CTTĐT - Thời gian gần đây hiện tượng một số đối tượng vi phạm có hành vi chống đối người thi hành công vụ xảy ra khá phổ biến, có chiều hướng diễn biến phức tạp. Hành vi chống người thi hành công vụ của các đối tượng ngày càng manh động, trắng trợn, liều lĩnh, thậm chí quyết chống đối đến cùng. Cử tri kiến nghị Chính phủ cần có các chế tài nghiêm khắc hơn nữa để xử lý tình trạng trên.
Bộ Công an trả lời tại văn bản số 2569/BCA-V01 ngày 27/7/2020 như sau:
Thời gian qua, tình trạng chống người thi hành công vụ diễn biến hết sức phức tạp; đối tượng chống người thi hành công vụ gồm nhiều thành phần, các đối tượng này chủ động, lôi kéo nhiều người tham gia, xảy ra ở nhiều địa phương trong toàn quốc. Trong khi đó, các quy định về xử lý đối với các hành vi chống người thi hành công vụ còn thiếu, khung hình phạt đối với hành vi này còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe; quy định về trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ và các quy định khác về sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong trấn áp các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, phòng chống các hành vi chống người thi hành công vụ nói riêng còn chưa đầy đủ, khó áp dụng trong thực tiễn dẫn tới nhiều vụ việc người thi hành công vụ đã bị tổn hại sức khỏe hoặc bị truy cứu trách nhiệm khi thiếu sót trong chấp hành nhiệm vụ, trực tiếp đối đầu với bọn tội phạm nguy hiểm.
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả phòng, chống tội phạm chống người thi hành công vụ, Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thực hiện các công việc trọng tâm sau:
Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm chống người thi hành công vụ, nhất là Nghị định số 208/2013/NĐ-CP ngày 17/12/2013 của Chính phủ quy định các biện pháp phòng, ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; Chỉ thị số 39/CT- TTg ngày 24/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, ngừa đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật về chống người thi hành công vụ, Kế hoạch số 371/KH-BCA ngày 29/11/2017 của Bộ Công an về thực hiện Chỉ thị nêu trên của Thủ tướng Chính phủ.
Nghiên cứu, rà soát các quy định của pháp luật, làm rõ những bất cập, hạn chế trong quá trình triển khai áp dụng để tham mưu cho cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung tăng chế tài xử lý đối với các hành vi chống người thi hành công vụ, hướng dẫn để áp dụng thống nhất, nâng cao hiệu quả thi hành công vụ, hướng dẫn để áp dụng thống nhất, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật; quy định đầy đủ và chi tiết về xử lý hành chính đối với hành vi chống người thi hành công vụ, quy định rõ hơn về thẩm quyền, cách thức, thủ tục sử dụng vũ khí, công vụ hỗ trợ phục vụ công tác của lực lượng chức năng.
Tham mưu, đề nghị Chính phủ tiếp tục trang bị phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ hiện đại cho các lực lượng thi hành công vụ, nhất là đối với các lực lượng trực tiếp trấn áp tội phạm; từng bước luật hóa để có chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi chống người thi hành công vụ.
Tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở nhằm chủ động phát hiện, xử lý kịp thời các sai phạm, thiếu sót trong quá trình thi hành công vụ của người được giao thực thi công vụ; tăng cường bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức của người thi hành công vụ, thực hiện có hiệu quả các biện pháp công tác góp phần phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi chống người thi hành công vụ.
Đẩy mạnh công tác nghiệp vụ, chủ động nắm tình hình, phát hiện, bắt giữ, xử lý nghiêm các đối tượng có biểu hiện chống đối, kích động, lôi kéo Nhân dân vào các hoạt động vi phạm pháp luật nói chung và chống người thi hành công vụ nói riêng.
Phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật tới người dân, để Nhân dân hiểu rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các lực lượng thi hành công vụ, nhất là đối với lực lượng Công an nhân dân; qua đó có trách nhiệm, nghĩa vụ tuân thủ, ủng hộ, giúp đỡ các lực lượng thi hành công vụ, góp phần giữ gìn đảm bảo an ninh, trật tự, tránh bị các thế lực thù địch, bọn tội phạm lợi dụng kích động, chống đối với lực lượng thi hành công vụ.
2058 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thời gian gần đây hiện tượng một số đối tượng vi phạm có hành vi chống đối người thi hành công vụ xảy ra khá phổ biến, có chiều hướng diễn biến phức tạp. Hành vi chống người thi hành công vụ của các đối tượng ngày càng manh động, trắng trợn, liều lĩnh, thậm chí quyết chống đối đến cùng. Cử tri kiến nghị Chính phủ cần có các chế tài nghiêm khắc hơn nữa để xử lý tình trạng trên.Bộ Công an trả lời tại văn bản số 2569/BCA-V01 ngày 27/7/2020 như sau:
Thời gian qua, tình trạng chống người thi hành công vụ diễn biến hết sức phức tạp; đối tượng chống người thi hành công vụ gồm nhiều thành phần, các đối tượng này chủ động, lôi kéo nhiều người tham gia, xảy ra ở nhiều địa phương trong toàn quốc. Trong khi đó, các quy định về xử lý đối với các hành vi chống người thi hành công vụ còn thiếu, khung hình phạt đối với hành vi này còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe; quy định về trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ và các quy định khác về sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong trấn áp các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, phòng chống các hành vi chống người thi hành công vụ nói riêng còn chưa đầy đủ, khó áp dụng trong thực tiễn dẫn tới nhiều vụ việc người thi hành công vụ đã bị tổn hại sức khỏe hoặc bị truy cứu trách nhiệm khi thiếu sót trong chấp hành nhiệm vụ, trực tiếp đối đầu với bọn tội phạm nguy hiểm.
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả phòng, chống tội phạm chống người thi hành công vụ, Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thực hiện các công việc trọng tâm sau:
Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm chống người thi hành công vụ, nhất là Nghị định số 208/2013/NĐ-CP ngày 17/12/2013 của Chính phủ quy định các biện pháp phòng, ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; Chỉ thị số 39/CT- TTg ngày 24/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, ngừa đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật về chống người thi hành công vụ, Kế hoạch số 371/KH-BCA ngày 29/11/2017 của Bộ Công an về thực hiện Chỉ thị nêu trên của Thủ tướng Chính phủ.
Nghiên cứu, rà soát các quy định của pháp luật, làm rõ những bất cập, hạn chế trong quá trình triển khai áp dụng để tham mưu cho cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung tăng chế tài xử lý đối với các hành vi chống người thi hành công vụ, hướng dẫn để áp dụng thống nhất, nâng cao hiệu quả thi hành công vụ, hướng dẫn để áp dụng thống nhất, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật; quy định đầy đủ và chi tiết về xử lý hành chính đối với hành vi chống người thi hành công vụ, quy định rõ hơn về thẩm quyền, cách thức, thủ tục sử dụng vũ khí, công vụ hỗ trợ phục vụ công tác của lực lượng chức năng.
Tham mưu, đề nghị Chính phủ tiếp tục trang bị phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ hiện đại cho các lực lượng thi hành công vụ, nhất là đối với các lực lượng trực tiếp trấn áp tội phạm; từng bước luật hóa để có chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi chống người thi hành công vụ.
Tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở nhằm chủ động phát hiện, xử lý kịp thời các sai phạm, thiếu sót trong quá trình thi hành công vụ của người được giao thực thi công vụ; tăng cường bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức của người thi hành công vụ, thực hiện có hiệu quả các biện pháp công tác góp phần phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi chống người thi hành công vụ.
Đẩy mạnh công tác nghiệp vụ, chủ động nắm tình hình, phát hiện, bắt giữ, xử lý nghiêm các đối tượng có biểu hiện chống đối, kích động, lôi kéo Nhân dân vào các hoạt động vi phạm pháp luật nói chung và chống người thi hành công vụ nói riêng.
Phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật tới người dân, để Nhân dân hiểu rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các lực lượng thi hành công vụ, nhất là đối với lực lượng Công an nhân dân; qua đó có trách nhiệm, nghĩa vụ tuân thủ, ủng hộ, giúp đỡ các lực lượng thi hành công vụ, góp phần giữ gìn đảm bảo an ninh, trật tự, tránh bị các thế lực thù địch, bọn tội phạm lợi dụng kích động, chống đối với lực lượng thi hành công vụ.