CTTĐT - Thời gian qua, kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh có những bước phát triển hết sức quan trọng, không chỉ mang lại lợi ích cho thành viên tham gia, nâng cao đời sống của người dân mà còn góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Giới thiệu các sản phẩm của các HTX đến người tiêu dùng.
Năm 2020 đã trôi qua để lại dấu ấn nổi trội về kết quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể tỉnh. Vượt qua khó khăn của dịch Covid -19, kinh tế tập thể tỉnh tiếp tục phát triển cả về số lượng, chất lượng và ngày càng khẳng định rõ hơn về vị trí, vai trò trong nền kinh tế, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. HTX phát triển đa dạng trong các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và tương đối đồng đều trên khắp các vùng, địa phương. Nhiều HTX hoạt động hiệu quả đã mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh dịch vụ tổng hợp, đầu tư trang thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, mở rộng liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác để cung ứng vật tư, thực hiện các dịch vụ cho thành viên.
Thành công từ liên kết
HTX Dịch vụ Tổng hợp Kiến Thuận (Văn Chấn) là một trong những HTX tiên phong trong thực hiện liên kết chuỗi và có quy mô nhất của tỉnh. HTX chuyên sản xuất, kinh doanh và chế biến chè đen, chè xanh xuất khẩu với tổng sản lượng 800 tấn/năm.
Sau khi chuyển đổi sang mô hình HTX kiểu mới, HTX Kiến Thuận đã tiến hành ký hợp đồng cung cấp dịch vụ và bao tiêu sản phẩm với từng thành viên HTX và các hộ liên kết. HTX hiện có 54 thành viên và 35 hộ liên kết. Các hộ thành viên và liên kết được HTX hoạch định chiến lược phát triển, hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch và bao tiêu đầu ra toàn bộ sản phẩm chè búp tươi với giá cao hơn giá trị trường từ 300-500 đồng/kg. Cuối năm, dựa trên hiệu quả sản xuất, HTX sẽ hỗ trợ bà con từ 150.000 - 300.000 đồng/hộ/tháng. Đến nay tổng diện tích vùng nguyên liệu của HTX khoảng 300 ha và đang liên tục gia tăng theo từng năm. Với sự sáng tạo, nhạy bén trong kinh doanh và ứng phó linh hoạt với những biến động thị trường, dù dịch Covid-19 có ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, song HTX vẫn duy trì việc làm ổn định cho 100 lao động làm việc trong nhà máy và hàng ngàn lao động trồng chè tại địa phương.
Sơ chế sản phẩm quế tại HTX Quế hồi Việt Nam
HTX Quế hồi Việt Nam cũng được đánh giá là một trong những HTX thành công trong liên kết. Nằm giữa vùng quế huyện Trấn Yên, hợp tác xã Quế hồi Việt Nam đang tạo bước chuyển biến lớn trong phát triển cây quế theo hướng hàng hóa, hình thành chuỗi giá trị, mở cánh cửa xuất khẩu, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Ông Nguyễn Quế Anh - Giám đốc Hợp tác xã Quế hồi Việt Nam cho biết: "Hiện HTX đã và đang thực hiện quy trình vùng sản xuất quế hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu sang các thị trường Ấn Độ, Trung Đông, Mỹ, EU, Nhật Bản... với giá trị kinh tế cao, đồng thời cung cấp cây quế giống đảm bảo chất lượng và các dịch vụ cho thành viên, bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra cho các hộ trồng quế trên địa bàn với giá ổn định."
Bên cạnh quy hoạch vùng trồng quế hữu cơ, đáp ứng tiêu chuẩn về nguồn nguyên liệu, HTX còn tuân thủ quy trình sản xuất, chế biến an toàn, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện Hợp tác xã có 22 thành viên tạo việc làm ổn định cho hơn 100 lao động và hơn 200 lao động thời vụ với mức thu nhập trung bình 7 triệu đồng/người/tháng. Năm 2020, doanh thu sản phẩm của HTX ước tính đạt 300 tỷ đồng.
HTX Quế hồi Việt Nam hiện là đơn vị có uy tín cao trên thị trường trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm quế và hoa hồi, dần vươn tầm đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất gia vị tại Việt Nam.
Nói về vai trò, lợi ích của liên kết sản xuất đối với các HTX trên địa bàn tỉnh, ông Đỗ Nhân Đạo - Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cho biết: "Tham gia liên kết sản xuất, người dân và HTX đều có lợi, các hộ tham gia liên kết sẽ được cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật, kiểm soát quy trình và được HTX thu mua 100% sản phẩm. Còn doanh nghiệp, HTX thì chủ động được nguồn hàng và kiểm soát được quy trình trồng, chế biến đảm bảo sản phẩm được sản xuất an toàn theo đúng quy định.”
“Bà đỡ” của các hợp tác xã
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, định hướng phát triển kinh tế tập thể (KTTT), các cấp, ngành, đặc biệt là Liên minh HTX tỉnh luôn chú trọng xây dựng, phát triển và hoàn thiện mô hình HTX kiểu mới điển hình để nhân rộng, tạo sức lan tỏa cho phong trào HTX. Nổi bật là mô hình liên kết của HTX chế biến chè xuất khẩu Kiến Thuận (Văn Chấn), mô hình trại chăn nuôi gà quy mô lớn của HTX chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp MQ (huyện Trấn Yên), mô hình HTX trồng, chế biến dược liệu của HTX sản xuất dược liệu Thái Dương (Văn Yên), ngoài ra Liên minh HTX còn vận động nhân rộng mô hình nuôi cá lồng trên Hồ Thác Bà, mô hình gà trại và mô hình trồng dâu nuôi tằm tại huyện Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn; mô hình liên kết chuỗi của huyện Trạm Tấu, mô hình nông nghiệp hữu cơ huyện Mù Cang Chải. Các mô hình HTX kiểu mới được chuyển đổi theo Luật HTX năm 2020 đã hoạt động tốt đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực, góp phần nâng cao thu nhập cho thành viên và tạo sự liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm góp phần quan trọng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững tại địa phương.
Chế biến măng xuất khẩu tại Cổng ty Cổ phần Yên Thành
Chỉ tính riêng năm 2020, toàn tỉnh thành lập mới 93 hợp tác xã, nâng tổng số HTX toàn tỉnh lên 503 HTX, thu hút gần 28 nghìn thành viên, trong đó hợp tác xã nông nghiệp chiếm trên 60%. Doanh thu bình quân của HTX đạt 2 tỷ đồng/HTX, lợi nhuận bình quân HTX ước đạt 374 triệu đồng/HTX. Nộp ngân sách nhà nước 36 tỷ đồng, tăng 2,8% so với năm 2019.
Đến tháng 12/2020, toàn tỉnh có trên 4.400 tổ hợp tác, thu hút trên 26.500 thành viên tham gia, riêng năm 2020, thành lập mới gần 1.300 tổ hợp tác, doanh thu bình quân đạt 330 triệu đồng/tổ hợp tác, lãi bình quân 80 triệu đồng/tổ hợp tác, tăng 14,2% so với năm 2019.
Đó là những con số ấn tượng tạo nên điểm nhấn trong bức tranh phát triển của khu vực kinh tế tập thể trong điều kiện vô cùng khó khăn của nền kinh tế. Điều đó cũng là minh chứng cụ thể cho những hướng đi đúng đắn của tỉnh Yên Bái khi ban hành kịp thời những đề án, chính sách, cũng như triển khai hiệu quả các chính sách của trung ương, của tỉnh đối với sự phát triển của HTX.
Những kết quả của khu vực kinh tế tập thể trong năm qua cũng đánh dấu sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành đặc biệt là khẳng định vai trò của Liên minh HTX – Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể tỉnh. Trước hết là công tác tham mưu và triển khai những chính sách của trung ương, của tỉnh, các giải pháp thúc đẩy, tăng năng suất lao động trong khu vực KTTT; phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ quản lý, giám đốc, kế toán các HTX trên địa bàn các xã. Cùng với đó, nắm bắt tình hình, tổng hợp ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đối với khu vực KTTT để kịp thời tháo gỡ khó khăn; triển khai các chính sách tín dụng ưu đãi nhằm hỗ trợ các HTX có nguồn vốn mở rộng sản xuất kinh doanh và có điều kiện liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, với các HTX khác; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, công tác tư vấn, hỗ trợ phát triển KTTT, xúc tiến thương mại, kết nối thị trường, đưa sản phẩm của các HTX đến với nhà phân phối, người tiêu dùng…
Ông Đỗ Nhân Đạo - Chủ tịch Liên minh HTX cho biết: "Thời gian tới, Liên minh HTX tiếp tục tham mưu cho tỉnh ban hành các chính sách tăng cường hỗ trợ phát triển mô hình liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, tăng cường công tác tư vấn, hỗ trợ HTX, phấn đấu duy trì và đảm bảo hoạt động hiệu quả bền vững tối thiểu 250 HTX; chuyển đổi 10 mô hình HTX thành HTX kiểu mới; thành lập mới trên 60 HTX, trên 1.000 tổ hợp tác; duy trì việc làm ổn định cho trên 8.000 lao động trong các HTX với thu nhập bình quân 60 triệu đồng/người/năm."
982 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thời gian qua, kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh có những bước phát triển hết sức quan trọng, không chỉ mang lại lợi ích cho thành viên tham gia, nâng cao đời sống của người dân mà còn góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.Năm 2020 đã trôi qua để lại dấu ấn nổi trội về kết quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể tỉnh. Vượt qua khó khăn của dịch Covid -19, kinh tế tập thể tỉnh tiếp tục phát triển cả về số lượng, chất lượng và ngày càng khẳng định rõ hơn về vị trí, vai trò trong nền kinh tế, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. HTX phát triển đa dạng trong các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và tương đối đồng đều trên khắp các vùng, địa phương. Nhiều HTX hoạt động hiệu quả đã mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh dịch vụ tổng hợp, đầu tư trang thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, mở rộng liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác để cung ứng vật tư, thực hiện các dịch vụ cho thành viên.
Thành công từ liên kết
HTX Dịch vụ Tổng hợp Kiến Thuận (Văn Chấn) là một trong những HTX tiên phong trong thực hiện liên kết chuỗi và có quy mô nhất của tỉnh. HTX chuyên sản xuất, kinh doanh và chế biến chè đen, chè xanh xuất khẩu với tổng sản lượng 800 tấn/năm.
Sau khi chuyển đổi sang mô hình HTX kiểu mới, HTX Kiến Thuận đã tiến hành ký hợp đồng cung cấp dịch vụ và bao tiêu sản phẩm với từng thành viên HTX và các hộ liên kết. HTX hiện có 54 thành viên và 35 hộ liên kết. Các hộ thành viên và liên kết được HTX hoạch định chiến lược phát triển, hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch và bao tiêu đầu ra toàn bộ sản phẩm chè búp tươi với giá cao hơn giá trị trường từ 300-500 đồng/kg. Cuối năm, dựa trên hiệu quả sản xuất, HTX sẽ hỗ trợ bà con từ 150.000 - 300.000 đồng/hộ/tháng. Đến nay tổng diện tích vùng nguyên liệu của HTX khoảng 300 ha và đang liên tục gia tăng theo từng năm. Với sự sáng tạo, nhạy bén trong kinh doanh và ứng phó linh hoạt với những biến động thị trường, dù dịch Covid-19 có ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, song HTX vẫn duy trì việc làm ổn định cho 100 lao động làm việc trong nhà máy và hàng ngàn lao động trồng chè tại địa phương.
Sơ chế sản phẩm quế tại HTX Quế hồi Việt Nam
HTX Quế hồi Việt Nam cũng được đánh giá là một trong những HTX thành công trong liên kết. Nằm giữa vùng quế huyện Trấn Yên, hợp tác xã Quế hồi Việt Nam đang tạo bước chuyển biến lớn trong phát triển cây quế theo hướng hàng hóa, hình thành chuỗi giá trị, mở cánh cửa xuất khẩu, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Ông Nguyễn Quế Anh - Giám đốc Hợp tác xã Quế hồi Việt Nam cho biết: "Hiện HTX đã và đang thực hiện quy trình vùng sản xuất quế hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu sang các thị trường Ấn Độ, Trung Đông, Mỹ, EU, Nhật Bản... với giá trị kinh tế cao, đồng thời cung cấp cây quế giống đảm bảo chất lượng và các dịch vụ cho thành viên, bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra cho các hộ trồng quế trên địa bàn với giá ổn định."
Bên cạnh quy hoạch vùng trồng quế hữu cơ, đáp ứng tiêu chuẩn về nguồn nguyên liệu, HTX còn tuân thủ quy trình sản xuất, chế biến an toàn, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện Hợp tác xã có 22 thành viên tạo việc làm ổn định cho hơn 100 lao động và hơn 200 lao động thời vụ với mức thu nhập trung bình 7 triệu đồng/người/tháng. Năm 2020, doanh thu sản phẩm của HTX ước tính đạt 300 tỷ đồng.
HTX Quế hồi Việt Nam hiện là đơn vị có uy tín cao trên thị trường trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm quế và hoa hồi, dần vươn tầm đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất gia vị tại Việt Nam.
Nói về vai trò, lợi ích của liên kết sản xuất đối với các HTX trên địa bàn tỉnh, ông Đỗ Nhân Đạo - Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cho biết: "Tham gia liên kết sản xuất, người dân và HTX đều có lợi, các hộ tham gia liên kết sẽ được cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật, kiểm soát quy trình và được HTX thu mua 100% sản phẩm. Còn doanh nghiệp, HTX thì chủ động được nguồn hàng và kiểm soát được quy trình trồng, chế biến đảm bảo sản phẩm được sản xuất an toàn theo đúng quy định.”
“Bà đỡ” của các hợp tác xã
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, định hướng phát triển kinh tế tập thể (KTTT), các cấp, ngành, đặc biệt là Liên minh HTX tỉnh luôn chú trọng xây dựng, phát triển và hoàn thiện mô hình HTX kiểu mới điển hình để nhân rộng, tạo sức lan tỏa cho phong trào HTX. Nổi bật là mô hình liên kết của HTX chế biến chè xuất khẩu Kiến Thuận (Văn Chấn), mô hình trại chăn nuôi gà quy mô lớn của HTX chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp MQ (huyện Trấn Yên), mô hình HTX trồng, chế biến dược liệu của HTX sản xuất dược liệu Thái Dương (Văn Yên), ngoài ra Liên minh HTX còn vận động nhân rộng mô hình nuôi cá lồng trên Hồ Thác Bà, mô hình gà trại và mô hình trồng dâu nuôi tằm tại huyện Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn; mô hình liên kết chuỗi của huyện Trạm Tấu, mô hình nông nghiệp hữu cơ huyện Mù Cang Chải. Các mô hình HTX kiểu mới được chuyển đổi theo Luật HTX năm 2020 đã hoạt động tốt đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực, góp phần nâng cao thu nhập cho thành viên và tạo sự liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm góp phần quan trọng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững tại địa phương.
Chế biến măng xuất khẩu tại Cổng ty Cổ phần Yên Thành
Chỉ tính riêng năm 2020, toàn tỉnh thành lập mới 93 hợp tác xã, nâng tổng số HTX toàn tỉnh lên 503 HTX, thu hút gần 28 nghìn thành viên, trong đó hợp tác xã nông nghiệp chiếm trên 60%. Doanh thu bình quân của HTX đạt 2 tỷ đồng/HTX, lợi nhuận bình quân HTX ước đạt 374 triệu đồng/HTX. Nộp ngân sách nhà nước 36 tỷ đồng, tăng 2,8% so với năm 2019.
Đến tháng 12/2020, toàn tỉnh có trên 4.400 tổ hợp tác, thu hút trên 26.500 thành viên tham gia, riêng năm 2020, thành lập mới gần 1.300 tổ hợp tác, doanh thu bình quân đạt 330 triệu đồng/tổ hợp tác, lãi bình quân 80 triệu đồng/tổ hợp tác, tăng 14,2% so với năm 2019.
Đó là những con số ấn tượng tạo nên điểm nhấn trong bức tranh phát triển của khu vực kinh tế tập thể trong điều kiện vô cùng khó khăn của nền kinh tế. Điều đó cũng là minh chứng cụ thể cho những hướng đi đúng đắn của tỉnh Yên Bái khi ban hành kịp thời những đề án, chính sách, cũng như triển khai hiệu quả các chính sách của trung ương, của tỉnh đối với sự phát triển của HTX.
Những kết quả của khu vực kinh tế tập thể trong năm qua cũng đánh dấu sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành đặc biệt là khẳng định vai trò của Liên minh HTX – Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể tỉnh. Trước hết là công tác tham mưu và triển khai những chính sách của trung ương, của tỉnh, các giải pháp thúc đẩy, tăng năng suất lao động trong khu vực KTTT; phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ quản lý, giám đốc, kế toán các HTX trên địa bàn các xã. Cùng với đó, nắm bắt tình hình, tổng hợp ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đối với khu vực KTTT để kịp thời tháo gỡ khó khăn; triển khai các chính sách tín dụng ưu đãi nhằm hỗ trợ các HTX có nguồn vốn mở rộng sản xuất kinh doanh và có điều kiện liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, với các HTX khác; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, công tác tư vấn, hỗ trợ phát triển KTTT, xúc tiến thương mại, kết nối thị trường, đưa sản phẩm của các HTX đến với nhà phân phối, người tiêu dùng…
Ông Đỗ Nhân Đạo - Chủ tịch Liên minh HTX cho biết: "Thời gian tới, Liên minh HTX tiếp tục tham mưu cho tỉnh ban hành các chính sách tăng cường hỗ trợ phát triển mô hình liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, tăng cường công tác tư vấn, hỗ trợ HTX, phấn đấu duy trì và đảm bảo hoạt động hiệu quả bền vững tối thiểu 250 HTX; chuyển đổi 10 mô hình HTX thành HTX kiểu mới; thành lập mới trên 60 HTX, trên 1.000 tổ hợp tác; duy trì việc làm ổn định cho trên 8.000 lao động trong các HTX với thu nhập bình quân 60 triệu đồng/người/năm."