Trước ý kiến đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1-7-2021, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có Văn bản số 531/LĐTBXH-QHLĐTL gửi các bộ, ngành chức năng về nội dung này.
Ảnh minh họa
Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, chưa nên đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1-7-2021. Bởi, thời gian vừa qua, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều đơn vị, doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thậm chí bị phá sản, giải thể; nhiều người lao động bị mất việc, giảm giờ làm, nếu điều chỉnh tăng lương sẽ khiến cả hai bên gặp khó khăn.
Hơn nữa, các quy định của pháp luật hiện hành cũng không quy định mốc thời gian tăng lương định kỳ hằng năm, nên việc xem xét điều chỉnh tăng lương có thể ở một thời điểm khác, khi nền kinh tế dần hồi phục. Do đó, việc không điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng năm 2021 sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi, người lao động duy trì việc làm, tái tham gia thị trường lao động khi dịch Covid-19 dần lắng xuống.
(Theo HNMO)
1167 lượt xem
Trước ý kiến đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1-7-2021, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có Văn bản số 531/LĐTBXH-QHLĐTL gửi các bộ, ngành chức năng về nội dung này.Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, chưa nên đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1-7-2021. Bởi, thời gian vừa qua, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều đơn vị, doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thậm chí bị phá sản, giải thể; nhiều người lao động bị mất việc, giảm giờ làm, nếu điều chỉnh tăng lương sẽ khiến cả hai bên gặp khó khăn.
Hơn nữa, các quy định của pháp luật hiện hành cũng không quy định mốc thời gian tăng lương định kỳ hằng năm, nên việc xem xét điều chỉnh tăng lương có thể ở một thời điểm khác, khi nền kinh tế dần hồi phục. Do đó, việc không điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng năm 2021 sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi, người lao động duy trì việc làm, tái tham gia thị trường lao động khi dịch Covid-19 dần lắng xuống.
(Theo HNMO)