CTTĐT - Thực hiện Kế hoạch số 3670/KH-C08-P4, ngày 04/8/2020 của Cục C08 Bộ Công an về tiếp tục tuyên truyền Dự án Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ, Công an tỉnh Yên Bái xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai Kế hoạch tuyên truyền về Dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Ảnh minh họa
Kế hoạch tập trung tuyên truyền các quan điểm, chủ trương và chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đặc biệt là Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW và Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 14/5/2020 của Chính phủ đã giao Bộ Công an xây dựng Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ; Sự cần thiết phải ban hành Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ do Bộ Công an chủ trì xây dựng, tách bạch với Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) do Bộ Giao thông vận tải chủ trì. Việc xây dựng 2 Luật này được đảm bảo đồng bộ, thống nhất và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về tổ chức bộ máy và phù hợp yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới; Những nhược điểm, hạn chế và tồn tại được khắc phục khi ban hành Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ so với Luật hiện hành, bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành; phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết; Một số nội dung chính và những điểm mới, nổi bật của dự thảo Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ; Lợi ích khi ban hành triển khai Luật mới, đối với công tác quản lý nhà nước về TTATGT, đối với người tham gia giao thông, tác động tới tình hình tai nạn, ùn tắc giao thông, nâng cao ý thức của người dân, góp phần quan trọng làm chuyển biến tình hình về TTATGT đường bộ; Ban hành Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ là tất yếu và cần thiết, phù hợp với xu hướng lập pháp quốc tế, vì mục tiêu chung cho sự phát triển của đất nước, vì sự tiến bộ của xã hội, vì một nền văn hoá giao thông văn minh, an toàn; thể hiện trách nhiệm của Bộ Công an trước Chính phủ về công tác bảo đảm TTATGT, giữ gìn an ninh trật tự.
Kế hoạch thực hiện theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ báo cáo Chính phủ, hoàn thiện Hồ sơ dự án Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ; Giai đoạn 2 trình Quốc hội Hồ sơ dự án Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ; Giai đoạn 3 ban hành Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ.
3156 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện Kế hoạch số 3670/KH-C08-P4, ngày 04/8/2020 của Cục C08 Bộ Công an về tiếp tục tuyên truyền Dự án Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ, Công an tỉnh Yên Bái xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai Kế hoạch tuyên truyền về Dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.Kế hoạch tập trung tuyên truyền các quan điểm, chủ trương và chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đặc biệt là Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW và Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 14/5/2020 của Chính phủ đã giao Bộ Công an xây dựng Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ; Sự cần thiết phải ban hành Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ do Bộ Công an chủ trì xây dựng, tách bạch với Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) do Bộ Giao thông vận tải chủ trì. Việc xây dựng 2 Luật này được đảm bảo đồng bộ, thống nhất và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về tổ chức bộ máy và phù hợp yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới; Những nhược điểm, hạn chế và tồn tại được khắc phục khi ban hành Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ so với Luật hiện hành, bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành; phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết; Một số nội dung chính và những điểm mới, nổi bật của dự thảo Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ; Lợi ích khi ban hành triển khai Luật mới, đối với công tác quản lý nhà nước về TTATGT, đối với người tham gia giao thông, tác động tới tình hình tai nạn, ùn tắc giao thông, nâng cao ý thức của người dân, góp phần quan trọng làm chuyển biến tình hình về TTATGT đường bộ; Ban hành Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ là tất yếu và cần thiết, phù hợp với xu hướng lập pháp quốc tế, vì mục tiêu chung cho sự phát triển của đất nước, vì sự tiến bộ của xã hội, vì một nền văn hoá giao thông văn minh, an toàn; thể hiện trách nhiệm của Bộ Công an trước Chính phủ về công tác bảo đảm TTATGT, giữ gìn an ninh trật tự.
Kế hoạch thực hiện theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ báo cáo Chính phủ, hoàn thiện Hồ sơ dự án Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ; Giai đoạn 2 trình Quốc hội Hồ sơ dự án Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ; Giai đoạn 3 ban hành Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ.