CTTĐT - Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng lớn đến người dân, doanh nghiệp, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của tỉnh, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Yên Bái đã tập trung triển khai đến các chi nhánh ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn các giải pháp hỗ trợ khách hàng vay vốn gặp khó khăn.
Các ngân hàng cũng chủ động cân đối nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh
Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện các gói hỗ trợ tín dụng trị giá 250 nghìn tỷ đồng hỗ trợ, giảm lãi suất cho vay từ 0,5%-1%/năm, đồng thời điều chỉnh giảm nhiều loại phí trong hoạt động. Tiếp đó, triển khai thực hiện Thông tư số 01 ngày 13/3/2020 của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19. Theo đó cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với dư nợ gốc, hoặc lãi phát sinh nghĩa vụ trả nợ trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày liền kề sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19 do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đồng thời quy định các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyết định miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng gặp khó khăn. Triển khai thực hiện Quyết định số 420 ngày 16/3/2020 của Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam áp dụng đối với 5 lĩnh vực ưu tiên theo quy định của Chính phủ: cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa; sản xuất hàng xuất khẩu, sản xuất hàng phụ trợ và ứng dụng công nghệ cao với mức lãi suất cho vay là 5,5%/năm (giảm 0,5%/năm so với trước đây) được thực hiện từ ngày 17/3/2020 cho các khoản vay ngắn hạn mới phát sinh.
Các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn đã chủ động kiểm tra, rà soát khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, căn cứ vào quy định nội bộ tạm thời của từng hệ thống về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh để hướng dẫn các đơn vị trong hệ thống mình thực hiện. Đồng thời có các biện pháp quản lý, theo dõi ngăn chặn việc lợi dụng dịch bệnh để làm sai lệch, không đúng đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ của cả ngân hàng và khách hàng vay vốn.
Các hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước đã triển khai kịp thời các biện pháp để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đến hết ngày 23/3/2020, toàn tỉnh đã có 432 khách hàng gặp khó khăn được hỗ trợ về tài chính với tổng dư nợ 969 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là gần 60 tỷ đồng của 7 khách hàng; dư nợ được miễn lãi vay là trên 463 tỷ đồng của 32 khách hàng; dư nợ cho vay mới là gần 446 tỷ đồng của 393 khách hàng.
Nhóm ngành nghề bị ảnh hưởng và được tháo gỡ khó khăn nhiều nhất là ngành bán buôn, bán lẻ với dư nợ 201 tỷ đồng với 201 khách hàng, tiếp đến là ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống với 138 tỷ đồng của 47 khách hàng.
Ông Bùi Trung Thu - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Yên Bái cho biết: Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân chủ động cân đối nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; thực hiện tốt việc tuyên truyền chủ trương của Chính phủ, của tỉnh và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19; chủ động tiết giảm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay, xem xét miễn, giảm lãi vay, phí dịch vụ phù hợp với điều kiện tài chính của các chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng; có biện pháp quản lý, theo dõi, ngăn chặn việc lợi dụng dịch bệnh để làm sai lệch, không đúng đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ của cả ngân hàng và khách hàng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các chi nhánh ngân hàng trong việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
1255 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng lớn đến người dân, doanh nghiệp, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của tỉnh, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Yên Bái đã tập trung triển khai đến các chi nhánh ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn các giải pháp hỗ trợ khách hàng vay vốn gặp khó khăn. Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện các gói hỗ trợ tín dụng trị giá 250 nghìn tỷ đồng hỗ trợ, giảm lãi suất cho vay từ 0,5%-1%/năm, đồng thời điều chỉnh giảm nhiều loại phí trong hoạt động. Tiếp đó, triển khai thực hiện Thông tư số 01 ngày 13/3/2020 của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19. Theo đó cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với dư nợ gốc, hoặc lãi phát sinh nghĩa vụ trả nợ trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày liền kề sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19 do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đồng thời quy định các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyết định miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng gặp khó khăn. Triển khai thực hiện Quyết định số 420 ngày 16/3/2020 của Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam áp dụng đối với 5 lĩnh vực ưu tiên theo quy định của Chính phủ: cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa; sản xuất hàng xuất khẩu, sản xuất hàng phụ trợ và ứng dụng công nghệ cao với mức lãi suất cho vay là 5,5%/năm (giảm 0,5%/năm so với trước đây) được thực hiện từ ngày 17/3/2020 cho các khoản vay ngắn hạn mới phát sinh.
Các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn đã chủ động kiểm tra, rà soát khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, căn cứ vào quy định nội bộ tạm thời của từng hệ thống về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh để hướng dẫn các đơn vị trong hệ thống mình thực hiện. Đồng thời có các biện pháp quản lý, theo dõi ngăn chặn việc lợi dụng dịch bệnh để làm sai lệch, không đúng đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ của cả ngân hàng và khách hàng vay vốn.
Các hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước đã triển khai kịp thời các biện pháp để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đến hết ngày 23/3/2020, toàn tỉnh đã có 432 khách hàng gặp khó khăn được hỗ trợ về tài chính với tổng dư nợ 969 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là gần 60 tỷ đồng của 7 khách hàng; dư nợ được miễn lãi vay là trên 463 tỷ đồng của 32 khách hàng; dư nợ cho vay mới là gần 446 tỷ đồng của 393 khách hàng.
Nhóm ngành nghề bị ảnh hưởng và được tháo gỡ khó khăn nhiều nhất là ngành bán buôn, bán lẻ với dư nợ 201 tỷ đồng với 201 khách hàng, tiếp đến là ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống với 138 tỷ đồng của 47 khách hàng.
Ông Bùi Trung Thu - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Yên Bái cho biết: Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân chủ động cân đối nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; thực hiện tốt việc tuyên truyền chủ trương của Chính phủ, của tỉnh và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19; chủ động tiết giảm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay, xem xét miễn, giảm lãi vay, phí dịch vụ phù hợp với điều kiện tài chính của các chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng; có biện pháp quản lý, theo dõi, ngăn chặn việc lợi dụng dịch bệnh để làm sai lệch, không đúng đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ của cả ngân hàng và khách hàng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các chi nhánh ngân hàng trong việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.