CTTĐT - Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái mong muốn Quốc hội xem xét, nghiên cứu sớm sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013 để phù hợp với thực tiễn.
.
Nội dung kiến nghị cụ thể như sau:
Hiện nay, một số nội dung quy định của Luật Đất đai 2013 không phù hợp với thực tiễn triển khai; nhiều nội dung mới phát sinh chưa có quy định điều chỉnh. Hệ thống pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, không đồng bộ và thống nhất, dẫn đến không rõ trách nhiệm quản lý, gây khó khăn cho tổ chức thực hiện. Do đó, cử tri mong muốn Quốc hội xem xét, nghiên cứu sớm sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013 để phù hợp với thực tiễn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời tại văn bản số 4955/BTNMT-PC ngày 09/9/2020 như sau:
Luật Đất đai là đạo Luật quan trọng, có tác động đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế và xã hội. Triển khai thi hành Luật Đất đai, công tác quản lý đất đai đã đạt được những kết quả quan trọng. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng trong thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đã bước đầu khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê đất tràn lan, không đưa vào sử dụng lãng phí. Chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã bảo đảm tốt hơn quyền lợi cho người có đất thu hồi. Các địa phương cơ bản đã lập được hệ thống hồ sơ địa chính dạng số đồng bộ giữa bản đồ địa chính với thông tin đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; một số địa phương đã vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, tạo nền tảng quan trọng để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thống nhất, phục vụ đa mục tiêu. Quy định về các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã hình thành khung pháp lý để thị trường bất động sản vận hành, đáp ứng được yêu cầu của người dân và doanh nghiệp khi có nhu cầu về đất nông nghiệp, đất ở, đất sản xuất kinh doanh. Các giao dịch chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, giao dịch thế chấp bằng quyền sử dụng đất không ngừng tăng lên. Chính sách tài chính về đất đai được hoàn thiện đã góp phần tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách, những quy định đổi mới về giá đất đã tạo sự chuyển biến tích cực trong quản lý nhà nước về đất đai bằng biện pháp kinh tế. Công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai đã được coi trọng, đã giảm tối đa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai. Việc thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong việc nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ công việc và giúp đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn những tồn tại, bất cập như: việc tổ chức thi hành pháp luật về đất đai ở một số địa phương chưa tốt; pháp luật về đất đai và pháp luật khác còn chưa thống nhất, đồng bộ; nguồn lực đất đai chưa thực sự được khai thác đầy đủ và hiệu quả. Do đó, trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các nội dung sau đây: (i) thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các Bộ, ngành và một số địa phương; các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý; (ii) tổng hợp và hệ thống các nội dung chỉ đạo trong các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương liên quan đến lĩnh vực đất đai cần phải thể chế; (iii) ban hành văn bản đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tổ chức tổng kết, đánh giá việc tổ chức thi hành Luật Đất đai năm 2013; (iv) tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương và ý kiến, kiến nghị của cử tri, của người dân, doanh nghiệp về các vướng mắc, bất cập và hướng sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai; (v) tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, làm việc trực tiếp với một số Bộ, ngành, địa phương và chuyên gia về những nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai. Ban soạn thảo, Tổ Biên tập đã họp nhiều cuộc để bàn về những bất cập, vướng mắc, những định hướng lớn cũng như các nội dung cụ thể dự kiến sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai; (vi) xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai.
Cơ quan soạn thảo đã hoàn chỉnh dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai theo những chính sách và định hướng sửa đổi, bổ sung đã được Quốc hội, Chính phủ thông qua trong quá trình lập đề nghị xây dựng Luật theo đúng kế hoạch. Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai dự kiến trình Quốc hội khóa XIV cho ý kiến vào kỳ họp thứ 09 đầu năm 2020, thông qua vào kỳ họp thứ 10 cuối năm 2020 và có hiệu lực từ giữa năm 2021. Tuy nhiên, trong quá trình sơ kết Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại (Nghị quyết số 19-NQ/TW), tổ chức các hội thảo, lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, qua giám sát tối cao của Quốc hội và thực tiễn thi hành Luật Đất đai, nhiều ý kiến cho rằng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai sẽ không giải quyết được căn cơ những vấn đề lớn đặt ra đối với phát triển đất nước, phát huy nguồn lực, nguồn tài nguyên đất đai cho phát triển, giải quyết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư, giảm khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai,...
Mặt khác, song song quá trình chuẩn bị dự án Luật sửa đổi một số điều của Luật Đất đai, trước yêu cầu đặt ra từ thực tiễn phát triển đất nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành đã trình Chính phủ để trình Quốc hội ban hành một số văn bản như Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Nghị quyết số 60/2018/QH14 về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Nghị quyết số 82/2019/QH14 về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý sử dụng đất tại đô thị; Chính phủ đã ban hành theo thẩm quyền 10 Nghị định. Các văn bản mới ban hành đã có các quy định giải quyết một số chính sách dự kiến sửa đổi, bổ sung trong dự án Luật, khắc phục tình trạng thiếu thống nhất giữa pháp luật về đất đai và pháp luật về đấu thầu, pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng, tháo gỡ căn bản các nút thắt, điểm nghẽn, rào cản trong quá trình thi hành Luật Đất đai...
Luật Đất đai là đạo luật quan trọng có tác động đến phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh nên cần phải sửa đổi căn bản, toàn diện trên cơ sở tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TW để ban hành Nghị quyết mới của Ban chấp hành Trung ương về chính sách đất đai, phù hợp với những quan điểm, định hướng lớn của Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng làm định hướng cho việc sửa đổi và quá trình tham vấn rộng rãi ý kiến của Nhân dân, doanh nghiệp để đảm bảo tính ổn định, khả thi, toàn diện và đáp ứng yêu cầu quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên, nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới. Từ thực tế đó, mặc dù đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng Chính phủ, Quốc hội đã quyết định lùi thời điểm trình dự án Luật này để nghiên cứu sửa đổi một cách căn bản, toàn diện. Hiện nay, Chính phủ đang khẩn trương tổng kết đánh giá toàn diện việc thi hành Luật Đất đai và chuẩn bị tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TW để trình Ban chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết mới về chính sách đất đai. Ngay sau khi có Nghị quyết mới của Ban chấp hành Trung ương, Chính phủ sẽ nghiên cứu thể chế hóa chủ trương mới của Đảng và trình Quốc hội Dự án Luật Đất đai sửa đổi toàn diện.
Để giải quyết ngay những vấn đề cử tri quan tâm, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Nghị định khuyến khích tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp…
1385 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái mong muốn Quốc hội xem xét, nghiên cứu sớm sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013 để phù hợp với thực tiễn.Nội dung kiến nghị cụ thể như sau:
Hiện nay, một số nội dung quy định của Luật Đất đai 2013 không phù hợp với thực tiễn triển khai; nhiều nội dung mới phát sinh chưa có quy định điều chỉnh. Hệ thống pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, không đồng bộ và thống nhất, dẫn đến không rõ trách nhiệm quản lý, gây khó khăn cho tổ chức thực hiện. Do đó, cử tri mong muốn Quốc hội xem xét, nghiên cứu sớm sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013 để phù hợp với thực tiễn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời tại văn bản số 4955/BTNMT-PC ngày 09/9/2020 như sau:
Luật Đất đai là đạo Luật quan trọng, có tác động đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế và xã hội. Triển khai thi hành Luật Đất đai, công tác quản lý đất đai đã đạt được những kết quả quan trọng. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng trong thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đã bước đầu khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê đất tràn lan, không đưa vào sử dụng lãng phí. Chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã bảo đảm tốt hơn quyền lợi cho người có đất thu hồi. Các địa phương cơ bản đã lập được hệ thống hồ sơ địa chính dạng số đồng bộ giữa bản đồ địa chính với thông tin đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; một số địa phương đã vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, tạo nền tảng quan trọng để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thống nhất, phục vụ đa mục tiêu. Quy định về các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã hình thành khung pháp lý để thị trường bất động sản vận hành, đáp ứng được yêu cầu của người dân và doanh nghiệp khi có nhu cầu về đất nông nghiệp, đất ở, đất sản xuất kinh doanh. Các giao dịch chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, giao dịch thế chấp bằng quyền sử dụng đất không ngừng tăng lên. Chính sách tài chính về đất đai được hoàn thiện đã góp phần tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách, những quy định đổi mới về giá đất đã tạo sự chuyển biến tích cực trong quản lý nhà nước về đất đai bằng biện pháp kinh tế. Công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai đã được coi trọng, đã giảm tối đa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai. Việc thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong việc nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ công việc và giúp đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn những tồn tại, bất cập như: việc tổ chức thi hành pháp luật về đất đai ở một số địa phương chưa tốt; pháp luật về đất đai và pháp luật khác còn chưa thống nhất, đồng bộ; nguồn lực đất đai chưa thực sự được khai thác đầy đủ và hiệu quả. Do đó, trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các nội dung sau đây: (i) thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các Bộ, ngành và một số địa phương; các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý; (ii) tổng hợp và hệ thống các nội dung chỉ đạo trong các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương liên quan đến lĩnh vực đất đai cần phải thể chế; (iii) ban hành văn bản đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tổ chức tổng kết, đánh giá việc tổ chức thi hành Luật Đất đai năm 2013; (iv) tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương và ý kiến, kiến nghị của cử tri, của người dân, doanh nghiệp về các vướng mắc, bất cập và hướng sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai; (v) tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, làm việc trực tiếp với một số Bộ, ngành, địa phương và chuyên gia về những nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai. Ban soạn thảo, Tổ Biên tập đã họp nhiều cuộc để bàn về những bất cập, vướng mắc, những định hướng lớn cũng như các nội dung cụ thể dự kiến sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai; (vi) xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai.
Cơ quan soạn thảo đã hoàn chỉnh dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai theo những chính sách và định hướng sửa đổi, bổ sung đã được Quốc hội, Chính phủ thông qua trong quá trình lập đề nghị xây dựng Luật theo đúng kế hoạch. Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai dự kiến trình Quốc hội khóa XIV cho ý kiến vào kỳ họp thứ 09 đầu năm 2020, thông qua vào kỳ họp thứ 10 cuối năm 2020 và có hiệu lực từ giữa năm 2021. Tuy nhiên, trong quá trình sơ kết Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại (Nghị quyết số 19-NQ/TW), tổ chức các hội thảo, lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, qua giám sát tối cao của Quốc hội và thực tiễn thi hành Luật Đất đai, nhiều ý kiến cho rằng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai sẽ không giải quyết được căn cơ những vấn đề lớn đặt ra đối với phát triển đất nước, phát huy nguồn lực, nguồn tài nguyên đất đai cho phát triển, giải quyết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư, giảm khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai,...
Mặt khác, song song quá trình chuẩn bị dự án Luật sửa đổi một số điều của Luật Đất đai, trước yêu cầu đặt ra từ thực tiễn phát triển đất nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành đã trình Chính phủ để trình Quốc hội ban hành một số văn bản như Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Nghị quyết số 60/2018/QH14 về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Nghị quyết số 82/2019/QH14 về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý sử dụng đất tại đô thị; Chính phủ đã ban hành theo thẩm quyền 10 Nghị định. Các văn bản mới ban hành đã có các quy định giải quyết một số chính sách dự kiến sửa đổi, bổ sung trong dự án Luật, khắc phục tình trạng thiếu thống nhất giữa pháp luật về đất đai và pháp luật về đấu thầu, pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng, tháo gỡ căn bản các nút thắt, điểm nghẽn, rào cản trong quá trình thi hành Luật Đất đai...
Luật Đất đai là đạo luật quan trọng có tác động đến phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh nên cần phải sửa đổi căn bản, toàn diện trên cơ sở tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TW để ban hành Nghị quyết mới của Ban chấp hành Trung ương về chính sách đất đai, phù hợp với những quan điểm, định hướng lớn của Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng làm định hướng cho việc sửa đổi và quá trình tham vấn rộng rãi ý kiến của Nhân dân, doanh nghiệp để đảm bảo tính ổn định, khả thi, toàn diện và đáp ứng yêu cầu quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên, nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới. Từ thực tế đó, mặc dù đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng Chính phủ, Quốc hội đã quyết định lùi thời điểm trình dự án Luật này để nghiên cứu sửa đổi một cách căn bản, toàn diện. Hiện nay, Chính phủ đang khẩn trương tổng kết đánh giá toàn diện việc thi hành Luật Đất đai và chuẩn bị tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TW để trình Ban chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết mới về chính sách đất đai. Ngay sau khi có Nghị quyết mới của Ban chấp hành Trung ương, Chính phủ sẽ nghiên cứu thể chế hóa chủ trương mới của Đảng và trình Quốc hội Dự án Luật Đất đai sửa đổi toàn diện.
Để giải quyết ngay những vấn đề cử tri quan tâm, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Nghị định khuyến khích tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp…
Các bài khác
- Yên Bái tích cực đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả Kinh tế tập thể, hợp tác xã (06/10/2020)
- Cục Thuế tỉnh Yên Bái hướng dẫn áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử (05/10/2020)
- Yên Bái đóng điện Nhà máy thủy điện Pá Hu (05/10/2020)
- Thành phố Yên Bái tập trung các giải pháp thực hiện chương trình trọng tâm (04/10/2020)
- Yên Bái đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị (03/10/2020)
- Tiếp tục đổi mới, phát triển kinh tế tập thể (02/10/2020)
- 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 (01/10/2020)
- Yên Bái: Giải pháp phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao trong điều kiện của tỉnh (25/09/2020)
- Yên Bái: Triển khai Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường từ 20/9 - 20/10/2020 (22/09/2020)
- Yên Bái: Đổi mới, sáng tạo, tận dụng tối đa tiềm năng lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội tạo nền tảng cho phát triển nhanh, bền vững (20/09/2020)
Xem thêm »