CTTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 507 về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 217/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt tạm thời giá sản phẩm, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Ủy ban nhân dân tỉnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Chợ Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ (ảnh minh họa)
Theo Quyết định, sửa đổi mục 4.2, điểm IA thuộc Điều 1 của Quyết định số 217/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt: Mức giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (nếu có).
Sửa đổi, bổ sung bảng giá dịch vụ sản phẩm công ích thủy lợi thuộc mục 5 Điều 1 của Quyết định số 217/QĐ-UBND ngày 25/01/2017; Bổ sung thêm mục 6 thuộc Điều 1 của Quyết định số 217/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 về giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Về đối tượng thực hiện thu, nộp giá dịch vụ:
Đối tượng thực hiện nộp là người bán hàng sử dụng diện tích bán hàng cố định hoặc không cố định (không có đăng ký kinh doanh hoặc không có môn bài), bán hàng tại các Chợ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Đối tượng thực hiện thu là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý Chợ, bao gồm: Ban Quản lý Chợ, UBND xã, phường, thị trấn, nơi được giao quản lý hoạt động kinh doanh Chợ, các tổ chức, cá nhân được phép đầu tư và được cấp phép kinh doanh hoạt động Chợ.
Chợ được phân loại theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý Chợ và khoản 2, Điều 1, Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP.
Các khoản tiền thu được từ giá cho thuê sử dụng diện tích bán hàng tại chợ là doanh thu của đơn vị, đơn vị có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định và bảo đảm bù đắp toàn bộ chi phí hợp lý để phục vụ cho công tác quản lý (bao gồm cả tiền lương, tiền công, các khoản đóng góp theo lương), chi phí duy tu, sửa chữa thường xuyên Chợ và các khoản chi phí khác có liên quan đến hoạt động của Chợ; có lợi nhuận định mức phù hợp với điều kiện kinh doanh thực tế của đơn vị, thu nhập của nhân dân tại địa bàn và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ. Hàng năm, đơn vị phải thực hiện quyết toán thuế đối với doanh thu thu được cùng với kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh khác (nếu có) với cơ quan thuế.
Đơn vị quản lý phải đăng ký với cơ quan Thuế mua hoặc in phát hành chứng từ thu theo quy định để cấp cho người nộp tiền.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý chợ trên địa bàn tổ chức thực hiện theo đúng quy định.
Cơ quan Thuế có trách nhiệm hướng dẫn việc sử dụng hóa đơn, chứng từ thu, kê khai, quyết toán thuế theo đúng quy định hiện hành; Các đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý Chợ phải có trách nhiệm thông báo công khai, rộng rãi các mức giá sử dụng diện tích bán hàng tại chợ, đối tượng nộp tiền, đồng thời thực hiện thu đúng đối tượng, đúng mức giá quy định, bảo đảm thuận tiện, không gây phiền hà, trở ngại đối với tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại chợ.
Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến và đôn đốc các tổ chức, cá nhân kinh doanh tại chợ chấp hành theo quy định của pháp luật; đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn phòng cháy chữa cháy tại chợ.
Tổ chức, cá nhân vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn; Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP; Thông tư số 31/2014/TT-BTC ngày 07/3/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ.
UBND tỉnh giao cho các sở, ban, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này theo đúng các quy định của pháp luật về quản lý giá. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục Thuế tỉnh và các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo bộ phận chức năng liên quan và hướng dẫn thực hiện việc tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017 cho đến khi có Quyết định ban hành chính thức giá sản phẩm, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Ủy ban nhân dân tỉnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
1995 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 507 về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 217/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt tạm thời giá sản phẩm, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Ủy ban nhân dân tỉnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái.Theo Quyết định, sửa đổi mục 4.2, điểm IA thuộc Điều 1 của Quyết định số 217/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt: Mức giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (nếu có).
Sửa đổi, bổ sung bảng giá dịch vụ sản phẩm công ích thủy lợi thuộc mục 5 Điều 1 của Quyết định số 217/QĐ-UBND ngày 25/01/2017; Bổ sung thêm mục 6 thuộc Điều 1 của Quyết định số 217/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 về giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Về đối tượng thực hiện thu, nộp giá dịch vụ:
Đối tượng thực hiện nộp là người bán hàng sử dụng diện tích bán hàng cố định hoặc không cố định (không có đăng ký kinh doanh hoặc không có môn bài), bán hàng tại các Chợ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Đối tượng thực hiện thu là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý Chợ, bao gồm: Ban Quản lý Chợ, UBND xã, phường, thị trấn, nơi được giao quản lý hoạt động kinh doanh Chợ, các tổ chức, cá nhân được phép đầu tư và được cấp phép kinh doanh hoạt động Chợ.
Chợ được phân loại theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý Chợ và khoản 2, Điều 1, Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP.
Các khoản tiền thu được từ giá cho thuê sử dụng diện tích bán hàng tại chợ là doanh thu của đơn vị, đơn vị có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định và bảo đảm bù đắp toàn bộ chi phí hợp lý để phục vụ cho công tác quản lý (bao gồm cả tiền lương, tiền công, các khoản đóng góp theo lương), chi phí duy tu, sửa chữa thường xuyên Chợ và các khoản chi phí khác có liên quan đến hoạt động của Chợ; có lợi nhuận định mức phù hợp với điều kiện kinh doanh thực tế của đơn vị, thu nhập của nhân dân tại địa bàn và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ. Hàng năm, đơn vị phải thực hiện quyết toán thuế đối với doanh thu thu được cùng với kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh khác (nếu có) với cơ quan thuế.
Đơn vị quản lý phải đăng ký với cơ quan Thuế mua hoặc in phát hành chứng từ thu theo quy định để cấp cho người nộp tiền.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý chợ trên địa bàn tổ chức thực hiện theo đúng quy định.
Cơ quan Thuế có trách nhiệm hướng dẫn việc sử dụng hóa đơn, chứng từ thu, kê khai, quyết toán thuế theo đúng quy định hiện hành; Các đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý Chợ phải có trách nhiệm thông báo công khai, rộng rãi các mức giá sử dụng diện tích bán hàng tại chợ, đối tượng nộp tiền, đồng thời thực hiện thu đúng đối tượng, đúng mức giá quy định, bảo đảm thuận tiện, không gây phiền hà, trở ngại đối với tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại chợ.
Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến và đôn đốc các tổ chức, cá nhân kinh doanh tại chợ chấp hành theo quy định của pháp luật; đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn phòng cháy chữa cháy tại chợ.
Tổ chức, cá nhân vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn; Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP; Thông tư số 31/2014/TT-BTC ngày 07/3/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ.
UBND tỉnh giao cho các sở, ban, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này theo đúng các quy định của pháp luật về quản lý giá. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục Thuế tỉnh và các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo bộ phận chức năng liên quan và hướng dẫn thực hiện việc tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017 cho đến khi có Quyết định ban hành chính thức giá sản phẩm, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Ủy ban nhân dân tỉnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái.