CTTĐT - Sáng ngày 18/3/2020, Cổng Thông tin điện tử tỉnh phối hợp với Công an tỉnh tổ chức Chương trình trao đổi trực tuyến với chủ đề “Quy định về quản lý bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu”.
Tr´nh duy?t không h? tr? xem tr?c tuy?n
Ngày 05/3/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 31/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 3/10/2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.
Có hiệu lực từ ngày 01/5/2020, Nghị định 31 có một số điểm đáng chú ý như: quy định đầy đủ, cụ thể hơn về điều kiện đối với nơi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; điều kiện để giao phương tiện vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm có thể tự giữ và bảo quản; quy định cụ thể về thời gian tiếp nhận, trả lời đơn đề nghị của tổ chức, cá nhân vi phạm đề nghị được giữ, bảo quản phương tiện; những quy định cụ thể về thời gian xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hết thời hạn tạm giữ và bổ sung quy định xử lý tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu phù hợp với quy định xác lập quyền sở hữu toàn dân theo Nghị định số 29/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/3/2018 và Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Điểm đáng chú ý khác của Nghị định 31/2020/NĐ-CP là việc có thể giao cho Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm hành chính hoặc nơi có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, nếu có đủ điều kiện quản lý, bảo quản sẽ được giao quản lý và bảo quản.
Cũng theo Nghị định này phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ thì tổ chức, cá nhân vi phạm có thể được giao giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan, của người có thẩm quyền tạm giữ nếu cá nhân, tổ chức vi phạm có một trong hai điều kiện:
Thứ nhất: cá nhân vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng; tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện.
Thứ hai: tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được xem xét để giao giữ, bảo quản phương tiện.
Trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện vi phạm, nếu tổ chức, cá nhân để xảy ra mất, đánh tráo, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, thay thế, hủy hoại, làm hư hỏng phương tiện thì phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại, hậu quả do hành vi mà mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Đối với tỉnh Yên Bái, để triển khai thực hiện Nghị định này, hiện nay Công an tỉnh đang tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nội dung, những điểm mới, những vấn đề cần lưu ý của Nghị định... nhằm tạo sự đồng thuận của Nhân dân trong triển khai Nghị định. Cùng với đó, phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng và chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai Nghị định khi có các văn bản hướng dẫn của Bộ Công an.
900 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng ngày 18/3/2020, Cổng Thông tin điện tử tỉnh phối hợp với Công an tỉnh tổ chức Chương trình trao đổi trực tuyến với chủ đề “Quy định về quản lý bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu”. Ngày 05/3/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 31/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 3/10/2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.
Có hiệu lực từ ngày 01/5/2020, Nghị định 31 có một số điểm đáng chú ý như: quy định đầy đủ, cụ thể hơn về điều kiện đối với nơi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; điều kiện để giao phương tiện vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm có thể tự giữ và bảo quản; quy định cụ thể về thời gian tiếp nhận, trả lời đơn đề nghị của tổ chức, cá nhân vi phạm đề nghị được giữ, bảo quản phương tiện; những quy định cụ thể về thời gian xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hết thời hạn tạm giữ và bổ sung quy định xử lý tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu phù hợp với quy định xác lập quyền sở hữu toàn dân theo Nghị định số 29/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/3/2018 và Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Điểm đáng chú ý khác của Nghị định 31/2020/NĐ-CP là việc có thể giao cho Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm hành chính hoặc nơi có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, nếu có đủ điều kiện quản lý, bảo quản sẽ được giao quản lý và bảo quản.
Cũng theo Nghị định này phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ thì tổ chức, cá nhân vi phạm có thể được giao giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan, của người có thẩm quyền tạm giữ nếu cá nhân, tổ chức vi phạm có một trong hai điều kiện:
Thứ nhất: cá nhân vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng; tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện.
Thứ hai: tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được xem xét để giao giữ, bảo quản phương tiện.
Trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện vi phạm, nếu tổ chức, cá nhân để xảy ra mất, đánh tráo, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, thay thế, hủy hoại, làm hư hỏng phương tiện thì phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại, hậu quả do hành vi mà mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Đối với tỉnh Yên Bái, để triển khai thực hiện Nghị định này, hiện nay Công an tỉnh đang tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nội dung, những điểm mới, những vấn đề cần lưu ý của Nghị định... nhằm tạo sự đồng thuận của Nhân dân trong triển khai Nghị định. Cùng với đó, phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng và chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai Nghị định khi có các văn bản hướng dẫn của Bộ Công an.