CTTĐT - Ngày 23/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 và giai đoạn 2021-2025. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.
Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.
Năm 2020 và cả nhiệm kỳ 2016-2020, công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ, ngành Tư pháp đã bám sát với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội, với phương châm hành động nhiệm kỳ và từng năm của Chính phủ, sự chỉ đạo và điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương. Các nhiệm vụ được xác định trong Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước hàng năm đã tạo cơ sở quan trọng cho sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành công tác tư pháp một cách toàn diện. Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành, địa phương đã sớm ban hành, phê duyệt chương trình, kế hoạch công tác tư pháp/pháp chế của cơ quan, địa phương; tiếp tục quan tâm kiện toàn tổ chức, bộ máy; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai công tác. Trong suốt nhiệm kỳ, công tác phối hợp được Bộ, ngành Tư pháp chú trọng và mang lại hiệu quả cao.
Hệ thống pháp luật của nước ta không ngừng hoàn thiện, cơ bản đầy đủ, toàn diện; kịp thời thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn đường lối, chủ trương của Đảng. Hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội đều có văn bản ở tầm luật điều chỉnh. Chất lượng của hệ thống pháp luật có nhiều chuyển biến tích cực, cơ bản đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ; tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật từng bước được nâng lên. Quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật tiếp tục có sự đổi mới, vai trò tham gia của xã hội vào xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước được quy định cụ thể.
Riêng trong năm 2020, Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế các bộ, ngành đã tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền trình Quốc hội thông qua 17 luật và cho ý kiến đối với nhiều dự án luật khác, đưa tổng số văn bản đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua trong nhiệm kỳ này là 112 văn bản (gồm 71 luật, 2 pháp lệnh, 22 nghị quyết của Quốc hội và 17 nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội), giảm 8 văn bản so với giai đoạn 2011 - 2015; riêng Bộ Tư pháp đã giúp Chính phủ trình Quốc hội thông qua 8 luật.
Tính cả giai đoạn 2016-2020, các bộ, ngành đã xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền tổng số 5.330 văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), tăng 1.515 văn bản (tăng 39,7%) so với nhiệm kỳ trước; các địa phương đã ban hành tổng số 20.923 VBQPPL cấp tỉnh (tăng 51,7% so với nhiệm kỳ trước), 13.990 VBQPPL cấp huyện (giảm 54,5%) và 72.253 VBQPPL cấp xã (giảm 63%).Công tác PBGDPL có nhiều đổi mới, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, phổ biến và tổ chức các cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật, qua đó đưa pháp luật đi vào cuộc sống nhanh hơn, hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn. Vai trò của pháp luật và ý thức thượng tôn pháp luật trong tổ chức, hoạt động của Nhà nước, trong quản lý xã hội ngày càng được đề cao.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu dương, ghi nhận những kết quả mà ngành Tư pháp đã đạt được trong thời gian qua; đồng thời khẳng định, trên tinh thần kỷ cương dân chủ, xây dựng pháp luật là nền tảng quan trọng để phát triển đất nước. Năm 2020, dưới tác động của dịch Covid-19, nhiều khó khăn đặt ra cho ngành Tư pháp, nhưng với những nỗ lực vượt bậc của cả hệ thống chính trị đã đạt được những kết quả cao.
Thủ tướng nhấn mạnh, ngành Tư pháp cần thực thi nhiệm vụ trên tinh thần “xem kỹ, soi chặt, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, làm nhiều, hiểu biết kỹ và tham mưu tốt hơn”. Bộ Tư pháp và các Sở Tư pháp cần thường xuyên rà soát để tránh chồng chéo các văn bản pháp luật; không để tham nhũng, lợi ích nhóm trong xây dựng hệ thống văn bản pháp luật. Đổi mới và cải cách mạnh mẽ hơn nữa hệ thống dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp. Các cơ quan, con người ngành Tư pháp rất quan trọng, và cần phải gương mẫu, tận tụy, nêu gương, giúp các địa phương quan tâm hơn, thực thi đúng hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, bảo vệ tốt hơn nền tư pháp của quốc gia Việt Nam.
1321 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 23/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 và giai đoạn 2021-2025. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị.Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.
Năm 2020 và cả nhiệm kỳ 2016-2020, công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ, ngành Tư pháp đã bám sát với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội, với phương châm hành động nhiệm kỳ và từng năm của Chính phủ, sự chỉ đạo và điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương. Các nhiệm vụ được xác định trong Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước hàng năm đã tạo cơ sở quan trọng cho sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành công tác tư pháp một cách toàn diện. Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành, địa phương đã sớm ban hành, phê duyệt chương trình, kế hoạch công tác tư pháp/pháp chế của cơ quan, địa phương; tiếp tục quan tâm kiện toàn tổ chức, bộ máy; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai công tác. Trong suốt nhiệm kỳ, công tác phối hợp được Bộ, ngành Tư pháp chú trọng và mang lại hiệu quả cao.
Hệ thống pháp luật của nước ta không ngừng hoàn thiện, cơ bản đầy đủ, toàn diện; kịp thời thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn đường lối, chủ trương của Đảng. Hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội đều có văn bản ở tầm luật điều chỉnh. Chất lượng của hệ thống pháp luật có nhiều chuyển biến tích cực, cơ bản đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ; tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật từng bước được nâng lên. Quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật tiếp tục có sự đổi mới, vai trò tham gia của xã hội vào xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước được quy định cụ thể.
Riêng trong năm 2020, Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế các bộ, ngành đã tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền trình Quốc hội thông qua 17 luật và cho ý kiến đối với nhiều dự án luật khác, đưa tổng số văn bản đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua trong nhiệm kỳ này là 112 văn bản (gồm 71 luật, 2 pháp lệnh, 22 nghị quyết của Quốc hội và 17 nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội), giảm 8 văn bản so với giai đoạn 2011 - 2015; riêng Bộ Tư pháp đã giúp Chính phủ trình Quốc hội thông qua 8 luật.
Tính cả giai đoạn 2016-2020, các bộ, ngành đã xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền tổng số 5.330 văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), tăng 1.515 văn bản (tăng 39,7%) so với nhiệm kỳ trước; các địa phương đã ban hành tổng số 20.923 VBQPPL cấp tỉnh (tăng 51,7% so với nhiệm kỳ trước), 13.990 VBQPPL cấp huyện (giảm 54,5%) và 72.253 VBQPPL cấp xã (giảm 63%).Công tác PBGDPL có nhiều đổi mới, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, phổ biến và tổ chức các cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật, qua đó đưa pháp luật đi vào cuộc sống nhanh hơn, hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn. Vai trò của pháp luật và ý thức thượng tôn pháp luật trong tổ chức, hoạt động của Nhà nước, trong quản lý xã hội ngày càng được đề cao.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu dương, ghi nhận những kết quả mà ngành Tư pháp đã đạt được trong thời gian qua; đồng thời khẳng định, trên tinh thần kỷ cương dân chủ, xây dựng pháp luật là nền tảng quan trọng để phát triển đất nước. Năm 2020, dưới tác động của dịch Covid-19, nhiều khó khăn đặt ra cho ngành Tư pháp, nhưng với những nỗ lực vượt bậc của cả hệ thống chính trị đã đạt được những kết quả cao.
Thủ tướng nhấn mạnh, ngành Tư pháp cần thực thi nhiệm vụ trên tinh thần “xem kỹ, soi chặt, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, làm nhiều, hiểu biết kỹ và tham mưu tốt hơn”. Bộ Tư pháp và các Sở Tư pháp cần thường xuyên rà soát để tránh chồng chéo các văn bản pháp luật; không để tham nhũng, lợi ích nhóm trong xây dựng hệ thống văn bản pháp luật. Đổi mới và cải cách mạnh mẽ hơn nữa hệ thống dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp. Các cơ quan, con người ngành Tư pháp rất quan trọng, và cần phải gương mẫu, tận tụy, nêu gương, giúp các địa phương quan tâm hơn, thực thi đúng hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, bảo vệ tốt hơn nền tư pháp của quốc gia Việt Nam.