CTTĐT - Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chương trình Hội nghị tổng kết xây dựng nông thôn mới (NTM) vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020, định hướng giai đoạn 2021 - 2025, chiều 2/12, tại Yên Bái đã diễn ra Hội thảo chuyên đề “Xây dựng mô hình sinh kế giúp nâng cao thu nhập cho người dân ở thôn, bản, ấp vùng đặc biệt khó khăn”. Chủ trì Hội thảo có các đồng chí: Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; lãnh đạo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái.
Quang cảnh Hội thảo.
Cả nước hiện có 20.139 thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Theo đánh giá, vùng ĐBKK chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao (>80%), cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thấp kém, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Thu nhập bình quân của hộ đồng bào DTTS ở nhiều nơi chỉ bằng 40-50% bình quân thu nhập trong khu vực; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 55,2% tổng số hộ nghèo của cả nước. Sinh kế của người dân vùng ĐBKK hiện chủ yếu vẫn là sản xuất nông, lâm nghiệp.
Thực trạng ở vùng ĐBKK còn nhiều khó khăn về đất sản xuất, lao động và việc làm, tín dụng, hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất. Thách thức nổi lên là vấn đề sinh kế của người dân chưa đảm bảo, dễ bị tổn thương trước những rủi ro từ thiên tai, dịch bệnh, thị trường… Một số vấn đề được đặt ra để phát triển sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân vùng ĐBKK là cách tiếp cận, cơ chế và chính sách vĩ mô, định hướng hoạt động sinh kế.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam định hướng thảo luận
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam khẳng định, 10 năm xây dựng NTM, Đảng, Nhà nước đã quan tâm đến vùng ĐBKK, nhất là các thôn, bản, ấp. Đặc biệt đã ban hành Đề án 1385 về hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018 - 2020. Thứ trưởng nhấn mạnh rằng, xây dựng NTM ở vùng này, quan trọng nhất là vấn đề sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân. Thực tế 10 năm xây dựng NTM đã có nhiều mô hình, giải pháp về sinh kế cho người dân, trong đó có 3 vấn đề cần quan tâm nhất hiện nay là tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng, liên kết sản xuất; phát triển ngành nghề nông thôn, hàng thủ công mỹ nghệ; du lịch cộng đồng homestay….
Hiệu trưởng trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tham luận
Các tham luận tại Hội thảo đã bàn về các giải pháp đa dạng sinh kế như: phát triển du lịch cộng đồng của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với lợi thế của từng địa bàn; Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam về thúc đẩy phát triển hàng thủ công mỹ nghệ; UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái về hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng mô hình sinh kế; Hiệp hội Mắc ca Việt Nam về phát triển cây mắc ca...
Phát biểu kết luận Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đánh giá cao các ý kiến, tham luận tại Hội thảo, trong đó có nhiều ý tưởng, ý kiến, giải pháp hay, sáng tạo để tạo sinh kế cho người dân vùng đặc biệt khó khăn. Qua đó cho thấy “không có nơi nào là không thể tạo được sinh kế cho người dân dù là khó khăn nhất nếu có sự hỗ trợ và quyết tâm.”
Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, thời gian tới Bộ Nông nghiệp & PTNT tiếp tục tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách để khuyến khích phát triển kinh tế vùng ĐBKK như: trồng cây dược liệu, trồng sả, trồng rừng, phát triển đồ thủ công mỹ nghệ, xây dựng phát triển các hợp tác xã, phát triển OCOP, phát triển du lịch cộng đồng… Các địa phương cần nghiên cứu, xây dựng các chính sách cụ thể nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, xây dựng mô hình sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân.
1530 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chương trình Hội nghị tổng kết xây dựng nông thôn mới (NTM) vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020, định hướng giai đoạn 2021 - 2025, chiều 2/12, tại Yên Bái đã diễn ra Hội thảo chuyên đề “Xây dựng mô hình sinh kế giúp nâng cao thu nhập cho người dân ở thôn, bản, ấp vùng đặc biệt khó khăn”. Chủ trì Hội thảo có các đồng chí: Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; lãnh đạo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái. Cả nước hiện có 20.139 thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Theo đánh giá, vùng ĐBKK chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao (>80%), cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thấp kém, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Thu nhập bình quân của hộ đồng bào DTTS ở nhiều nơi chỉ bằng 40-50% bình quân thu nhập trong khu vực; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 55,2% tổng số hộ nghèo của cả nước. Sinh kế của người dân vùng ĐBKK hiện chủ yếu vẫn là sản xuất nông, lâm nghiệp.
Thực trạng ở vùng ĐBKK còn nhiều khó khăn về đất sản xuất, lao động và việc làm, tín dụng, hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất. Thách thức nổi lên là vấn đề sinh kế của người dân chưa đảm bảo, dễ bị tổn thương trước những rủi ro từ thiên tai, dịch bệnh, thị trường… Một số vấn đề được đặt ra để phát triển sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân vùng ĐBKK là cách tiếp cận, cơ chế và chính sách vĩ mô, định hướng hoạt động sinh kế.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam định hướng thảo luận
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam khẳng định, 10 năm xây dựng NTM, Đảng, Nhà nước đã quan tâm đến vùng ĐBKK, nhất là các thôn, bản, ấp. Đặc biệt đã ban hành Đề án 1385 về hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018 - 2020. Thứ trưởng nhấn mạnh rằng, xây dựng NTM ở vùng này, quan trọng nhất là vấn đề sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân. Thực tế 10 năm xây dựng NTM đã có nhiều mô hình, giải pháp về sinh kế cho người dân, trong đó có 3 vấn đề cần quan tâm nhất hiện nay là tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng, liên kết sản xuất; phát triển ngành nghề nông thôn, hàng thủ công mỹ nghệ; du lịch cộng đồng homestay….
Hiệu trưởng trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tham luận
Các tham luận tại Hội thảo đã bàn về các giải pháp đa dạng sinh kế như: phát triển du lịch cộng đồng của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với lợi thế của từng địa bàn; Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam về thúc đẩy phát triển hàng thủ công mỹ nghệ; UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái về hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng mô hình sinh kế; Hiệp hội Mắc ca Việt Nam về phát triển cây mắc ca...
Phát biểu kết luận Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đánh giá cao các ý kiến, tham luận tại Hội thảo, trong đó có nhiều ý tưởng, ý kiến, giải pháp hay, sáng tạo để tạo sinh kế cho người dân vùng đặc biệt khó khăn. Qua đó cho thấy “không có nơi nào là không thể tạo được sinh kế cho người dân dù là khó khăn nhất nếu có sự hỗ trợ và quyết tâm.”
Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, thời gian tới Bộ Nông nghiệp & PTNT tiếp tục tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách để khuyến khích phát triển kinh tế vùng ĐBKK như: trồng cây dược liệu, trồng sả, trồng rừng, phát triển đồ thủ công mỹ nghệ, xây dựng phát triển các hợp tác xã, phát triển OCOP, phát triển du lịch cộng đồng… Các địa phương cần nghiên cứu, xây dựng các chính sách cụ thể nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, xây dựng mô hình sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân.