CTTĐT - Những ngày đầu năm, khi sắc xuân đang ngập tràn từng bản làng, ngõ xóm, chúng tôi về thăm những xã đầu tiên của huyện Văn Yên đạt chuẩn nông thôn mới. Đi trên những con đường trải nhựa, bê tông sạch sẽ, kiên cố, lòng chúng tôi trào dâng niềm phấn khởi trước diện mạo đổi thay của những miền quê nghèo khó năm nào, giờ đang vươn đến sự ấm no, sung túc. Đó chính là sức mạnh tổng hợp của ý Đảng, lòng dân.
Nhân dân xã Xuân Ái tham gia làm đường bê tông liên thôn
Niềm vui như được nhân đôi với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đại Phác khi đón chào xuân mới, bởi đây là năm thứ 2 địa phương đạt chuẩn nông thôn mới và vinh dự là địa phương cán đích nông thôn mới đầu tiên của huyện sau 5 năm thực hiện. Đại Phác, hôm nay có nhiều thay đổi vượt bậc. Rõ nét nhất là con đường trục xã và liên thôn, xóm, đường nội đồng trên địa bàn với tổng chiều dài gần 18 km đã được bê tông, rải nhựa. Đi trên con đường bê tông liên xóm vừa mới hoàn thành, giữa hai bên là ruộng vườn xanh tốt như đón nắng mùa xuân, ông Hoàng Văn Phong - Thôn Tân Thành, xã Đại Phác, người đã gắn bó với mảnh đất này hơn 50 năm, từng phải chịu cảnh không đường từ những ngày Đại Phác còn nghèo khó phấn khởi nói: “ Tết đến xuân về người dân Đại Phác chúng tôi phấn khởi lắm. Từ khi xây dựng nông thôn mới không những kinh tế gia đình có phần khấm khá hơn mà những con đường để nhân dân chúng tôi đi lại giờ cũng được bê tông hóa rất đẹp và sạch. Mọi người đi thăm hỏi, chúc tết rất đông, không khí tết nhộn nhịp, tươi vui hơn rất nhiều”.
Thời điểm được huyện chọn làm điểm về thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã Đại Phác mới đạt 7 tiêu chí. Đảng ủy, HĐND, UBND cùng cán bộ và nhân dân xã Đại Phác tập trung cao trí tuệ, tinh thần, nhân lực, vật lực xây dựng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu sản xuất, cây trồng, vật nuôi. Chỉ sau 3 năm, tổng số tiêu chí chuẩn nông thôn mới của xã đạt 100%, bao gồm các tiêu chí khó như: Quy hoạch, giao thông nông thôn, môi trường, thu nhập bình quân v.v. Năm 2016, năm thứ 2 xã Đại Phác đạt chuẩn nông thôn mới thu nhập bình quân đầu người của xã Đại Phác đã đạt 26,5 triệu đồng/ người/ năm, bình quân lương thực đầu người đạt 709,6 kg/ người/ năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 4,5%, tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa đạt 85,2%, tỷ lệ thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 80%. Các mô hình phát triển sản xuất được quan tâm, người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đưa giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Trồng ngô và nuôi lợn, gà là các mô hình được xã triển khai đạt hiệu quả tích cực. Diện tích ngô cả năm 2016 của xã là 246 ha có tổng sản lượng trên 1058 tấn. Tổng đàn gia súc gia cầm của xã đạt 36.778 con. Tính chung trong 3 năm triển khai xây dựng NTM, xã Đại Phác phối hợp, lồng ghép và huy động nguồn lực địa phương tổng kinh phí trên 128 tỷ đồng, trong đó dù là xã chuyên nông nghiệp, nhưng người dân nơi đây đóng góp hơn 75 tỷ 500 triệu đồng, chiếm gần 59%. Các công trình phúc lợi xã hội như điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa, nước sạch được Nhà nước hỗ trợ xây dựng khang trang. Đại Phác đang chào đón mùa xuân của thắng lợi, thành quả lao động bằng đôi bàn tay, khối óc, sự sáng tạo và đồng tâm hiệp lực của Đảng bộ và nhân dân.
Đường về xã Yên Hưng hôm nay rộng rãi, trải nhựa phẳng phiu với 2 làn xe. Hai bên đường còn đâu đó vài ngôi nhà gỗ nằm giữa san sát những ngôi nhà xây kiên cố khang trang. Với thành công trong Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hơn bao giờ hết, mùa xuân năm nay thật sự có ý nghĩa lớn lao đối với người dân quê hương Yên Hưng. Là xã có khởi điểm rất thấp khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, với thuận lợi là xã thứ 2 của huyện được chọn điểm xây dựng nông thôn mới nên xã nhận được sự quan tâm đầu tư của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong huyện. Nguồn lực này đã giúp Yên Hưng đầu tư, phát triển mạnh mẽ hệ thống hạ tầng cơ sở.
Chúng tôi đến thăm gia đình anh Nông Ngọc Tú nông dân ở thôn Gốc Vối, xã Yên Hưng. Năm 2014, gia đình anh Tú đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi thỏ giống Niu Di Lân. Mới đầu anh nuôi thử nghiệm 6 con thỏ nái sinh sản, nhận thấy nuôi thỏ là hướng phát triển kinh tế mới, phù hợp với điều kiện của gia đình và cho thu nhập ổn định anh đã xây dựng trang trại chăn nuôi thỏ với quy mô 100 m2 với 50 - 60 con thỏ nái sinh sản. Trừ chi phí, gia đình thu nhập bình quân 100 triệu đồng/năm. Năm 2016, gia đình anh Tú được xã hỗ trợ 30 triệu đồng theo nguồn vốn xây dựng nông thôn mới để mở rộng quy mô sản xuất lên từ 150 con đến 200 con thỏ nái sinh sản. Gia đình anh Tú là một trong rất nhiều hộ hiện nay ở xã Yên Hưng phát triển kinh tế theo mô hình sản xuất, chăn nuôi theo chủ trương của xã. Anh Nông Ngọc Tú phấn khởi nói: “Xuân năm nay gia đình tôi vui tết đón xuân trong không khí vui tươi, phấn khởi bởi kinh tế gia đình đã có nhiều khởi sắc. Nhờ có nguồn vốn hỗ trợ phát triển kinh tế từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới mà gia đình tôi đã vượt qua khó khăn và mở rộng quy mô sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, gia đình đã có thu nhập ổn định và có nền tảng để xây dựng trang trại chăn nuôi tập trung với quy mô lớn”.
Hàng năm xã chỉ đạo gieo cấy 100% diện tích lúa nước 2 vụ: 154 ha, cơ cấu giống: Lúa thuần, lúa chiêm hương chiếm 50%; lúa lai 50%. Đối với cây ngô ổn định 20 ha luân canh 3 vụ trên diện tích đất mầu soi bãi, 40 ha ngô đông trên đất 2 vụ lúa. Để đảm bảo nguyên liệu trong xây dựng, trên địa bàn xã cũng đã thành lập và duy trì hoạt động tốt 2 tổ sản xuất gạch bê tông, 8 cơ sở chế biến gỗ và sản xuất đồ mộc gia dụng, có 5 cơ sở hàn xì thu hút mỗi năm từ 55- 60 lao động có mức thu nhập ổn định từ 3- 4 triệu đồng/ tháng , dịch vụ vận tải có 20 chiếc chuyên trở hàng hóa, vận tải có thu nhập. Đồng thời, xã còn đẩy mạnh phát triển kinh tế, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, xã Yên Hưng đã tổ chức, sắp xếp lại hình thức tổ chức sản xuất. Đã thành lập mới 2 tổ Hợp tác xã Nuôi ong mật và sản xuất gỗ rừng trồng, thành lập 2 tổ thu gom rác thải trên địa bàn; Trong xây dựng mô hình, công tác khuyến nông luôn cùng đồng hành với nông dân hướng dẫn bà con áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, vận động người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất. Việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp từng bước được nhân dân quan tâm đầu tư, đặc biệt trong xã đã thành lập từ 15 đội thợ xây nhà, tỷ lệ có việc làm chiếm trên 70%, mức thu nhập bình quân đạt 4, 5 triệu đồng/ người/tháng, từ việc lao động nông thôn có tay nghề đã đem lại thu nhập ổn định, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng lên.
Người dân thay đổi nhận thức, tích cực tiếp cận, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới và cơ giới hóa trong sản xuất, từng bước xoá bỏ tập quán canh tác tự phát nhỏ lẻ theo kiểu tự cung, tự cấp, hướng tới sản xuất hàng hoá theo quy hoạch có chất lượng cao nên năng suất và hiệu quả kinh tế được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 27 triệu đồng/năm; hộ nghèo giảm còn trên 11%. Bộ mặt nông thôn cũng khởi sắc qua từng tuyến đường, cầu giao thông được xây dựng, nâng cấp đúng chuẩn. Hiện nay, Yên Hưng có 100% đường trục xã được cứng hóa, 100% đường trục thôn, đường ngõ, xóm được bê tông hóa tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại và vận chuyển hàng hóa, đường trục chính nội đồng cơ bản đáp ứng xe cơ giới đi lại phục vụ sản xuất, trong đó 70% đã được cứng hóa. Đặc biệt trong phát triển giao thông nông thôn, người dân trong xã đã hiến đất để mở rộng các tuyến đường theo chuẩn nông thôn mới. Nhiều công trình hạ tầng cơ sở nông thôn về thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục được sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới, phục vụ phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân. Công tác chăm lo gia đình chính sách được Đảng bộ và chính quyền đặc biệt quan tâm, mức sống các gia đình chính sách cơ bản ổn định, nhiều gia đình đã phát huy truyền thống cách mạng, gương mẫu đi đầu trong xây dựng cuộc sống mới. Đây là mùa xuân đầu tiên người dân Yên Hưng đón tết trong niềm hân hoan về đích nông thôn mới.
Rời Yên Hưng đến xã Đông Cuông, điều đầu tiên chúng tôi cảm nhận được chính là nhịp sống mới đang rộn rã, tưng bừng khắp thôn xóm. Chương trình xây dựng nông thôn mới đã tạo thêm một sức bật mới để địa phương khai thác tiềm năng lợi thế, hướng tới sự phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Thu nhập bình quân đầu người đạt 24 triệu đồng/ người/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Hiện tại có nhiều hộ dân phát huy được hiệu quả khi chuyển sang hoạt động trong các ngành nghề thương mại, dịch vụ với thu nhập ngày càng tăng. Bên cạnh đó, kinh tế nông nghiệp cũng đạt được những kết quả nhất định, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi, nhiều mô hình kinh tế hiệu quả đang được thực hiện thành công trên các cánh đồng của xã Đông Cuông. Hiện tại xã không có hộ đói, hộ nghèo giảm xuống còn 11,5%. Công tác vệ sinh môi trường được cải thiện, địa phương đang thực hiện có hiệu quả mô hình thu gom rác thải với đội thu gom rác thải và bãi chôn lấp hợp vệ sinh, hầu hết các hộ dân đã thực hiện thu gom rác thải đúng nơi quy định. Trường học, trạm y tế được đầu tư xây dựng đạt chuẩn quốc gia. Bức tranh làng quê Đông Cuông đang bừng sáng và đón một mùa xuân mới tràn đầy niềm vui.
Trở lại xã Xuân Aí, địa phương vừa hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vào cuối tháng 11/2016, men theo con đường bê tông rộng, thông thoáng xuyên qua những đồng lúa, ruộng dâu ngút mắt, chúng tôi cảm nhận rõ màu xanh của sự trù phú, no ấm đang dần hiện lên giữa bốn bề đất trời rộn rã sắc xuân. Từ khi được chọn làm xã điểm xây dựng NTM, xã Xuân Ái như có thêm luồng sinh khí mới, người dân phấn khởi chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần cùng quê hương sớm hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới. Đến Xuân Ái vào những ngày này, ai cũng có một cảm giác lâng lâng khó tả, bởi bộ mặt nông thôn của xã đã thay đổi trông thấy, diện mạo của một làng quê thanh bình, đầm ấm hiện trên từng khuôn mặt của mỗi người dân nơi đây.
Với cách làm năng động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện của địa phương; từ khi triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia XDNTM, xã đã tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng như tại các hội nghị của Ban chấp hành Đảng ủy, hội nghị UBND xã, hội nghị các thôn, các đoàn thể,trên hệ thống truyền thanh của xã v.v. để nhân dân nắm bắt thông tin, hiểu rõ về xây dựng nông thôn mới, cùng nhau thi đua thực hiện. Đồng thời, xã cũng phát động các phong trào như: Dân vận khéo, chung tay xây dựng NTM, ra quân làm đường bê-tông, ra quân chỉnh trang khuôn viên gia đình, các mô hình phát triển kinh tế ngày càng mở rộng với phương châm 5 cùng (cùng giống, cùng thời vụ, cùng chăm sóc, cùng phòng trừ sâu bệnh, cùng thu hoạch); mô hình nuôi lợn nái sinh sản, nuôi lợn thịt quy mô trên 100 con; mô hình cải tạo vườn đồi tạp... Các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh như: sản xuất vật liệu xây dựng, nghề mộc dân dụng, hàn xì, chế biến nông, lâm sản, máy xay sát. Qua nội dung phát động thi đua nhân dân trong xã đã tích cực hưởng ứng bằng các việc làm cụ thể như hiền 7.500m2 đất, đóng góp trên 3.000 ngày công lao động, trên 16,6 tỷ đồng tiền mặt để xây dựng đường giao thông, nhà văn hóa thôn, nhà văn hóa xã và các công trình khác trên địa bàn.
Ngoài ra xã còn hướng nghiệp, đào tạo một số ngành nghề nông thôn, phát triển sản xuất nông nghiệp và một số ngành nghề khác. Qua đó, người dân đã biết áp dụng KHKT vào sản xuất, chăn nuôi để nâng cao thu nhập; vì thế, mức thu nhập bình quân đầu người trên năm của xã đạt mức tối thiểu trở lên theo quy định. Về Xuân Aí bây giờ, hình ảnh nông thôn mới đã hiện rõ hơn khi kinh tế đã có bước phát triển mạnh, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng cao qua các năm. Năm 2016, thu nhập bình quân đầu người đã đạt 26 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 11,2%. Bộ mặt nông thôn khang trang sạch đẹp, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. Hiện nay, 60% đường liên thôn được bê tông hóa, toàn xã có 76% nhà ở xây dựng đạt chuẩn, không có nhà tạm bợ, dột nát.
Mùa xuân đang hiện hữu dần trên những vùng quê nông thôn mới mà chúng tôi đi qua, từ các xã Đại Phác, Yên Hưng đến Đông Cuông, Xuân Ái xuân như về sớm hơn với nhiều sắc màu rạng ngời, tươi mới, đó không chỉ là xuân của đất trời mà còn là mùa xuân của lòng người khi họ được sống trên chính quê hương giàu đẹp do công sức của mình xây dựng lên./.
2025 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Văn Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những ngày đầu năm, khi sắc xuân đang ngập tràn từng bản làng, ngõ xóm, chúng tôi về thăm những xã đầu tiên của huyện Văn Yên đạt chuẩn nông thôn mới. Đi trên những con đường trải nhựa, bê tông sạch sẽ, kiên cố, lòng chúng tôi trào dâng niềm phấn khởi trước diện mạo đổi thay của những miền quê nghèo khó năm nào, giờ đang vươn đến sự ấm no, sung túc. Đó chính là sức mạnh tổng hợp của ý Đảng, lòng dân. Niềm vui như được nhân đôi với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đại Phác khi đón chào xuân mới, bởi đây là năm thứ 2 địa phương đạt chuẩn nông thôn mới và vinh dự là địa phương cán đích nông thôn mới đầu tiên của huyện sau 5 năm thực hiện. Đại Phác, hôm nay có nhiều thay đổi vượt bậc. Rõ nét nhất là con đường trục xã và liên thôn, xóm, đường nội đồng trên địa bàn với tổng chiều dài gần 18 km đã được bê tông, rải nhựa. Đi trên con đường bê tông liên xóm vừa mới hoàn thành, giữa hai bên là ruộng vườn xanh tốt như đón nắng mùa xuân, ông Hoàng Văn Phong - Thôn Tân Thành, xã Đại Phác, người đã gắn bó với mảnh đất này hơn 50 năm, từng phải chịu cảnh không đường từ những ngày Đại Phác còn nghèo khó phấn khởi nói: “ Tết đến xuân về người dân Đại Phác chúng tôi phấn khởi lắm. Từ khi xây dựng nông thôn mới không những kinh tế gia đình có phần khấm khá hơn mà những con đường để nhân dân chúng tôi đi lại giờ cũng được bê tông hóa rất đẹp và sạch. Mọi người đi thăm hỏi, chúc tết rất đông, không khí tết nhộn nhịp, tươi vui hơn rất nhiều”.
Thời điểm được huyện chọn làm điểm về thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã Đại Phác mới đạt 7 tiêu chí. Đảng ủy, HĐND, UBND cùng cán bộ và nhân dân xã Đại Phác tập trung cao trí tuệ, tinh thần, nhân lực, vật lực xây dựng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu sản xuất, cây trồng, vật nuôi. Chỉ sau 3 năm, tổng số tiêu chí chuẩn nông thôn mới của xã đạt 100%, bao gồm các tiêu chí khó như: Quy hoạch, giao thông nông thôn, môi trường, thu nhập bình quân v.v. Năm 2016, năm thứ 2 xã Đại Phác đạt chuẩn nông thôn mới thu nhập bình quân đầu người của xã Đại Phác đã đạt 26,5 triệu đồng/ người/ năm, bình quân lương thực đầu người đạt 709,6 kg/ người/ năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 4,5%, tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa đạt 85,2%, tỷ lệ thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 80%. Các mô hình phát triển sản xuất được quan tâm, người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đưa giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Trồng ngô và nuôi lợn, gà là các mô hình được xã triển khai đạt hiệu quả tích cực. Diện tích ngô cả năm 2016 của xã là 246 ha có tổng sản lượng trên 1058 tấn. Tổng đàn gia súc gia cầm của xã đạt 36.778 con. Tính chung trong 3 năm triển khai xây dựng NTM, xã Đại Phác phối hợp, lồng ghép và huy động nguồn lực địa phương tổng kinh phí trên 128 tỷ đồng, trong đó dù là xã chuyên nông nghiệp, nhưng người dân nơi đây đóng góp hơn 75 tỷ 500 triệu đồng, chiếm gần 59%. Các công trình phúc lợi xã hội như điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa, nước sạch được Nhà nước hỗ trợ xây dựng khang trang. Đại Phác đang chào đón mùa xuân của thắng lợi, thành quả lao động bằng đôi bàn tay, khối óc, sự sáng tạo và đồng tâm hiệp lực của Đảng bộ và nhân dân.
Đường về xã Yên Hưng hôm nay rộng rãi, trải nhựa phẳng phiu với 2 làn xe. Hai bên đường còn đâu đó vài ngôi nhà gỗ nằm giữa san sát những ngôi nhà xây kiên cố khang trang. Với thành công trong Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hơn bao giờ hết, mùa xuân năm nay thật sự có ý nghĩa lớn lao đối với người dân quê hương Yên Hưng. Là xã có khởi điểm rất thấp khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, với thuận lợi là xã thứ 2 của huyện được chọn điểm xây dựng nông thôn mới nên xã nhận được sự quan tâm đầu tư của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong huyện. Nguồn lực này đã giúp Yên Hưng đầu tư, phát triển mạnh mẽ hệ thống hạ tầng cơ sở.
Chúng tôi đến thăm gia đình anh Nông Ngọc Tú nông dân ở thôn Gốc Vối, xã Yên Hưng. Năm 2014, gia đình anh Tú đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi thỏ giống Niu Di Lân. Mới đầu anh nuôi thử nghiệm 6 con thỏ nái sinh sản, nhận thấy nuôi thỏ là hướng phát triển kinh tế mới, phù hợp với điều kiện của gia đình và cho thu nhập ổn định anh đã xây dựng trang trại chăn nuôi thỏ với quy mô 100 m2 với 50 - 60 con thỏ nái sinh sản. Trừ chi phí, gia đình thu nhập bình quân 100 triệu đồng/năm. Năm 2016, gia đình anh Tú được xã hỗ trợ 30 triệu đồng theo nguồn vốn xây dựng nông thôn mới để mở rộng quy mô sản xuất lên từ 150 con đến 200 con thỏ nái sinh sản. Gia đình anh Tú là một trong rất nhiều hộ hiện nay ở xã Yên Hưng phát triển kinh tế theo mô hình sản xuất, chăn nuôi theo chủ trương của xã. Anh Nông Ngọc Tú phấn khởi nói: “Xuân năm nay gia đình tôi vui tết đón xuân trong không khí vui tươi, phấn khởi bởi kinh tế gia đình đã có nhiều khởi sắc. Nhờ có nguồn vốn hỗ trợ phát triển kinh tế từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới mà gia đình tôi đã vượt qua khó khăn và mở rộng quy mô sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, gia đình đã có thu nhập ổn định và có nền tảng để xây dựng trang trại chăn nuôi tập trung với quy mô lớn”.
Hàng năm xã chỉ đạo gieo cấy 100% diện tích lúa nước 2 vụ: 154 ha, cơ cấu giống: Lúa thuần, lúa chiêm hương chiếm 50%; lúa lai 50%. Đối với cây ngô ổn định 20 ha luân canh 3 vụ trên diện tích đất mầu soi bãi, 40 ha ngô đông trên đất 2 vụ lúa. Để đảm bảo nguyên liệu trong xây dựng, trên địa bàn xã cũng đã thành lập và duy trì hoạt động tốt 2 tổ sản xuất gạch bê tông, 8 cơ sở chế biến gỗ và sản xuất đồ mộc gia dụng, có 5 cơ sở hàn xì thu hút mỗi năm từ 55- 60 lao động có mức thu nhập ổn định từ 3- 4 triệu đồng/ tháng , dịch vụ vận tải có 20 chiếc chuyên trở hàng hóa, vận tải có thu nhập. Đồng thời, xã còn đẩy mạnh phát triển kinh tế, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, xã Yên Hưng đã tổ chức, sắp xếp lại hình thức tổ chức sản xuất. Đã thành lập mới 2 tổ Hợp tác xã Nuôi ong mật và sản xuất gỗ rừng trồng, thành lập 2 tổ thu gom rác thải trên địa bàn; Trong xây dựng mô hình, công tác khuyến nông luôn cùng đồng hành với nông dân hướng dẫn bà con áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, vận động người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất. Việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp từng bước được nhân dân quan tâm đầu tư, đặc biệt trong xã đã thành lập từ 15 đội thợ xây nhà, tỷ lệ có việc làm chiếm trên 70%, mức thu nhập bình quân đạt 4, 5 triệu đồng/ người/tháng, từ việc lao động nông thôn có tay nghề đã đem lại thu nhập ổn định, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng lên.
Người dân thay đổi nhận thức, tích cực tiếp cận, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới và cơ giới hóa trong sản xuất, từng bước xoá bỏ tập quán canh tác tự phát nhỏ lẻ theo kiểu tự cung, tự cấp, hướng tới sản xuất hàng hoá theo quy hoạch có chất lượng cao nên năng suất và hiệu quả kinh tế được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 27 triệu đồng/năm; hộ nghèo giảm còn trên 11%. Bộ mặt nông thôn cũng khởi sắc qua từng tuyến đường, cầu giao thông được xây dựng, nâng cấp đúng chuẩn. Hiện nay, Yên Hưng có 100% đường trục xã được cứng hóa, 100% đường trục thôn, đường ngõ, xóm được bê tông hóa tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại và vận chuyển hàng hóa, đường trục chính nội đồng cơ bản đáp ứng xe cơ giới đi lại phục vụ sản xuất, trong đó 70% đã được cứng hóa. Đặc biệt trong phát triển giao thông nông thôn, người dân trong xã đã hiến đất để mở rộng các tuyến đường theo chuẩn nông thôn mới. Nhiều công trình hạ tầng cơ sở nông thôn về thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục được sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới, phục vụ phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân. Công tác chăm lo gia đình chính sách được Đảng bộ và chính quyền đặc biệt quan tâm, mức sống các gia đình chính sách cơ bản ổn định, nhiều gia đình đã phát huy truyền thống cách mạng, gương mẫu đi đầu trong xây dựng cuộc sống mới. Đây là mùa xuân đầu tiên người dân Yên Hưng đón tết trong niềm hân hoan về đích nông thôn mới.
Rời Yên Hưng đến xã Đông Cuông, điều đầu tiên chúng tôi cảm nhận được chính là nhịp sống mới đang rộn rã, tưng bừng khắp thôn xóm. Chương trình xây dựng nông thôn mới đã tạo thêm một sức bật mới để địa phương khai thác tiềm năng lợi thế, hướng tới sự phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Thu nhập bình quân đầu người đạt 24 triệu đồng/ người/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Hiện tại có nhiều hộ dân phát huy được hiệu quả khi chuyển sang hoạt động trong các ngành nghề thương mại, dịch vụ với thu nhập ngày càng tăng. Bên cạnh đó, kinh tế nông nghiệp cũng đạt được những kết quả nhất định, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi, nhiều mô hình kinh tế hiệu quả đang được thực hiện thành công trên các cánh đồng của xã Đông Cuông. Hiện tại xã không có hộ đói, hộ nghèo giảm xuống còn 11,5%. Công tác vệ sinh môi trường được cải thiện, địa phương đang thực hiện có hiệu quả mô hình thu gom rác thải với đội thu gom rác thải và bãi chôn lấp hợp vệ sinh, hầu hết các hộ dân đã thực hiện thu gom rác thải đúng nơi quy định. Trường học, trạm y tế được đầu tư xây dựng đạt chuẩn quốc gia. Bức tranh làng quê Đông Cuông đang bừng sáng và đón một mùa xuân mới tràn đầy niềm vui.
Trở lại xã Xuân Aí, địa phương vừa hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vào cuối tháng 11/2016, men theo con đường bê tông rộng, thông thoáng xuyên qua những đồng lúa, ruộng dâu ngút mắt, chúng tôi cảm nhận rõ màu xanh của sự trù phú, no ấm đang dần hiện lên giữa bốn bề đất trời rộn rã sắc xuân. Từ khi được chọn làm xã điểm xây dựng NTM, xã Xuân Ái như có thêm luồng sinh khí mới, người dân phấn khởi chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần cùng quê hương sớm hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới. Đến Xuân Ái vào những ngày này, ai cũng có một cảm giác lâng lâng khó tả, bởi bộ mặt nông thôn của xã đã thay đổi trông thấy, diện mạo của một làng quê thanh bình, đầm ấm hiện trên từng khuôn mặt của mỗi người dân nơi đây.
Với cách làm năng động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện của địa phương; từ khi triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia XDNTM, xã đã tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng như tại các hội nghị của Ban chấp hành Đảng ủy, hội nghị UBND xã, hội nghị các thôn, các đoàn thể,trên hệ thống truyền thanh của xã v.v. để nhân dân nắm bắt thông tin, hiểu rõ về xây dựng nông thôn mới, cùng nhau thi đua thực hiện. Đồng thời, xã cũng phát động các phong trào như: Dân vận khéo, chung tay xây dựng NTM, ra quân làm đường bê-tông, ra quân chỉnh trang khuôn viên gia đình, các mô hình phát triển kinh tế ngày càng mở rộng với phương châm 5 cùng (cùng giống, cùng thời vụ, cùng chăm sóc, cùng phòng trừ sâu bệnh, cùng thu hoạch); mô hình nuôi lợn nái sinh sản, nuôi lợn thịt quy mô trên 100 con; mô hình cải tạo vườn đồi tạp... Các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh như: sản xuất vật liệu xây dựng, nghề mộc dân dụng, hàn xì, chế biến nông, lâm sản, máy xay sát. Qua nội dung phát động thi đua nhân dân trong xã đã tích cực hưởng ứng bằng các việc làm cụ thể như hiền 7.500m2 đất, đóng góp trên 3.000 ngày công lao động, trên 16,6 tỷ đồng tiền mặt để xây dựng đường giao thông, nhà văn hóa thôn, nhà văn hóa xã và các công trình khác trên địa bàn.
Ngoài ra xã còn hướng nghiệp, đào tạo một số ngành nghề nông thôn, phát triển sản xuất nông nghiệp và một số ngành nghề khác. Qua đó, người dân đã biết áp dụng KHKT vào sản xuất, chăn nuôi để nâng cao thu nhập; vì thế, mức thu nhập bình quân đầu người trên năm của xã đạt mức tối thiểu trở lên theo quy định. Về Xuân Aí bây giờ, hình ảnh nông thôn mới đã hiện rõ hơn khi kinh tế đã có bước phát triển mạnh, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng cao qua các năm. Năm 2016, thu nhập bình quân đầu người đã đạt 26 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 11,2%. Bộ mặt nông thôn khang trang sạch đẹp, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. Hiện nay, 60% đường liên thôn được bê tông hóa, toàn xã có 76% nhà ở xây dựng đạt chuẩn, không có nhà tạm bợ, dột nát.
Mùa xuân đang hiện hữu dần trên những vùng quê nông thôn mới mà chúng tôi đi qua, từ các xã Đại Phác, Yên Hưng đến Đông Cuông, Xuân Ái xuân như về sớm hơn với nhiều sắc màu rạng ngời, tươi mới, đó không chỉ là xuân của đất trời mà còn là mùa xuân của lòng người khi họ được sống trên chính quê hương giàu đẹp do công sức của mình xây dựng lên./.