Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 54/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Thông tư 18/2019/TT-BCT quy định về hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường và Thông tư 20/2019/TT-BCT quy định kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường.
Ảnh minh họa
Theo đó, Thông tư 54 bãi bỏ quy định về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ khi xem xét xử lý kỷ luật đối với công chức và công chức lãnh đạo; các biện pháp xử lý khác đối với công chức bị kỷ luật; và quy định về xử lý kỷ luật về chế độ trách nhiệm của công chức lãnh đạo tại Điều 10, 11, 13, 14 Thông tư 18/2019/TT-BCT quy định về hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường.
Đồng thời, Thông tư nêu rõ giảm thời gian trực tiếp thực hiện một cuộc kiểm tra nội bộ định kỳ tại nơi được kiểm tra, quy định tại Thông tư 20/2019/TT-BCT về kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường như sau: kiểm tra nội bộ của Tổng cục giảm từ tối đa là 15 ngày làm việc xuống còn 07 ngày làm việc; kiểm tra nội bộ của Cục giảm từ tối đa là 10 ngày làm việc xuống còn 05 ngày làm việc.
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định rõ những việc công chức không được làm trong hoạt động công vụ gồm:
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhũng nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của tổ chức, cá nhân được thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính;
Thu tiền xử phạt không đúng quy định nhằm mục đích vụ lợi; tham ô, chiếm đoạt, làm thất thoát hoặc sử dụng trái quy định của pháp luật tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu;
Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính; lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính; dung túng, bao che, hạn chế quyền của tổ chức, cá nhân được thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính…
Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hoặc áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
Phát ngôn hoặc cung cấp cho báo chí những thông tin không chính xác, thiếu trung thực liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính khi chưa có kết luận chính thức bằng văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật…
Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/02/2021.
815 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 54/2020/TT-Bộ Chính trị sửa đổi, bổ sung Thông tư 18/2019/TT-Bộ Chính trị quy định về hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường và Thông tư 20/2019/TT-Bộ Chính trị quy định kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường.Theo đó, Thông tư 54 bãi bỏ quy định về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ khi xem xét xử lý kỷ luật đối với công chức và công chức lãnh đạo; các biện pháp xử lý khác đối với công chức bị kỷ luật; và quy định về xử lý kỷ luật về chế độ trách nhiệm của công chức lãnh đạo tại Điều 10, 11, 13, 14 Thông tư 18/2019/TT-Bộ Chính trị quy định về hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường.
Đồng thời, Thông tư nêu rõ giảm thời gian trực tiếp thực hiện một cuộc kiểm tra nội bộ định kỳ tại nơi được kiểm tra, quy định tại Thông tư 20/2019/TT-Bộ Chính trị về kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường như sau: kiểm tra nội bộ của Tổng cục giảm từ tối đa là 15 ngày làm việc xuống còn 07 ngày làm việc; kiểm tra nội bộ của Cục giảm từ tối đa là 10 ngày làm việc xuống còn 05 ngày làm việc.
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định rõ những việc công chức không được làm trong hoạt động công vụ gồm:
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhũng nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của tổ chức, cá nhân được thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính;
Thu tiền xử phạt không đúng quy định nhằm mục đích vụ lợi; tham ô, chiếm đoạt, làm thất thoát hoặc sử dụng trái quy định của pháp luật tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu;
Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính; lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính; dung túng, bao che, hạn chế quyền của tổ chức, cá nhân được thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính…
Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hoặc áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
Phát ngôn hoặc cung cấp cho báo chí những thông tin không chính xác, thiếu trung thực liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính khi chưa có kết luận chính thức bằng văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật…
Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/02/2021.
Các bài khác
- Đưa năng suất trở thành động lực phát triển quan trọng trong các ngành (16/01/2021)
- Chính sách đặc thù đối với đơn vị hành chính cấp huyện, xã sau khi sáp nhập (15/01/2021)
- Rà soát kỹ biện pháp, kịch bản phòng, chống dịch COVID-19 (15/01/2021)
- Quy định mới về cấp giấy phép hoạt động báo chí (13/01/2021)
- Bộ Y tế: Tuyệt đối không để thiếu thuốc khám, chữa bệnh (11/01/2021)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 4-8/1/2021 (10/01/2021)
- Chương trình tổng thể của Chính phủ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 (05/01/2021)
- Công nhận xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2020 (03/01/2021)
- Công nhận xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 (03/01/2021)
- Công nhận xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2020
(02/01/2021)
Xem thêm »