CTTĐT - Năm 2019, huyện Văn Yên phấn đấu trồng 500 ha tre măng Bát độ. Quá trình triển khai còn gặp phải những khó khăn vướng mắc nhất định, tuy nhiên ngay từ những tháng đầu năm, huyện đã vào cuộc, tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiên độ trồng măng tre Bát độ.
Cây tre măng Bát độ đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng tại huyện Văn Yên
Ở huyện Văn Yên, tre măng Bát độ được trồng ở các các xã An Bình, Lang Thíp, Lâm Giang… Thực tiễn bước đầu cũng đã cho thấy chưa có loại cây, giống cây lâm nghiệp nào có giá trị kinh tế cao bằng tre măng Bát độ. Cây tre măng Bát độ có ưu thế vượt trội, không chỉ trồng trên đồi mà còn có thể tận dụng các loại đất xung quanh nhà, ven sông suối. Thời gian thu hoạch dài và chỉ sau 1 năm trồng đã cho thu hoạch; sau 3 năm cho thu hoạch sản phẩm ổn định; bình quân lợi nhuận đạt trên 30 triệu đồng/ha/năm, cao hơn 2 đến 3 lần so với cây trồng lâm nghiệp khác. Không chỉ vậy, thị trường tiêu thụ cũng khá tốt, măng tươi có giá bán từ 4.000 - 4.500 đồng/kg, măng khô qua chế biến có giá bán trên 100.000 đồng/kg.
Nhờ tính hiệu quả mà loại cây này phát triển khá mạnh mẽ ở nhiều địa phương trong huyện, cây măng tre Bát độ đã giúp cho một số hộ dân xóa đói giảm nghèo và tiến đến làm giàu. Hết năm 2018, toàn huyện Văn Yên đã trồng được gần 73 ha, trong đó xã Lang Thíp trồng 18,14 ha; Lâm Giang 35,7 ha; An Bình 13,7 ha; Quang Minh 5,16 ha. Diện tích đã trồng cơ bản đang sinh trưởng và phát triển tốt.
Tuy nhiên, qua thực tế triển khai thực hiện ở huyện Văn Yên cho thấy còn nhiều khó khăn, vướng mắc đó là người dân chưa mạnh dạn chuyển đổi sang giống cây trồng này. Cùng với đó là các xã đều gặp khó khăn về quỹ đất để thực hiện với quy mô tập trung tối thiểu từ 0,5 ha trở lên, nên phần lớn các hộ đều chưa đáp ứng được, chỉ muốn tận dụng đất ven bờ ao, khe suối, chân đồi... hoặc trồng xen dưới tán rừng. Đặc biệt là người dân chưa thay đổi được tư duy canh tác, chưa mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, chưa chủ động trồng thay thế măng tre Bát độ vào những diện tích cây lâm nghiệp khác như: keo, bồ đề ...
Năm 2019, Văn Yên đề ra mục tiêu trồng 500 ha măng tre Bát độ và trong vụ xuân toàn huyện phấn đấu trồng được khoảng 200 ha, trong đó các địa phương tập trung triển khai với diện tích lớn là Tân Hợp, Đông An và Mậu Đông.
Trong thời gian tới, huyện Văn Yên tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về hiệu quả kinh tế của cây tre măng Bát độ đến mọi người dân, góp phần nâng cao nhận thức trong thực hiện các đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đặc biệt là đề án phát triển tre măng Bát độ. Cấp ủy, chính quyền các địa phương cần xác định và coi việc thực hiện Đề án phát triển tre măng Bát độ là chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị xuyên suốt trong thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội. Cán bộ phụ trách địa phương, cơ sở thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các đơn vị, trong quá trình triển khai thực hiện trồng tre măng Bát độ. Các cơ quan chuyên môn cấp huyện phối hợp chặt chẽ trong việc rà soát quỹ đất của các hộ, cộng đồng để triển khai thực hiện các mục tiêu của Đề án.
Đối với những diện tích đã quy hoạch cho phát triển tre măng Bát độ thì tích cực vận động người dân trồng tre măng Bát độ chứ không trồng các loại cây khác. Rà soát những diện tích có cây trồng lâm nghiệp khác như keo, bồ đề, bạch đàn... chuẩn bị khai thác của các hộ gia đình để có kế hoạch tuyên truyền vận động người dân chuyển đổi cây trồng và phương án chuẩn bị giống đảm bảo trồng tre măng Bát độ đúng khung thời vụ nhằm đạt tỷ lệ sống theo quy định; hướng dẫn kỹ thuật khai thác củ giống, kỹ thuật nhân giống bằng chiết cành đơn giản, dễ làm để người dân có thể tự thực hiện nhằm cung ứng đủ nguồn giống tại chỗ cho các địa phương tham gia Đề án. Đồng thời tổ chức tập huấn sâu rộng kỹ thuật trồng, chăm sóc, đặc biệt là kỹ thuật chăm sóc tre măng Bát độ sau trồng để đảm bảo tỷ lệ sống cao nhất.
1159 lượt xem
CTV: Thu Nhài
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2019, huyện Văn Yên phấn đấu trồng 500 ha tre măng Bát độ. Quá trình triển khai còn gặp phải những khó khăn vướng mắc nhất định, tuy nhiên ngay từ những tháng đầu năm, huyện đã vào cuộc, tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiên độ trồng măng tre Bát độ.Ở huyện Văn Yên, tre măng Bát độ được trồng ở các các xã An Bình, Lang Thíp, Lâm Giang… Thực tiễn bước đầu cũng đã cho thấy chưa có loại cây, giống cây lâm nghiệp nào có giá trị kinh tế cao bằng tre măng Bát độ. Cây tre măng Bát độ có ưu thế vượt trội, không chỉ trồng trên đồi mà còn có thể tận dụng các loại đất xung quanh nhà, ven sông suối. Thời gian thu hoạch dài và chỉ sau 1 năm trồng đã cho thu hoạch; sau 3 năm cho thu hoạch sản phẩm ổn định; bình quân lợi nhuận đạt trên 30 triệu đồng/ha/năm, cao hơn 2 đến 3 lần so với cây trồng lâm nghiệp khác. Không chỉ vậy, thị trường tiêu thụ cũng khá tốt, măng tươi có giá bán từ 4.000 - 4.500 đồng/kg, măng khô qua chế biến có giá bán trên 100.000 đồng/kg.
Nhờ tính hiệu quả mà loại cây này phát triển khá mạnh mẽ ở nhiều địa phương trong huyện, cây măng tre Bát độ đã giúp cho một số hộ dân xóa đói giảm nghèo và tiến đến làm giàu. Hết năm 2018, toàn huyện Văn Yên đã trồng được gần 73 ha, trong đó xã Lang Thíp trồng 18,14 ha; Lâm Giang 35,7 ha; An Bình 13,7 ha; Quang Minh 5,16 ha. Diện tích đã trồng cơ bản đang sinh trưởng và phát triển tốt.
Tuy nhiên, qua thực tế triển khai thực hiện ở huyện Văn Yên cho thấy còn nhiều khó khăn, vướng mắc đó là người dân chưa mạnh dạn chuyển đổi sang giống cây trồng này. Cùng với đó là các xã đều gặp khó khăn về quỹ đất để thực hiện với quy mô tập trung tối thiểu từ 0,5 ha trở lên, nên phần lớn các hộ đều chưa đáp ứng được, chỉ muốn tận dụng đất ven bờ ao, khe suối, chân đồi... hoặc trồng xen dưới tán rừng. Đặc biệt là người dân chưa thay đổi được tư duy canh tác, chưa mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, chưa chủ động trồng thay thế măng tre Bát độ vào những diện tích cây lâm nghiệp khác như: keo, bồ đề ...
Năm 2019, Văn Yên đề ra mục tiêu trồng 500 ha măng tre Bát độ và trong vụ xuân toàn huyện phấn đấu trồng được khoảng 200 ha, trong đó các địa phương tập trung triển khai với diện tích lớn là Tân Hợp, Đông An và Mậu Đông.
Trong thời gian tới, huyện Văn Yên tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về hiệu quả kinh tế của cây tre măng Bát độ đến mọi người dân, góp phần nâng cao nhận thức trong thực hiện các đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đặc biệt là đề án phát triển tre măng Bát độ. Cấp ủy, chính quyền các địa phương cần xác định và coi việc thực hiện Đề án phát triển tre măng Bát độ là chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị xuyên suốt trong thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội. Cán bộ phụ trách địa phương, cơ sở thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các đơn vị, trong quá trình triển khai thực hiện trồng tre măng Bát độ. Các cơ quan chuyên môn cấp huyện phối hợp chặt chẽ trong việc rà soát quỹ đất của các hộ, cộng đồng để triển khai thực hiện các mục tiêu của Đề án.
Đối với những diện tích đã quy hoạch cho phát triển tre măng Bát độ thì tích cực vận động người dân trồng tre măng Bát độ chứ không trồng các loại cây khác. Rà soát những diện tích có cây trồng lâm nghiệp khác như keo, bồ đề, bạch đàn... chuẩn bị khai thác của các hộ gia đình để có kế hoạch tuyên truyền vận động người dân chuyển đổi cây trồng và phương án chuẩn bị giống đảm bảo trồng tre măng Bát độ đúng khung thời vụ nhằm đạt tỷ lệ sống theo quy định; hướng dẫn kỹ thuật khai thác củ giống, kỹ thuật nhân giống bằng chiết cành đơn giản, dễ làm để người dân có thể tự thực hiện nhằm cung ứng đủ nguồn giống tại chỗ cho các địa phương tham gia Đề án. Đồng thời tổ chức tập huấn sâu rộng kỹ thuật trồng, chăm sóc, đặc biệt là kỹ thuật chăm sóc tre măng Bát độ sau trồng để đảm bảo tỷ lệ sống cao nhất.