CTTĐT - Giải pháp quan trọng giúp sản xuất kinh doanh phát triển bền vững là tổ chức lại sản xuất, hợp tác liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị. Vì vậy, trong thời gian qua huyện Văn Yên đã tập trung chỉ đạo và ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể; thành lập các hợp tác xã nông, lâm nghiệp gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị được đưa vào chỉ tiêu thực hiện hàng năm.
Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đoàn công tác thăm mô hình sản xuất chuỗi giá trị của HTX nông nghiệp xanh Đông Yến tại xã Đông An
Thời gian qua, các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Văn Yên đã tập trung chỉ đạo các địa phương tổ chức, triển khai, hướng dẫn người dân tiếp cận các chính sách về phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác và trang trại; xây dựng thực hiện các mô hình HTX nông nghiệp, vận động thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã hình thành các tổ chức kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm quy mô lớn. Ngành Nông nghiệp đã phối hợp với các ban, ngành, UBND các xã, thị trấn chỉ đạo thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, ngành nghề nông thôn theo quy hoạch, đề án đã xây dựng; các mô hình sản xuất nông nghiệp liên kết kinh tế hộ với HTX, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm bước đầu đã đem lại thu nhập cao cho người nông dân. Đồng chí Vũ Quang Hải - Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: “Tính đến hết tháng 5/2020, toàn huyện có 71 hợp tác xã, trong đó có 28 hợp tác xã nông, lâm nghiệp. Các HTX nông nghiệp đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chuyển tư duy phát triển sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp; chuyển sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang xu hướng sản xuất hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị hàng hóa. Khu vực kinh tế tập thể đã giải quyết việc làm cho lao động nông thôn có thu nhập ổn định, góp phần xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Nhiều HTX, tổ hợp tác thực sự trở thành tổ chức kinh tế của nông dân, là bà đỡ cho kinh tế hộ phát triển”.
Tuy nhiên, trong tổng số các HTX đang hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện, có rất ít HTX hoạt động hiệu quả. Do nguồn vốn hạn hẹp, sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự liên kết nên nhiều HTX hoạt động kém hiệu quả, tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể. Vì vậy, việc liên kết giữa các HTX và doanh nghiệp theo quy trình từ sản xuất, chế biến đến xây dựng nhãn hiệu và tiêu thụ hàng hóa nhằm tạo ra chuỗi giá trị bền vững là nhu cầu thiết thực, đòi hỏi các bên phải cùng bắt tay thực hiện trên cơ sở cùng có lợi. Thông qua xây dựng chuỗi giá trị, HTX sẽ cung cấp dịch vụ đầu vào cho thành viên HTX với giá thấp nhất và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm với giá bán cao nhất, thay vì phải qua các khâu trung gian làm tăng giá đầu vào và hạ giá thành sản phẩm cuối cùng. Việc xây dựng chuỗi giá trị gắn với xây dựng HTX cũng giúp cho thành viên HTX có tiếng nói mạnh mẽ hơn, có năng lực đàm phán trong giao dịch với đối tác.
Để phát triển các HTX, tổ hợp tác kiểu mới sản xuất theo chuỗi giá trị, huyện Văn Yên thực hiện các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gồm phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu sản phẩm sắn gắn với canh tác bền vững trên đất dốc Văn Yên; phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm bưởi da xanh Văn Yên; dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm rau, củ, quả an toàn Văn Yên; dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm măng tre Bát độ; dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm quế Văn Yên và dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trà quế Văn Yên. Đồng chí Đỗ Quang Trung - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển huyện Văn Yên trao đổi: “Đối với dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm bưởi da xanh với kinh phí đề án là 8 tỷ 650 triệu đồng. Trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 2 tỷ 920 triệu đồng. Nguồn vốn đối ứng của dân là 5 tỷ 730 triệu đồng. Huyện đã giải ngân kinh phí hỗ trợ năm 2019 là 1 tỷ 716 đồng, đạt 100% tến độ; hiện đang tiếp tục triển khai thực hiện các hạng mục trong năm 2020. Diện tích bưởi đã trồng là gần 44 ha tại 04 xã An Bình, Đông An, Lâm Giang và Tân Hợp, toàn bộ diện tích đang sinh trưởng, phát triển tốt; dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm sắn gắn với canh tác bền vững trên đât dốc có kinh phí thực hiện là trên 7 tỷ 067 triệu đồng. Trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 3 tỷ 369 triệu đồng. Nguồn vốn đối ứng của dân là trên 3 tỷ 698 triệu đồng. Diện tích đã thực hiện được 200 ha tại 5 xã Mậu Đông, Châu Quế Thượng, Đông Cuông, An Bình và xã Lâm Giang, hiện sinh trưởng, phát triển tốt”.
Các dự án này thu hút sự tham gia của nhiều HTX và tổ hợp tác nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện tham gia như: HTX nông nghiệp xanh Đông Yến, HTX nông nghiệp dịch vụ hữu cơ Trung Thành... Từ nguồn vốn hỗ trợ, các HTX và tổ hợp tác đã mua cây giống, máy móc trang thiết bị, hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất củng cố hoạt động của chuỗi giá trị nông nghiệp, làm tiền đề để các HTX vươn ra thị trường, khẳng định vị thế và giúp người dân nâng cao kỹ thuật sản xuất, thúc đẩy tiêu thụ.
Huyện Văn Yên định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy, việc tổ chức lại sản xuất nông, lâm nghiệp theo hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm hàng hóa có thế mạnh là giải pháp phát triển bền vững của các HTX cũng chính là giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa của huyện./.
3914 lượt xem
CTV: Mỹ Vân
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Giải pháp quan trọng giúp sản xuất kinh doanh phát triển bền vững là tổ chức lại sản xuất, hợp tác liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị. Vì vậy, trong thời gian qua huyện Văn Yên đã tập trung chỉ đạo và ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể; thành lập các hợp tác xã nông, lâm nghiệp gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị được đưa vào chỉ tiêu thực hiện hàng năm.Thời gian qua, các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Văn Yên đã tập trung chỉ đạo các địa phương tổ chức, triển khai, hướng dẫn người dân tiếp cận các chính sách về phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác và trang trại; xây dựng thực hiện các mô hình HTX nông nghiệp, vận động thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã hình thành các tổ chức kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm quy mô lớn. Ngành Nông nghiệp đã phối hợp với các ban, ngành, UBND các xã, thị trấn chỉ đạo thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, ngành nghề nông thôn theo quy hoạch, đề án đã xây dựng; các mô hình sản xuất nông nghiệp liên kết kinh tế hộ với HTX, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm bước đầu đã đem lại thu nhập cao cho người nông dân. Đồng chí Vũ Quang Hải - Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: “Tính đến hết tháng 5/2020, toàn huyện có 71 hợp tác xã, trong đó có 28 hợp tác xã nông, lâm nghiệp. Các HTX nông nghiệp đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chuyển tư duy phát triển sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp; chuyển sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang xu hướng sản xuất hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị hàng hóa. Khu vực kinh tế tập thể đã giải quyết việc làm cho lao động nông thôn có thu nhập ổn định, góp phần xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Nhiều HTX, tổ hợp tác thực sự trở thành tổ chức kinh tế của nông dân, là bà đỡ cho kinh tế hộ phát triển”.
Tuy nhiên, trong tổng số các HTX đang hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện, có rất ít HTX hoạt động hiệu quả. Do nguồn vốn hạn hẹp, sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự liên kết nên nhiều HTX hoạt động kém hiệu quả, tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể. Vì vậy, việc liên kết giữa các HTX và doanh nghiệp theo quy trình từ sản xuất, chế biến đến xây dựng nhãn hiệu và tiêu thụ hàng hóa nhằm tạo ra chuỗi giá trị bền vững là nhu cầu thiết thực, đòi hỏi các bên phải cùng bắt tay thực hiện trên cơ sở cùng có lợi. Thông qua xây dựng chuỗi giá trị, HTX sẽ cung cấp dịch vụ đầu vào cho thành viên HTX với giá thấp nhất và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm với giá bán cao nhất, thay vì phải qua các khâu trung gian làm tăng giá đầu vào và hạ giá thành sản phẩm cuối cùng. Việc xây dựng chuỗi giá trị gắn với xây dựng HTX cũng giúp cho thành viên HTX có tiếng nói mạnh mẽ hơn, có năng lực đàm phán trong giao dịch với đối tác.
Để phát triển các HTX, tổ hợp tác kiểu mới sản xuất theo chuỗi giá trị, huyện Văn Yên thực hiện các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gồm phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu sản phẩm sắn gắn với canh tác bền vững trên đất dốc Văn Yên; phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm bưởi da xanh Văn Yên; dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm rau, củ, quả an toàn Văn Yên; dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm măng tre Bát độ; dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm quế Văn Yên và dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trà quế Văn Yên. Đồng chí Đỗ Quang Trung - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển huyện Văn Yên trao đổi: “Đối với dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm bưởi da xanh với kinh phí đề án là 8 tỷ 650 triệu đồng. Trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 2 tỷ 920 triệu đồng. Nguồn vốn đối ứng của dân là 5 tỷ 730 triệu đồng. Huyện đã giải ngân kinh phí hỗ trợ năm 2019 là 1 tỷ 716 đồng, đạt 100% tến độ; hiện đang tiếp tục triển khai thực hiện các hạng mục trong năm 2020. Diện tích bưởi đã trồng là gần 44 ha tại 04 xã An Bình, Đông An, Lâm Giang và Tân Hợp, toàn bộ diện tích đang sinh trưởng, phát triển tốt; dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm sắn gắn với canh tác bền vững trên đât dốc có kinh phí thực hiện là trên 7 tỷ 067 triệu đồng. Trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 3 tỷ 369 triệu đồng. Nguồn vốn đối ứng của dân là trên 3 tỷ 698 triệu đồng. Diện tích đã thực hiện được 200 ha tại 5 xã Mậu Đông, Châu Quế Thượng, Đông Cuông, An Bình và xã Lâm Giang, hiện sinh trưởng, phát triển tốt”.
Các dự án này thu hút sự tham gia của nhiều HTX và tổ hợp tác nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện tham gia như: HTX nông nghiệp xanh Đông Yến, HTX nông nghiệp dịch vụ hữu cơ Trung Thành... Từ nguồn vốn hỗ trợ, các HTX và tổ hợp tác đã mua cây giống, máy móc trang thiết bị, hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất củng cố hoạt động của chuỗi giá trị nông nghiệp, làm tiền đề để các HTX vươn ra thị trường, khẳng định vị thế và giúp người dân nâng cao kỹ thuật sản xuất, thúc đẩy tiêu thụ.
Huyện Văn Yên định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy, việc tổ chức lại sản xuất nông, lâm nghiệp theo hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm hàng hóa có thế mạnh là giải pháp phát triển bền vững của các HTX cũng chính là giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa của huyện./.