CTTĐT - Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố; các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh; bệnh viện đa khoa Hữu Nghị 103; bệnh viện đa khoa Trường Đức tích cực triển khai biện pháp phòng chống, hạn chế tử vong do bệnh dại ở người.
Ảnh minh họa
Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện giám sát phơi nhiễm dại và công tác tuyên truyền tại các đơn vị y tế cơ sở. Kiểm tra, giám sát các hoạt động chuyên môn của các điểm tiêm phòng dại trên địa bàn tỉnh; đảm bảo cung ứng đầy đủ vắc xin, huyết thanh kháng dại tiêm phòng cho các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ miễn phí theo quy định của UBND tỉnh. Phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tăng cường giám sát dịch dại trên đàn chó để khoanh vùng xử lý kịp thời, thực hiện tốt việc phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện giám sát phơi nhiễm với dại tại cộng đồng để tư vấn, vận động đi tiêm vắc xin phòng bệnh, chú ý đến các đối tượng phơi nhiễm do tiếp xúc, vết cắn nhẹ, chăm sóc chó, mèo ốm, mổ thịt chó... Chỉ đạo các điểm tiêm vắc xin phòng dại tổ chức tốt việc tiêm phòng dại cho nhân dân trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân đi tiêm phòng dại khi bị phơi nhiễm với dại, đặc biệt là những người nghèo được hưởng chính sách ưu đãi tiêm phòng miễn phí của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Thống kê, báo cáo hàng ngày số người phơi nhiễm với bệnh dại, số đi tiêm phòng, số chưa tiêm phòng theo hệ thống báo cáo dịch hàng ngày. Đối với những trường hợp không đi tiêm phòng sau khi đã tư vấn cần phải kiên quyết, đề nghị chính quyền địa phương vào cuộc để vận động đi tiêm phòng. Phối hợp với cơ quan thú y cùng cấp tăng cường công tác giám sát dại trên đàn chó để có biện pháp xử lý kịp thời.
Tăng cường các hoạt động truyền thông về sự nguy hiểm của bệnh dại và các biện pháp phòng bệnh bằng nhiều hình thức như phát tin trên loa truyền thanh xã, truyền thông trực tiếp tại nhà, các buổi họp dân tại cộng đồng…
Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, Bệnh viện đa khoa Hữu Nghị 103, Bệnh viện đa khoa Trường Đức khi phát hiện bệnh nhân nghi ngờ dại lên cơn, cần thông tin ngay cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, hoặc Trung tâm Y tế trên địa bàn để tiến hành giám sát ca bệnh.
1163 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố; các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh; bệnh viện đa khoa Hữu Nghị 103; bệnh viện đa khoa Trường Đức tích cực triển khai biện pháp phòng chống, hạn chế tử vong do bệnh dại ở người.Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện giám sát phơi nhiễm dại và công tác tuyên truyền tại các đơn vị y tế cơ sở. Kiểm tra, giám sát các hoạt động chuyên môn của các điểm tiêm phòng dại trên địa bàn tỉnh; đảm bảo cung ứng đầy đủ vắc xin, huyết thanh kháng dại tiêm phòng cho các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ miễn phí theo quy định của UBND tỉnh. Phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tăng cường giám sát dịch dại trên đàn chó để khoanh vùng xử lý kịp thời, thực hiện tốt việc phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện giám sát phơi nhiễm với dại tại cộng đồng để tư vấn, vận động đi tiêm vắc xin phòng bệnh, chú ý đến các đối tượng phơi nhiễm do tiếp xúc, vết cắn nhẹ, chăm sóc chó, mèo ốm, mổ thịt chó... Chỉ đạo các điểm tiêm vắc xin phòng dại tổ chức tốt việc tiêm phòng dại cho nhân dân trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân đi tiêm phòng dại khi bị phơi nhiễm với dại, đặc biệt là những người nghèo được hưởng chính sách ưu đãi tiêm phòng miễn phí của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Thống kê, báo cáo hàng ngày số người phơi nhiễm với bệnh dại, số đi tiêm phòng, số chưa tiêm phòng theo hệ thống báo cáo dịch hàng ngày. Đối với những trường hợp không đi tiêm phòng sau khi đã tư vấn cần phải kiên quyết, đề nghị chính quyền địa phương vào cuộc để vận động đi tiêm phòng. Phối hợp với cơ quan thú y cùng cấp tăng cường công tác giám sát dại trên đàn chó để có biện pháp xử lý kịp thời.
Tăng cường các hoạt động truyền thông về sự nguy hiểm của bệnh dại và các biện pháp phòng bệnh bằng nhiều hình thức như phát tin trên loa truyền thanh xã, truyền thông trực tiếp tại nhà, các buổi họp dân tại cộng đồng…
Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, Bệnh viện đa khoa Hữu Nghị 103, Bệnh viện đa khoa Trường Đức khi phát hiện bệnh nhân nghi ngờ dại lên cơn, cần thông tin ngay cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, hoặc Trung tâm Y tế trên địa bàn để tiến hành giám sát ca bệnh.