Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến về việc ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường.
Ảnh minh họa
Cụ thể, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan, nhất là các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát nội dung dự thảo Quyết định đảm bảo số lượng, loại văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường được xác định đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Bảo vệ môi trường và tránh trùng lặp, chồng chéo, không phù hợp với Quyết định số 2197/QĐ-TTg ngày 22/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 10.
Đối với việc xây dựng Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát lại nội dung về phân công công việc đảm bảo đúng trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và đúng thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 với 16 Chương, 171 Điều, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2022; riêng Khoản 3, Điều 29 về đánh giá sơ bộ tác động môi trường có hiệu lực thi hành từ 1/2/2021.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 có nhiều quy định nhằm cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, cắt giảm trên 40% thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính từ 20 - 85 ngày, góp phần giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp thông qua các quy định. Đồng thời, thu hẹp đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường; tích hợp các thủ tục hành chính vào 1 giấy phép môi trường; đồng bộ các công cụ quản lý môi trường theo từng giai đoạn của dự án, bắt đầu từ khâu xem xét chủ trương đầu tư, thẩm định dự án, thực hiện dự án cho đến khi dự án đi vào vận hành chính thức và kết thúc dự án.
Luật có nhiều chính sách mới đột phá như: Lần đầu tiên cộng đồng dân cư được quy định là một chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường; tăng cường công khai thông tin, tham vấn và phát huy vai trò giám sát, phản biện, đồng thời, được bảo đảm quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường; thay đổi phương thức quản lý môi trường đối với các dự án đầu tư theo các tiêu chí môi trường; kiểm soát chặt chẽ dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, thực hiện hậu kiểm đối với các dự án có công nghệ tiên tiến và thân thiện môi trường…
945 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến về việc ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường.Cụ thể, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan, nhất là các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát nội dung dự thảo Quyết định đảm bảo số lượng, loại văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường được xác định đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Bảo vệ môi trường và tránh trùng lặp, chồng chéo, không phù hợp với Quyết định số 2197/QĐ-TTg ngày 22/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 10.
Đối với việc xây dựng Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát lại nội dung về phân công công việc đảm bảo đúng trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và đúng thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 với 16 Chương, 171 Điều, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2022; riêng Khoản 3, Điều 29 về đánh giá sơ bộ tác động môi trường có hiệu lực thi hành từ 1/2/2021.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 có nhiều quy định nhằm cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, cắt giảm trên 40% thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính từ 20 - 85 ngày, góp phần giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp thông qua các quy định. Đồng thời, thu hẹp đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường; tích hợp các thủ tục hành chính vào 1 giấy phép môi trường; đồng bộ các công cụ quản lý môi trường theo từng giai đoạn của dự án, bắt đầu từ khâu xem xét chủ trương đầu tư, thẩm định dự án, thực hiện dự án cho đến khi dự án đi vào vận hành chính thức và kết thúc dự án.
Luật có nhiều chính sách mới đột phá như: Lần đầu tiên cộng đồng dân cư được quy định là một chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường; tăng cường công khai thông tin, tham vấn và phát huy vai trò giám sát, phản biện, đồng thời, được bảo đảm quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường; thay đổi phương thức quản lý môi trường đối với các dự án đầu tư theo các tiêu chí môi trường; kiểm soát chặt chẽ dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, thực hiện hậu kiểm đối với các dự án có công nghệ tiên tiến và thân thiện môi trường…