CTTĐT - Tại văn bản số 8864/BTC-QLN ngày 23/7/2020, Bộ Tài chính trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái, đề nghị Chính phủ xem xét, nghiên cứu xây dựng tỷ lệ vay lại vốn vay ODA tại Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 theo hướng có tính chất phân loại dự án.
Nội dung kiến nghị như sau:
Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 21 của Nghị định 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ quy định: “Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 70% trở lên, tỷ lệ cho vay lại là 30% vốn vay ODA, vay ưu đãi”. Quy định trên áp dụng chung đối với địa phương và cho tất cả các chương trình/dự án, tuy nhiên trong thực tế tính chất một số chương trình/dự án có khác nhau, có dự án sau khi đầu tư sẽ thu hồi được nguồn vốn trực tiếp, có dự án không thu hồi được vốn trực tiếp. Đề nghị Chính phủ xem xét, nghiên cứu xây dựng tỷ lệ vay lại tại Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 theo hướng có tính chất phân loại dự án; đối với các dự án thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, hạ tầng giao thông thiết yếu không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp sẽ có tỷ lệ vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi thấp hơn so với các Dự án khác để đảm bảo phù hợp với thực tế và điều kiện của các địa phương.
Bộ Tài chính trả lời tại văn bản số 8864/BTC-QLN ngày 23/7/2020 như sau:
Việc cho vay lại chính quyền địa phương theo quy định tại Nghị định số 97/2018/NĐ-CP được dựa trên nguyên tắc cho phép chính quyền địa phương cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ động trong việc huy động nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài để thực hiện các dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo thứ tự ưu tiên của địa phương, căn cứ theo khả năng tự cân đối ngân sách của địa phương và không phân biệt theo tính chất dự án.
Theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, mức dư nợ vay của ngân sách địa phương không được vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp. Quy định này nhằm đảm bảo trong việc cân đối ngân sách địa phương giữa thu ngân sách và vay nợ của chính quyền địa phương. Trường hợp quy mô thu ngân sách địa phương tăng lên thì mức dư nợ tối đa cũng tăng lên, theo đó các tỉnh có thể mở rộng khả năng huy động vốn. Còn tỷ lệ cấp phát và cho vay lại theo Nghị định số 97/2018/NĐ-CP là cơ chế tài chính nhằm có sự chia sẻ giữa Trung ương và địa phương trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Qua một thời gian thực hiện, theo đề nghị của một số địa phương, Bộ Tài chính đã dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2018/NĐ-CP trong đó có nội dung điều chỉnh tỷ lệ cấp phát/cho vay lại đối với các địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối ngân sách từ 70% trở lên. Theo đó, tỷ lệ cấp phát được nâng từ 70% lên 80%, tỷ lệ cho vay lại giảm từ 30% xuống còn 20%. Quy định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương tiếp cận nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ, nhưng không thay đổi nguyên tắc cho vay lại nêu trên. Đối với các dự án không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp được thực hiện theo cơ chế cấp phát và có sự chia sẻ giữa Trung ương và địa phương về trách nhiệm thanh toán nợ theo cơ chế cho vay lại nêu trên.
Đối với Yên Bái, tỷ lệ trợ cấp của ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương năm 2020 là 64,57%. Trong giai đoạn 2018- 2020, Yên Bái thuộc nhóm các địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối ngân sách từ 70% trở lên và vay lại 30% vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài. Tuy nhiên, tỷ lệ này sẽ được rà soát xem xét lại trong giai đoạn 2021- 2025.
805 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tại văn bản số 8864/BTC-QLN ngày 23/7/2020, Bộ Tài chính trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái, đề nghị Chính phủ xem xét, nghiên cứu xây dựng tỷ lệ vay lại vốn vay ODA tại Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 theo hướng có tính chất phân loại dự án.Nội dung kiến nghị như sau:
Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 21 của Nghị định 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ quy định: “Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 70% trở lên, tỷ lệ cho vay lại là 30% vốn vay ODA, vay ưu đãi”. Quy định trên áp dụng chung đối với địa phương và cho tất cả các chương trình/dự án, tuy nhiên trong thực tế tính chất một số chương trình/dự án có khác nhau, có dự án sau khi đầu tư sẽ thu hồi được nguồn vốn trực tiếp, có dự án không thu hồi được vốn trực tiếp. Đề nghị Chính phủ xem xét, nghiên cứu xây dựng tỷ lệ vay lại tại Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 theo hướng có tính chất phân loại dự án; đối với các dự án thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, hạ tầng giao thông thiết yếu không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp sẽ có tỷ lệ vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi thấp hơn so với các Dự án khác để đảm bảo phù hợp với thực tế và điều kiện của các địa phương.
Bộ Tài chính trả lời tại văn bản số 8864/BTC-QLN ngày 23/7/2020 như sau:
Việc cho vay lại chính quyền địa phương theo quy định tại Nghị định số 97/2018/NĐ-CP được dựa trên nguyên tắc cho phép chính quyền địa phương cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ động trong việc huy động nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài để thực hiện các dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo thứ tự ưu tiên của địa phương, căn cứ theo khả năng tự cân đối ngân sách của địa phương và không phân biệt theo tính chất dự án.
Theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, mức dư nợ vay của ngân sách địa phương không được vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp. Quy định này nhằm đảm bảo trong việc cân đối ngân sách địa phương giữa thu ngân sách và vay nợ của chính quyền địa phương. Trường hợp quy mô thu ngân sách địa phương tăng lên thì mức dư nợ tối đa cũng tăng lên, theo đó các tỉnh có thể mở rộng khả năng huy động vốn. Còn tỷ lệ cấp phát và cho vay lại theo Nghị định số 97/2018/NĐ-CP là cơ chế tài chính nhằm có sự chia sẻ giữa Trung ương và địa phương trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Qua một thời gian thực hiện, theo đề nghị của một số địa phương, Bộ Tài chính đã dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2018/NĐ-CP trong đó có nội dung điều chỉnh tỷ lệ cấp phát/cho vay lại đối với các địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối ngân sách từ 70% trở lên. Theo đó, tỷ lệ cấp phát được nâng từ 70% lên 80%, tỷ lệ cho vay lại giảm từ 30% xuống còn 20%. Quy định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương tiếp cận nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ, nhưng không thay đổi nguyên tắc cho vay lại nêu trên. Đối với các dự án không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp được thực hiện theo cơ chế cấp phát và có sự chia sẻ giữa Trung ương và địa phương về trách nhiệm thanh toán nợ theo cơ chế cho vay lại nêu trên.
Đối với Yên Bái, tỷ lệ trợ cấp của ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương năm 2020 là 64,57%. Trong giai đoạn 2018- 2020, Yên Bái thuộc nhóm các địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối ngân sách từ 70% trở lên và vay lại 30% vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài. Tuy nhiên, tỷ lệ này sẽ được rà soát xem xét lại trong giai đoạn 2021- 2025.