CTTĐT - Những năm qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Yên Bái luôn quan tâm lãnh đạo, thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể (KTTT), HTX thông qua việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, quyết định, kế hoạch, đề án, cơ chế, chính sách về phát triển KTTT, HTX, tổ hợp tác để triển khai thực hiện.
Chế biến các sản phẩm quế vỏ tại HTX Quế Hồi Đào Thịnh, Trấn Yên
Cụ thể trong giai đoạn 2016- 2020, tỉnh đã ban hành 01 Chỉ thị, 01 Nghị quyết, 2 Chương trình hành động, 01 Đề án, 3 Kế hoạch và nhiều văn bản khác để đẩy mạnh thực hiện các cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm phát triển Kinh tế hợp tác, HTX. Các nghị quyết, cơ chế, chính sách được cụ thể hóa trên cơ sở phù hợp định hướng chính trị của Đảng và Nhà nước, như: Chính sách hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực, hỗ trợ thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở HTX; chính sách đất đai; chính sách tiếp cận vốn; chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới; chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; chính sách hỗ trợ thành lập mới, tổ chức lại hoạt động của HTX, THT; chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, các loại thuế khác; chính sách ưu đãi Lệ phí đăng ký HTX...
Cùng với việc quan tâm thể chế hóa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể, HTX. Từ năm 2006, tỉnh Yên Bái đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) phát triển KTTT. Theo đó, Ban Chỉ đạo phát triển KTTT tỉnh có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các sở, ngành, địa phương tham gia củng cố, đổi mới và nâng cao hiệu quả KTTT. Căn cứ vào tình hình cụ thể, tỉnh Yên Bái thường xuyên kiện toàn BCĐ KTTT tỉnh và Ban chỉ đạo KTTT cấp huyện, đồng thời phân công cán bộ chuyên trách về KTTT theo quy định của pháp luật nhằm tạo sự tập trung thống nhất trong việc chỉ đạo phát triển KTTT, HTX. Đặc biệt, năm 2018, Ban chỉ đạo được kiện toàn theo Quyết định số 2490/QĐ-UBND của UBND tỉnh, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp làm Trưởng Ban chỉ đạo, để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, sát sao đối với lĩnh vực KTTT, HTX trong tình hình mới. Thời gian qua, BCĐ đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT, HTX tỉnh Yên Bái luôn quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh phát triển các hình thức KTTT trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế trong tỉnh và chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước về các loại hình kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp; xây dựng; giao thông vận tải; thương mại dịch vụ; tín dụng...Bên cạnh đó, chỉ đạo xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án, giải pháp phát triển KTTT và tổ chức triển khai thực hiện. Phối hợp chặt chẽ và hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố; các sở, ngành về kế hoạch, nội dung phát triển KTTT của từng ngành, từng địa phương cho phù hợp với kế hoạch chung của tỉnh; Thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cấp, các ngành, đơn vị thực hiện chủ trương về phát triển KTTT; Đề xuất các nội dung phát triển KTTT, HTX vào nội dung giảng dạy tại Trường Chính trị tỉnh, các Trung tâm bồi dưỡng Chính trị cấp huyện, và các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục theo tinh thần của Kết luận số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị; Kịp thời sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, phát hiện các mô hình tốt để nhân rộng...Do đó, KTTT tỉnh Yên Bái đã có những chuyển biến tích cực, số lượng và chất lượng HTX ngày một được nâng lên, các HTX hoạt động bài bản hơn, chủ động phát triển thêm nhiều ngành nghề, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tự chủ trong hoạt động, khắc phục khó khăn, khai thác những tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Dự ước đến hết năm 2020, tổng số thành viên HTX trên 28.000 thành viên; Số lao động làm việc thường xuyên trong HTX là 7.780 người, tăng 8,1% so với năm 2018. Đóng góp của khu vực Kinh tế tập thể, HTX trên 36 tỷ đồng, tăng 9,8% so với năm 2018 (32,8 tỷ đồng).
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai chính sách phát triển KTTT, HTX trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cũng như khó khăn, vướng mắc, đó là: Một số chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với khu vực KTTT, HTX triển khai thực hiện còn chậm và chưa hiệu quả (chính sách hỗ trợ về xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh cho các hợp tác xã nông nghiệp còn chậm, đến năm 2020 mới triển khai thực hiện), trong khi đó nhu cầu được hỗ trợ thực tế lớn. Việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; đất đai để mở mang nhà xưởng, hạng mục công trình của các HTX còn khó khăn; năng lực nội tại của nhiều HTX còn yếu, trình độ nhận thức, năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý HTX còn hạn chế. Việc liên kết, liên doanh giữa HTX với HTX, giữa HTX với các thành phần kinh tế khác còn ít, hiệu quả chưa cao. Số lượng các HTX xây dựng được thương hiệu sản phẩm chưa nhiều, giá trị xuất khẩu và cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế và khó khăn, vướng mắc; trong thời gian tới tỉnh Yên Bái sẽ tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp sau:
Một là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò của KTTT, HTX, xây dựng và phát triển các HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh, trong đó Hợp tác xã đóng vai trò nòng cốt trong việc tổ chức sản xuất, chế biến và liên kết với doanh nghiệp, HTX để tiêu thụ hàng hóa cho người dân.
Hai là: Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, cơ chế chính sách: Nghiên cứu rà soát, chỉnh sửa, hoàn thiện Luật HTX năm 2012. Đồng bộ hóa các văn bản Luật liên quan đến phát triển KTTT như đất đai, thuế, tín dụng,... Hoàn thiện các quy định pháp luật về THT, bổ sung các chính sách ưu đãi thích hợp đối với THT, khuyến khích phát triển THT trên địa bàn. Ban hành Chương trình hỗ trợ phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Có chính sách ưu tiên đối với các tổ chức KTTT, HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Ba là: Về huy động nguồn lực xã hội để phát triển KTTT, HTX: Tiếp tục huy động, tranh thủ mọi nguồn lực tham gia thúc đẩy phát triển KTTT. Bố trí kinh phí từ nguồn Ngân sách Trung ương và địa phương để hỗ trợ các địa phương thực hiện chính sách phát triển HTX. Nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu các sản phẩm chủ lực. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (xây dựng nông thôn mới, Giảm nghèo bền vững, Chương trình mỗi xã một sản phẩm), hỗ trợ tích cực cho KTTT, HTX. Tranh thủ nguồn vốn ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã ở Trung ương và nguồn vốn ưu đãi từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, các Quỹ khác để hỗ trợ HTX. Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách đưa cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn tại HTX, tăng cường năng lực quản trị hợp tác xã. Phát triển tổ hợp tác để tổ chức sản xuất trên nhiều lĩnh vực, đa dạng ngành nghề, nâng dần thành HTX; phát triển HTX gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của tỉnh, trên cơ sở liên kết hộ sản xuất với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ hàng hóa, tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường./.
1039 lượt xem
CTV: Hoàng Hà
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Yên Bái luôn quan tâm lãnh đạo, thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể (KTTT), HTX thông qua việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, quyết định, kế hoạch, đề án, cơ chế, chính sách về phát triển KTTT, HTX, tổ hợp tác để triển khai thực hiện. Cụ thể trong giai đoạn 2016- 2020, tỉnh đã ban hành 01 Chỉ thị, 01 Nghị quyết, 2 Chương trình hành động, 01 Đề án, 3 Kế hoạch và nhiều văn bản khác để đẩy mạnh thực hiện các cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm phát triển Kinh tế hợp tác, HTX. Các nghị quyết, cơ chế, chính sách được cụ thể hóa trên cơ sở phù hợp định hướng chính trị của Đảng và Nhà nước, như: Chính sách hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực, hỗ trợ thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở HTX; chính sách đất đai; chính sách tiếp cận vốn; chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới; chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; chính sách hỗ trợ thành lập mới, tổ chức lại hoạt động của HTX, THT; chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, các loại thuế khác; chính sách ưu đãi Lệ phí đăng ký HTX...
Cùng với việc quan tâm thể chế hóa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể, HTX. Từ năm 2006, tỉnh Yên Bái đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) phát triển KTTT. Theo đó, Ban Chỉ đạo phát triển KTTT tỉnh có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các sở, ngành, địa phương tham gia củng cố, đổi mới và nâng cao hiệu quả KTTT. Căn cứ vào tình hình cụ thể, tỉnh Yên Bái thường xuyên kiện toàn BCĐ KTTT tỉnh và Ban chỉ đạo KTTT cấp huyện, đồng thời phân công cán bộ chuyên trách về KTTT theo quy định của pháp luật nhằm tạo sự tập trung thống nhất trong việc chỉ đạo phát triển KTTT, HTX. Đặc biệt, năm 2018, Ban chỉ đạo được kiện toàn theo Quyết định số 2490/QĐ-UBND của UBND tỉnh, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp làm Trưởng Ban chỉ đạo, để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, sát sao đối với lĩnh vực KTTT, HTX trong tình hình mới. Thời gian qua, BCĐ đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT, HTX tỉnh Yên Bái luôn quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh phát triển các hình thức KTTT trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế trong tỉnh và chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước về các loại hình kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp; xây dựng; giao thông vận tải; thương mại dịch vụ; tín dụng...Bên cạnh đó, chỉ đạo xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án, giải pháp phát triển KTTT và tổ chức triển khai thực hiện. Phối hợp chặt chẽ và hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố; các sở, ngành về kế hoạch, nội dung phát triển KTTT của từng ngành, từng địa phương cho phù hợp với kế hoạch chung của tỉnh; Thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cấp, các ngành, đơn vị thực hiện chủ trương về phát triển KTTT; Đề xuất các nội dung phát triển KTTT, HTX vào nội dung giảng dạy tại Trường Chính trị tỉnh, các Trung tâm bồi dưỡng Chính trị cấp huyện, và các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục theo tinh thần của Kết luận số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị; Kịp thời sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, phát hiện các mô hình tốt để nhân rộng...Do đó, KTTT tỉnh Yên Bái đã có những chuyển biến tích cực, số lượng và chất lượng HTX ngày một được nâng lên, các HTX hoạt động bài bản hơn, chủ động phát triển thêm nhiều ngành nghề, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tự chủ trong hoạt động, khắc phục khó khăn, khai thác những tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Dự ước đến hết năm 2020, tổng số thành viên HTX trên 28.000 thành viên; Số lao động làm việc thường xuyên trong HTX là 7.780 người, tăng 8,1% so với năm 2018. Đóng góp của khu vực Kinh tế tập thể, HTX trên 36 tỷ đồng, tăng 9,8% so với năm 2018 (32,8 tỷ đồng).
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai chính sách phát triển KTTT, HTX trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cũng như khó khăn, vướng mắc, đó là: Một số chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với khu vực KTTT, HTX triển khai thực hiện còn chậm và chưa hiệu quả (chính sách hỗ trợ về xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh cho các hợp tác xã nông nghiệp còn chậm, đến năm 2020 mới triển khai thực hiện), trong khi đó nhu cầu được hỗ trợ thực tế lớn. Việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; đất đai để mở mang nhà xưởng, hạng mục công trình của các HTX còn khó khăn; năng lực nội tại của nhiều HTX còn yếu, trình độ nhận thức, năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý HTX còn hạn chế. Việc liên kết, liên doanh giữa HTX với HTX, giữa HTX với các thành phần kinh tế khác còn ít, hiệu quả chưa cao. Số lượng các HTX xây dựng được thương hiệu sản phẩm chưa nhiều, giá trị xuất khẩu và cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế và khó khăn, vướng mắc; trong thời gian tới tỉnh Yên Bái sẽ tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp sau:
Một là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò của KTTT, HTX, xây dựng và phát triển các HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh, trong đó Hợp tác xã đóng vai trò nòng cốt trong việc tổ chức sản xuất, chế biến và liên kết với doanh nghiệp, HTX để tiêu thụ hàng hóa cho người dân.
Hai là: Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, cơ chế chính sách: Nghiên cứu rà soát, chỉnh sửa, hoàn thiện Luật HTX năm 2012. Đồng bộ hóa các văn bản Luật liên quan đến phát triển KTTT như đất đai, thuế, tín dụng,... Hoàn thiện các quy định pháp luật về THT, bổ sung các chính sách ưu đãi thích hợp đối với THT, khuyến khích phát triển THT trên địa bàn. Ban hành Chương trình hỗ trợ phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Có chính sách ưu tiên đối với các tổ chức KTTT, HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Ba là: Về huy động nguồn lực xã hội để phát triển KTTT, HTX: Tiếp tục huy động, tranh thủ mọi nguồn lực tham gia thúc đẩy phát triển KTTT. Bố trí kinh phí từ nguồn Ngân sách Trung ương và địa phương để hỗ trợ các địa phương thực hiện chính sách phát triển HTX. Nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu các sản phẩm chủ lực. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (xây dựng nông thôn mới, Giảm nghèo bền vững, Chương trình mỗi xã một sản phẩm), hỗ trợ tích cực cho KTTT, HTX. Tranh thủ nguồn vốn ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã ở Trung ương và nguồn vốn ưu đãi từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, các Quỹ khác để hỗ trợ HTX. Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách đưa cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn tại HTX, tăng cường năng lực quản trị hợp tác xã. Phát triển tổ hợp tác để tổ chức sản xuất trên nhiều lĩnh vực, đa dạng ngành nghề, nâng dần thành HTX; phát triển HTX gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của tỉnh, trên cơ sở liên kết hộ sản xuất với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ hàng hóa, tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường./.