Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư số 32/2020/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị.
Ảnh minh họa
Một trong những nội dung đáng chú ý tại Thông tư mới là việc bổ sung quy định về thời điểm kiểm tra (kiểm định) nhập khẩu toa xe đường sắt đô thị nhập khẩu mới, phương tiện chuyên dùng chạy trên đường sắt đô thị nhập khẩu mới, đã qua sử dụng tạm nhập tái xuất.
Cụ thể, đối với toa xe đường sắt đô thị nhập khẩu mới, phương tiện chuyên dùng chạy trên đường sắt đô thị nhập khẩu mới, đã qua sử dụng tạm nhập tái xuất, thời điểm kiểm tra được thực hiện sau khi đơn vị nhập khẩu đã cung cấp đầy đủ hồ sơ và cơ quan kiểm tra tiếp cận được phương tiện; đơn vị nhập khẩu đảm bảo các điều kiện kiểm tra theo quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
Phương thức kiểm tra đối với toa xe đường sắt đô thị theo quy định mới là kiểm tra ở trạng thái tĩnh và ghép thành đoàn tàu theo cấu hình khai thác vận hành trên đường theo các nội dung và phương pháp vận hành.
Khi kiểm tra bất thường toa xe đường sắt đô thị, kiểm tra ở trạng thái tĩnh và ghép thành đoàn tàu theo cấu hình khai thác vận hành trên tuyến hoặc đường thử theo các nội dung và phương pháp quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra thực tế tại hiện trường, nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, hiện toàn quốc có 3 tuyến đường sắt đô thị đã nhập khẩu đoàn tàu đường sắt đô thị là Cát Linh - Hà Đông, Bến Thành - Suối Tiên và tuyến Nhổn - ga Hà Nội. Trong đó, mới có các đoàn tàu tuyến Cát Linh - Hà Đông được cấp chứng nhận đăng kiểm. Theo quy định hiện hành tại Thông tư 29/2018/TT-BGTVT, thời điểm kiểm định đoàn tàu đường sắt đô thị chỉ quy định: Sau khi đã đăng ký tờ khai hải quan và phương tiện đã được đưa về địa điểm đề nghị kiểm tra.
Với quy định mới về thời điểm kiểm tra như trên, đơn vị nhập khẩu cần phải cung cấp đủ hồ sơ phương tiện và chuẩn bị đủ điều kiện mới được tiếp nhận kiểm định. Quy định mới cũng áp dụng đối với phương tiện chạy trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng nhập khẩu mới, nhập khẩu đã qua sử dụng.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 29/1/2021.
1123 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư số 32/2020/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị.Một trong những nội dung đáng chú ý tại Thông tư mới là việc bổ sung quy định về thời điểm kiểm tra (kiểm định) nhập khẩu toa xe đường sắt đô thị nhập khẩu mới, phương tiện chuyên dùng chạy trên đường sắt đô thị nhập khẩu mới, đã qua sử dụng tạm nhập tái xuất.
Cụ thể, đối với toa xe đường sắt đô thị nhập khẩu mới, phương tiện chuyên dùng chạy trên đường sắt đô thị nhập khẩu mới, đã qua sử dụng tạm nhập tái xuất, thời điểm kiểm tra được thực hiện sau khi đơn vị nhập khẩu đã cung cấp đầy đủ hồ sơ và cơ quan kiểm tra tiếp cận được phương tiện; đơn vị nhập khẩu đảm bảo các điều kiện kiểm tra theo quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
Phương thức kiểm tra đối với toa xe đường sắt đô thị theo quy định mới là kiểm tra ở trạng thái tĩnh và ghép thành đoàn tàu theo cấu hình khai thác vận hành trên đường theo các nội dung và phương pháp vận hành.
Khi kiểm tra bất thường toa xe đường sắt đô thị, kiểm tra ở trạng thái tĩnh và ghép thành đoàn tàu theo cấu hình khai thác vận hành trên tuyến hoặc đường thử theo các nội dung và phương pháp quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra thực tế tại hiện trường, nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, hiện toàn quốc có 3 tuyến đường sắt đô thị đã nhập khẩu đoàn tàu đường sắt đô thị là Cát Linh - Hà Đông, Bến Thành - Suối Tiên và tuyến Nhổn - ga Hà Nội. Trong đó, mới có các đoàn tàu tuyến Cát Linh - Hà Đông được cấp chứng nhận đăng kiểm. Theo quy định hiện hành tại Thông tư 29/2018/TT-BGTVT, thời điểm kiểm định đoàn tàu đường sắt đô thị chỉ quy định: Sau khi đã đăng ký tờ khai hải quan và phương tiện đã được đưa về địa điểm đề nghị kiểm tra.
Với quy định mới về thời điểm kiểm tra như trên, đơn vị nhập khẩu cần phải cung cấp đủ hồ sơ phương tiện và chuẩn bị đủ điều kiện mới được tiếp nhận kiểm định. Quy định mới cũng áp dụng đối với phương tiện chạy trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng nhập khẩu mới, nhập khẩu đã qua sử dụng.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 29/1/2021.