CTTĐT - Thực hiện phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân thông qua thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là chương trình OCOP), huyện Lục Yên đã tiến hành điều tra, khảo sát trên địa bàn toàn huyện về thực trạng, tiềm năng sản phẩm để tham chương trình. Từ đó những thế mạnh, những sản phẩm tiêu biểu của mỗi địa phương để đưa vào đề án.
Măng mai là một trong những sản phẩm thế mạnh của huyện Lục Yên
Để triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm, huyện Lục Yên đã chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng sản phẩm đặc trưng phải đảm bảo các tiêu chí lợi thế về nguồn gốc, thế mạnh của địa phương và sản phẩm phải có tính bền vững. Trên cơ sở đó, các xã, thị trấn tiến hành lựa chọn, đăng ký sản phẩm đặc trưng của địa phương. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tổng hợp, xây dựng phương án hỗ trợ kinh phí cho các địa phương triển khai thực hiện. Tập trung nâng cấp, phát triển hoàn thiện các sản phẩm đặc trưng có thế mạnh của 24 xã thị trấn như: bưởi da xanh, măng mai, giảo cổ lam, cây dược liệu, lạc thương phẩm, khoai tím…
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chọn lựa những sản phẩm đúng thế mạnh của địa phương, Đề án mỗi xã một sản phẩm sẽ giúp người dân nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, góp phần hoàn thành nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất các sản phẩm đặc trưng, có lợi thế của địa phương, từng bước nâng cao thu nhập, đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của huyện.
1161 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân thông qua thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là chương trình OCOP), huyện Lục Yên đã tiến hành điều tra, khảo sát trên địa bàn toàn huyện về thực trạng, tiềm năng sản phẩm để tham chương trình. Từ đó những thế mạnh, những sản phẩm tiêu biểu của mỗi địa phương để đưa vào đề án. Để triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm, huyện Lục Yên đã chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng sản phẩm đặc trưng phải đảm bảo các tiêu chí lợi thế về nguồn gốc, thế mạnh của địa phương và sản phẩm phải có tính bền vững. Trên cơ sở đó, các xã, thị trấn tiến hành lựa chọn, đăng ký sản phẩm đặc trưng của địa phương. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tổng hợp, xây dựng phương án hỗ trợ kinh phí cho các địa phương triển khai thực hiện. Tập trung nâng cấp, phát triển hoàn thiện các sản phẩm đặc trưng có thế mạnh của 24 xã thị trấn như: bưởi da xanh, măng mai, giảo cổ lam, cây dược liệu, lạc thương phẩm, khoai tím…
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chọn lựa những sản phẩm đúng thế mạnh của địa phương, Đề án mỗi xã một sản phẩm sẽ giúp người dân nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, góp phần hoàn thành nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất các sản phẩm đặc trưng, có lợi thế của địa phương, từng bước nâng cao thu nhập, đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của huyện.