động toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc vào các chương trình phối hợp hoạt động giữa MTTQ, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc với ngành Công an. Tổ chức triển khai thực hiện 9/9 huyện, thị xã, thành phố và 180 xã, phường, thị trấn, 1364 thôn bản, tổ dân phố tập trung trọng tâm vào Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Qua đó phát huy vai trò của MTTQ trong công tác phối hợp vận động các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt với Trưởng ban công tác Mặt trận trong việc phối hợp với Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng thôn, các chi hội đoàn thể tổ chức vận động nhân dân tham gia các hoạt động phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm trên địa bàn dân cư.
MTTQ các cấp có nhiều đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động; nhất là công tác tuyên truyền, vận động được đổi mới cả về nội dung, hình thức theo hướng rõ nội dung, đúng đối tượng, địa chỉ; đã tổ chức lồng ghép tuyên truyền, vận động thực hiện các nội dung của chương trình phối hợp với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương như: tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và thực hiện an sinh xã hội; thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội; xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa,... gắn phát huy vai trò của người có uy tín tại khu dân cư; các chức sắc tôn giáo; trưởng các dòng họ; hệ thống truyền thanh cơ sở; gương tập thể, cá nhân điển hình. Đặc biệt năm 2018, 2019 MTTQ tỉnh đã phối hợp với các cơ quan truyền thông phát hành hàng trăm tin, bài về công tác Mặt trận, trong đó có những gương tập thể, cá nhân điển hình thực hiện Cuộc vận động; tổ chức 48 Hội nghị ở các Cụm dân cư tại 9 huyện, thị, thành phố để tuyên truyền về công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, mua bán người và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Trong đó chú ý vùng vùng đồng bào có đạo, khu vực miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp.
Cùng với công tác tuyên truyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên phối hợp với Công an cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng; tổ chức các hội nghị Công an lắng nghe ý kiến nhân dân; xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình tự quản ở địa phương; vận động nhân dân ổn định cuộc sống, không di dịch cư tự do, chống tái trồng cây thuốc phiện bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, tự giác giao nộp gần 300 vũ khí tự chế, vật liệu nổ công cụ hỗ trợ. Vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh. Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xóa nhà dột nát, làm nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão lũ.
Đến nay, Mặt trận các cấp trong tỉnh đã phối hợp với chính quyền, các tổ chức thành viên và lực lượng Công an tổ chức triển khai 4.786 buổi học tập các văn bản pháp luật có liên quan đến an ninh trật tự ; tổ chức cho trên 100.000 lượt hộ tham gia học tập và ký cam kết, thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy ước về ANTT. Thông qua các buổi học tập phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở cơ sở, quần chúng nhân dân đã cung cấp được 3.340 nguồn tin. Phối hợp củng cố và duy trì 405 tổ tuần tra an ninh xung kích với 3.595 thành viên; 794 tổ an ninh nhân dân, tổ tự quản về ANTT với 3.685 thành viên; 1.359 tổ hòa giải với 8.755 hòa giải viên, đã tiến hành hòa giải ở cơ sở 1.730 vụ, việc mâu thuẫn, xích mích trong nội bộ nhân dân; duy trì 1.364 thôn, bản, tổ dân phố có hòm thư góp ý về an ninh, trật tự và tố giác tội phạm; Xây dựng, củng cố, duy trì 132 mô hình bảo vệ an ninh tổ quốc, 248 mô hình tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Hiện nay toàn tỉnh đã có 1.364 thôn, bản tổ dân phố xây dựng được hương ước, quy ước, bổ xung tiêu chí an ninh trật tự, an toàn khu dân cư, phòng chống tệ nạn xã hội để bình xét các danh hiệu gia đình, làng, bản, tổ dân phố văn hoá, đây là một hoạt động tích cực tác động mạnh mẽ đến ý thức của người dân trong chấp hành pháp luật ở cộng đồng dân cư. Đến nay có 600 thôn, bản, tổ dân phố không có người nghiện ma tuý 1.200 thôn, bản, tổ dân phố không phát sinh người nghiện ma tuý. Tuy nhiên công tác phối hợp giữa MTTQ với Công an và các tổ chức thành viên của MTTQ trong thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, như: công tác phối hợp có lúc, có nơi chưa chặt chẽ; các mô hình quần chúng bảo vệ ANTT số lượng nhiều, nhưng chất lượng, hiệu quả còn thấp, chưa có mô hình mang tính toàn diện, nổi trội, có sức lan toả sâu rộng ; ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm trong công tác giữ gìn ANTT của một bộ phận nhân dân còn hạn chế...
Để phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội gắn với Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" trong giai đoạn mới đạt kết quả tốt, Ủy ban MTTQ các cấp tiếp tục thực hiện tốt một số giải pháp:
Tiếp tục tham mưu cấp ủy, chính quyền, hướng dẫn MTTQ thường xuyên phối hợp ngành Công an, các đoàn thể Chính trị - xã hội và địa phương tuyên truyền, triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”. Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an tổ quốc trong tình hình mới”. Chương trình phối hợp giữa MTTQ với Công an tỉnh về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”, đến đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong các tầng lớp nhân dân; nội dung, hình thức phù hợp với từng đối tượng, khu dân cư. Phương pháp tuyên truyền gắn nêu gương những tập thể, cá nhân điển hình; những mô hình, cách làm hay trong công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội ngay tại cộng đồng dân cư./.
2471 lượt xem
Theo Trang TTĐT Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" do Ủy ban MTTQ Việt Nam phát động là Cuộc vận động lớn được kế thừa Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ trong điều kiện mới của đất nước, với nhiều nội dung quan trọng liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội. Cuộc vận động tiếp tục phát huy được tính tích cực, sáng tạo, nhất là sự tham gia của người dân, cộng đồng dân cư tham gia vào việc phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở từng địa bàn khu dân cư, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.Để thực hiện Chương trình phối hợp của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam với Bộ Công an về "Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới"; Ủy ban MTTQ tỉnh đã ký Chương trình phối hợp với Công an tỉnh triển khai thực hiện trong hệ thống Mặt trận và Công an các cấp nhằm củng cố và nâng cao vai trò nòng cốt của lực lượng Công an, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong tham mưu cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới". Đồng thời đánh giá, hướng dẫn nhằm nâng cao chất lượng Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".
Hàng năm, MTTQ các cấp gắn nội dung vận động toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc vào các chương trình phối hợp hoạt động giữa MTTQ, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc với ngành Công an. Tổ chức triển khai thực hiện 9/9 huyện, thị xã, thành phố và 180 xã, phường, thị trấn, 1364 thôn bản, tổ dân phố tập trung trọng tâm vào Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Qua đó phát huy vai trò của MTTQ trong công tác phối hợp vận động các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt với Trưởng ban công tác Mặt trận trong việc phối hợp với Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng thôn, các chi hội đoàn thể tổ chức vận động nhân dân tham gia các hoạt động phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm trên địa bàn dân cư.
MTTQ các cấp có nhiều đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động; nhất là công tác tuyên truyền, vận động được đổi mới cả về nội dung, hình thức theo hướng rõ nội dung, đúng đối tượng, địa chỉ; đã tổ chức lồng ghép tuyên truyền, vận động thực hiện các nội dung của chương trình phối hợp với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương như: tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và thực hiện an sinh xã hội; thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội; xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa,... gắn phát huy vai trò của người có uy tín tại khu dân cư; các chức sắc tôn giáo; trưởng các dòng họ; hệ thống truyền thanh cơ sở; gương tập thể, cá nhân điển hình. Đặc biệt năm 2018, 2019 MTTQ tỉnh đã phối hợp với các cơ quan truyền thông phát hành hàng trăm tin, bài về công tác Mặt trận, trong đó có những gương tập thể, cá nhân điển hình thực hiện Cuộc vận động; tổ chức 48 Hội nghị ở các Cụm dân cư tại 9 huyện, thị, thành phố để tuyên truyền về công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, mua bán người và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Trong đó chú ý vùng vùng đồng bào có đạo, khu vực miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp.
Cùng với công tác tuyên truyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên phối hợp với Công an cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng; tổ chức các hội nghị Công an lắng nghe ý kiến nhân dân; xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình tự quản ở địa phương; vận động nhân dân ổn định cuộc sống, không di dịch cư tự do, chống tái trồng cây thuốc phiện bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, tự giác giao nộp gần 300 vũ khí tự chế, vật liệu nổ công cụ hỗ trợ. Vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh. Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xóa nhà dột nát, làm nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão lũ.
Đến nay, Mặt trận các cấp trong tỉnh đã phối hợp với chính quyền, các tổ chức thành viên và lực lượng Công an tổ chức triển khai 4.786 buổi học tập các văn bản pháp luật có liên quan đến an ninh trật tự ; tổ chức cho trên 100.000 lượt hộ tham gia học tập và ký cam kết, thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy ước về ANTT. Thông qua các buổi học tập phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở cơ sở, quần chúng nhân dân đã cung cấp được 3.340 nguồn tin. Phối hợp củng cố và duy trì 405 tổ tuần tra an ninh xung kích với 3.595 thành viên; 794 tổ an ninh nhân dân, tổ tự quản về ANTT với 3.685 thành viên; 1.359 tổ hòa giải với 8.755 hòa giải viên, đã tiến hành hòa giải ở cơ sở 1.730 vụ, việc mâu thuẫn, xích mích trong nội bộ nhân dân; duy trì 1.364 thôn, bản, tổ dân phố có hòm thư góp ý về an ninh, trật tự và tố giác tội phạm; Xây dựng, củng cố, duy trì 132 mô hình bảo vệ an ninh tổ quốc, 248 mô hình tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Hiện nay toàn tỉnh đã có 1.364 thôn, bản tổ dân phố xây dựng được hương ước, quy ước, bổ xung tiêu chí an ninh trật tự, an toàn khu dân cư, phòng chống tệ nạn xã hội để bình xét các danh hiệu gia đình, làng, bản, tổ dân phố văn hoá, đây là một hoạt động tích cực tác động mạnh mẽ đến ý thức của người dân trong chấp hành pháp luật ở cộng đồng dân cư. Đến nay có 600 thôn, bản, tổ dân phố không có người nghiện ma tuý 1.200 thôn, bản, tổ dân phố không phát sinh người nghiện ma tuý. Tuy nhiên công tác phối hợp giữa MTTQ với Công an và các tổ chức thành viên của MTTQ trong thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, như: công tác phối hợp có lúc, có nơi chưa chặt chẽ; các mô hình quần chúng bảo vệ ANTT số lượng nhiều, nhưng chất lượng, hiệu quả còn thấp, chưa có mô hình mang tính toàn diện, nổi trội, có sức lan toả sâu rộng ; ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm trong công tác giữ gìn ANTT của một bộ phận nhân dân còn hạn chế...
Để phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội gắn với Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" trong giai đoạn mới đạt kết quả tốt, Ủy ban MTTQ các cấp tiếp tục thực hiện tốt một số giải pháp:
Tiếp tục tham mưu cấp ủy, chính quyền, hướng dẫn MTTQ thường xuyên phối hợp ngành Công an, các đoàn thể Chính trị - xã hội và địa phương tuyên truyền, triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”. Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an tổ quốc trong tình hình mới”. Chương trình phối hợp giữa MTTQ với Công an tỉnh về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”, đến đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong các tầng lớp nhân dân; nội dung, hình thức phù hợp với từng đối tượng, khu dân cư. Phương pháp tuyên truyền gắn nêu gương những tập thể, cá nhân điển hình; những mô hình, cách làm hay trong công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội ngay tại cộng đồng dân cư./.