CTTĐT - Hiện nay, rét đậm, rét hại đã bao trùm các miền quê và dự báo còn kéo dài trong những ngày tới, ảnh hưởng trực tiếp tới ngành nông nghiệp, nhất là nội ngành chăn nuôi của Trấn Yên. Trước thực trạng này, huyện Trấn Yên đã chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người chăn nuôi tập trung phòng chống rét và phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi hiệu quả, giảm thiệt hại do thời tiết xấu gây ra.
Anh Đinh Công Khiết, thôn Kim Bình, xã Hưng Thịnh che chắn chuồng trại và cho đàn bò ăn thêm tinh bột để nâng cao sức đề kháng cho đàn bò trong thời tiết rét đậm rét hại
Để đảm bảo sức khỏe cho đàn bò 9 con của gia đình trong thời tiết rét đậm, rét hại, gia đình anh Đinh Công Khiết, thôn Kim Bình, xã Hưng Thịnh tâm sự: “Tôi đã chọn hình thức nuôi nhốt, đồng thời che chắn chuồng trại, thắp thêm bóng đèn sưởi ấm, dự trữ thức ăn, bổ sung thêm muối, tinh bột cho đàn bò, cho bò uống nước ấm”.
Hiện nay, xã Hồng Ca có đàn vật nuôi trên 35.200 con, trong đó đàn gia súc gần 2.600 con. Do giảm bãi chăn thả, nên phần lớn số hộ chăn nuôi xã Hồng Ca đã thay đổi tập quán từ thả rông sang nuôi nhốt. Để người chăn nuôi phòng chống rét cho đàn vật nuôi hiệu quả, nhất là 4 thôn người Mông, theo như lời của ông Hà Thanh Chương - Chủ tịch UBND xã Hồng Ca thì nhiệt độ thời tiết của Hồng Ca luôn thấp hơn các địa phương khác từ 2-30C, vì vậy xã đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền người dân che chắn chuồng trại, chuẩn bị đủ thức ăn, thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết, những ngày này không chăn thả gia súc, những hôm thời tiết ấm hơn cũng thực hiện việc chăn thả muộn, cho về chuồng trại sớm hơn, Hồng Ca phấn đấu không để xảy ra tình trạng gia súc chính bị chết đói, chết rét.
Bên cạnh việc phòng chống rét, hiện nay xã Tân Đồng còn thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Theo đó, Tân Đồng đã chủ động xây dựng kế hoạch tiêm phòng, phun tiêu độc khử trùng cho đàn gia súc, gia cầm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về kỹ thuật chăn nuôi, quy trình thực hành chăn nuôi, quy trình phòng bệnh tổng hợp… giúp người dân nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác phòng, chống dịch bệnh, từ đó tự giác thực hiện.
Theo số liệu của ngành nông nghiệp, thời điểm này huyện Trấn Yên hiện có tổng đàn gia súc chính trên 55.700 con, trong đó có 670 cơ sở chăn nuôi hàng hóa. Rút kinh nghiệm từ các đợt dịch bệnh trước, huyện Trấn Yên đã chỉ đạo đội ngũ cán bộ nông nghiệp, khuyến nông viên cơ sở phối hợp với chính quyền các xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân cách phòng chống rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Phát hành nghìn tờ rơi, tổ chức nhiều lớp tập huấn cho hàng nghìn lượt hộ nông dân về các biện pháp quản lý, chăm sóc, bảo vệ đàn gia súc trong điều kiện thời tiết giảm sâu - thời kỳ dễ xảy ra dịch bệnh. Đồng thời thực hiện tốt xã hội hóa công tác phòng chống rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Bà Nguyễn Thị Vui - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp&PTNT huyện Trấn Yên cho biết: “Chúng tôi vận động bà con tích cực trồng cây màu, cỏ, dự trữ rơm khô và bổ sung muối, thức ăn tinh cho trâu bò trong mùa đông; vệ sinh sạch sẽ, che chắn chuồng trại; sưởi ấm cho đàn vật nuôi về đêm, những hôm nhiệt độ xuống thấp; tổ chức tiêm đúng, đủ các liều vác xin phòng chống dịch bệnh… Trấn Yên phấn đấu không để tình trạng đàn đại gia súc bị chết do đói, do rét”.
Để phòng, chống rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi, cùng với nỗ lực vào cuộc của các cấp, các ngành và chính quyền các địa phương thì trên hết vẫn là ý thức tự giác chấp hành của người chăn nuôi trong phòng, chống dịch bệnh. Có như vậy, dịch bệnh mới được kiểm soát, góp phần giảm thiểu thiệt hại, nâng cao thu nhập cho người dân./.
1128 lượt xem
CTV: Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Hiện nay, rét đậm, rét hại đã bao trùm các miền quê và dự báo còn kéo dài trong những ngày tới, ảnh hưởng trực tiếp tới ngành nông nghiệp, nhất là nội ngành chăn nuôi của Trấn Yên. Trước thực trạng này, huyện Trấn Yên đã chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người chăn nuôi tập trung phòng chống rét và phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi hiệu quả, giảm thiệt hại do thời tiết xấu gây ra.Để đảm bảo sức khỏe cho đàn bò 9 con của gia đình trong thời tiết rét đậm, rét hại, gia đình anh Đinh Công Khiết, thôn Kim Bình, xã Hưng Thịnh tâm sự: “Tôi đã chọn hình thức nuôi nhốt, đồng thời che chắn chuồng trại, thắp thêm bóng đèn sưởi ấm, dự trữ thức ăn, bổ sung thêm muối, tinh bột cho đàn bò, cho bò uống nước ấm”.
Hiện nay, xã Hồng Ca có đàn vật nuôi trên 35.200 con, trong đó đàn gia súc gần 2.600 con. Do giảm bãi chăn thả, nên phần lớn số hộ chăn nuôi xã Hồng Ca đã thay đổi tập quán từ thả rông sang nuôi nhốt. Để người chăn nuôi phòng chống rét cho đàn vật nuôi hiệu quả, nhất là 4 thôn người Mông, theo như lời của ông Hà Thanh Chương - Chủ tịch UBND xã Hồng Ca thì nhiệt độ thời tiết của Hồng Ca luôn thấp hơn các địa phương khác từ 2-30C, vì vậy xã đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền người dân che chắn chuồng trại, chuẩn bị đủ thức ăn, thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết, những ngày này không chăn thả gia súc, những hôm thời tiết ấm hơn cũng thực hiện việc chăn thả muộn, cho về chuồng trại sớm hơn, Hồng Ca phấn đấu không để xảy ra tình trạng gia súc chính bị chết đói, chết rét.
Bên cạnh việc phòng chống rét, hiện nay xã Tân Đồng còn thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Theo đó, Tân Đồng đã chủ động xây dựng kế hoạch tiêm phòng, phun tiêu độc khử trùng cho đàn gia súc, gia cầm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về kỹ thuật chăn nuôi, quy trình thực hành chăn nuôi, quy trình phòng bệnh tổng hợp… giúp người dân nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác phòng, chống dịch bệnh, từ đó tự giác thực hiện.
Theo số liệu của ngành nông nghiệp, thời điểm này huyện Trấn Yên hiện có tổng đàn gia súc chính trên 55.700 con, trong đó có 670 cơ sở chăn nuôi hàng hóa. Rút kinh nghiệm từ các đợt dịch bệnh trước, huyện Trấn Yên đã chỉ đạo đội ngũ cán bộ nông nghiệp, khuyến nông viên cơ sở phối hợp với chính quyền các xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân cách phòng chống rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Phát hành nghìn tờ rơi, tổ chức nhiều lớp tập huấn cho hàng nghìn lượt hộ nông dân về các biện pháp quản lý, chăm sóc, bảo vệ đàn gia súc trong điều kiện thời tiết giảm sâu - thời kỳ dễ xảy ra dịch bệnh. Đồng thời thực hiện tốt xã hội hóa công tác phòng chống rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Bà Nguyễn Thị Vui - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp&PTNT huyện Trấn Yên cho biết: “Chúng tôi vận động bà con tích cực trồng cây màu, cỏ, dự trữ rơm khô và bổ sung muối, thức ăn tinh cho trâu bò trong mùa đông; vệ sinh sạch sẽ, che chắn chuồng trại; sưởi ấm cho đàn vật nuôi về đêm, những hôm nhiệt độ xuống thấp; tổ chức tiêm đúng, đủ các liều vác xin phòng chống dịch bệnh… Trấn Yên phấn đấu không để tình trạng đàn đại gia súc bị chết do đói, do rét”.
Để phòng, chống rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi, cùng với nỗ lực vào cuộc của các cấp, các ngành và chính quyền các địa phương thì trên hết vẫn là ý thức tự giác chấp hành của người chăn nuôi trong phòng, chống dịch bệnh. Có như vậy, dịch bệnh mới được kiểm soát, góp phần giảm thiểu thiệt hại, nâng cao thu nhập cho người dân./.