CTTĐT - UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện thị xã, thành phố chỉ đạo tập trung triển khai các biện pháp ngăn chặn, kiểm soát, phòng chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò.
Ảnh minh họa
UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, đôn đốc, triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò; nắm bắt tình hình dịch bệnh tại cơ sở, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo kịp thời. Tổng hợp nhu cầu vắc xin, vật tư... và các chi phí phục vụ cho công tác tiêm phòng, phun khử trùng tiêu độc phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò, xây dựng dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính thẩm định theo quy định.
Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn chuyên môn về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; tăng cường công tác giám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, trường hợp phát hiện các ổ dịch nghi ngờ gia súc mắc bệnh tổ chức lấy mẫu gửi xét nghiệm bệnh; giám sát các hoạt động kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh (đặc biệt là kiểm tra, kiểm soát đối với động vật làm giống phục vụ các chương trình, dự án, hỗ trợ phát triển chăn nuôi của tỉnh); kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi lưu hành trên thị trường. Cung ứng đầy đủ vắc xin, hóa chất, dụng cụ, vật tư cho các địa phương kịp thời để tổ chức phòng, chống dịch bệnh. Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả thực hiện theo quy định. Thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tại gốc, kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ, lưu thông, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn tỉnh; phối hợp với lực lượng Công an, Quản lý thị trường kiểm soát chặt chẽ các tổ chức, các nhân có hoạt động vận chuyển, buôn bán, thu gom trâu, bò bị mắc bệnh, nghi mắc bệnh, kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật.
Khi chưa phát hiện gia súc có biểu hiện của bệnh Viêm da nổi cục, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức rà soát, thống kê toàn bộ các hộ chăn nuôi gia súc (trâu, bò) trên địa bàn để chủ động trong việc quản lý, theo dõi giám sát dịch bệnh.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người chăn nuôi, các tổ chức, cá nhân buôn bán, vận chuyển, giết mổ trâu, bò hiểu rõ về sự nguy hiểm của bệnh Viêm da nổi cục và các biện pháp phòng, chống. Thực hiện ký cam kết với người chăn nuôi không dấu dịch, không bán chạy, không giết mổ, không mua bán, vứt xác gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh ra ngoài môi trường.
Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện ngay việc giám sát chặt chẽ đến các hộ chăn nuôi trên địa bàn. Trường hợp phát hiện gia súc có biểu hiện mắc bệnh, nghi mắc bệnh Viêm da nổi cục cần kịp thời báo cáo chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm bệnh, đồng thời triển khai ngay các biện pháp chống dịch; tổ chức tổng vệ sinh khử trùng tiêu độc khu vực chăn nuôi.
Khi có gia súc có biểu hiện bệnh, có kết xét nghiệm quả dương tính với bệnh Viêm da nổi cục, khoanh vùng khu vực có dịch, lập chốt tạm thời để kiểm soát việc vận chuyển trâu, bò ra, vào các xã có dịch; trường hợp cần thiết thành lập đội kiểm soát lưu động để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp cố tình vận chuyển gia súc ra, vào các xã có dịch.
Tổ chức tiêu hủy toàn bộ gia súc có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh Viêm da nổi cục, hoặc gia súc trong cùng địa bàn cấp xã (đã có kết quả xét nghiệm dương tính) có biểu hiện lâm sàng của bệnh Viêm da nổi cục; (tiêu hủy theo Phụ lục 06 của Thông tư số 07/2016/QĐ-BNN ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn kỹ thuật tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh và sản phẩm của động vật mắc bệnh)
Tổng hợp nhu cầu thuốc, vắc xin, vật tư, hóa chất ...và chủ động bố trí kinh phí, nguồn lực, vật tư, phương tiện tại chỗ phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh. Tổ chức tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt côn trùng, ruồi, muỗi, ve, mòng,... liên tục trong vòng 03 tuần tại các hộ chăn nuôi có gia súc có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh; đồng thời tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng toàn bộ các vùng có nguy cơ cao, xung quanh hộ chăn nuôi có gia súc bị bệnh.
Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động giám sát gia súc có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, kịp thời phát hiện, báo cáo chính quyền, cơ quan thú y và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh,
Tổ chức rà soát, thống kê các hộ chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn tất cả các địa phương đã phát hiện có bệnh Viêm da nổi cục; trong đó lưu ý, ghi rõ thông tin tình trạng gia súc khỏe mạnh, gia súc có biểu hiện bị bệnh, thời gian xuất hiện các triệu chứng của bệnh, tình trạng xuất bán, giết mổ, vận chuyển gia súc ra khỏi địa bàn xã.
Hỗ trợ cho chủ vật nuôi có gia súc buộc phải tiêu hủy do dịch bệnh với định mức, quy trình và điều kiện theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định dự toán kinh phí phòng, chống dịch. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kịp thời kinh phí phòng, chống dịch bệnh Viêm da nổi cục. Phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thẩm định kinh phí hỗ trợ cho chủ vật nuôi có trâu, bò buộc phải tiêu hủy do bệnh Viêm da nổi cục và công cho người tham gia phòng chống dịch.
Các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai, thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò có hiệu quả.
2429 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện thị xã, thành phố chỉ đạo tập trung triển khai các biện pháp ngăn chặn, kiểm soát, phòng chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò.UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, đôn đốc, triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò; nắm bắt tình hình dịch bệnh tại cơ sở, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo kịp thời. Tổng hợp nhu cầu vắc xin, vật tư... và các chi phí phục vụ cho công tác tiêm phòng, phun khử trùng tiêu độc phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò, xây dựng dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính thẩm định theo quy định.
Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn chuyên môn về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; tăng cường công tác giám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, trường hợp phát hiện các ổ dịch nghi ngờ gia súc mắc bệnh tổ chức lấy mẫu gửi xét nghiệm bệnh; giám sát các hoạt động kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh (đặc biệt là kiểm tra, kiểm soát đối với động vật làm giống phục vụ các chương trình, dự án, hỗ trợ phát triển chăn nuôi của tỉnh); kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi lưu hành trên thị trường. Cung ứng đầy đủ vắc xin, hóa chất, dụng cụ, vật tư cho các địa phương kịp thời để tổ chức phòng, chống dịch bệnh. Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả thực hiện theo quy định. Thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tại gốc, kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ, lưu thông, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn tỉnh; phối hợp với lực lượng Công an, Quản lý thị trường kiểm soát chặt chẽ các tổ chức, các nhân có hoạt động vận chuyển, buôn bán, thu gom trâu, bò bị mắc bệnh, nghi mắc bệnh, kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật.
Khi chưa phát hiện gia súc có biểu hiện của bệnh Viêm da nổi cục, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức rà soát, thống kê toàn bộ các hộ chăn nuôi gia súc (trâu, bò) trên địa bàn để chủ động trong việc quản lý, theo dõi giám sát dịch bệnh.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người chăn nuôi, các tổ chức, cá nhân buôn bán, vận chuyển, giết mổ trâu, bò hiểu rõ về sự nguy hiểm của bệnh Viêm da nổi cục và các biện pháp phòng, chống. Thực hiện ký cam kết với người chăn nuôi không dấu dịch, không bán chạy, không giết mổ, không mua bán, vứt xác gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh ra ngoài môi trường.
Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện ngay việc giám sát chặt chẽ đến các hộ chăn nuôi trên địa bàn. Trường hợp phát hiện gia súc có biểu hiện mắc bệnh, nghi mắc bệnh Viêm da nổi cục cần kịp thời báo cáo chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm bệnh, đồng thời triển khai ngay các biện pháp chống dịch; tổ chức tổng vệ sinh khử trùng tiêu độc khu vực chăn nuôi.
Khi có gia súc có biểu hiện bệnh, có kết xét nghiệm quả dương tính với bệnh Viêm da nổi cục, khoanh vùng khu vực có dịch, lập chốt tạm thời để kiểm soát việc vận chuyển trâu, bò ra, vào các xã có dịch; trường hợp cần thiết thành lập đội kiểm soát lưu động để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp cố tình vận chuyển gia súc ra, vào các xã có dịch.
Tổ chức tiêu hủy toàn bộ gia súc có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh Viêm da nổi cục, hoặc gia súc trong cùng địa bàn cấp xã (đã có kết quả xét nghiệm dương tính) có biểu hiện lâm sàng của bệnh Viêm da nổi cục; (tiêu hủy theo Phụ lục 06 của Thông tư số 07/2016/QĐ-BNN ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn kỹ thuật tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh và sản phẩm của động vật mắc bệnh)
Tổng hợp nhu cầu thuốc, vắc xin, vật tư, hóa chất ...và chủ động bố trí kinh phí, nguồn lực, vật tư, phương tiện tại chỗ phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh. Tổ chức tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt côn trùng, ruồi, muỗi, ve, mòng,... liên tục trong vòng 03 tuần tại các hộ chăn nuôi có gia súc có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh; đồng thời tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng toàn bộ các vùng có nguy cơ cao, xung quanh hộ chăn nuôi có gia súc bị bệnh.
Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động giám sát gia súc có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, kịp thời phát hiện, báo cáo chính quyền, cơ quan thú y và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh,
Tổ chức rà soát, thống kê các hộ chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn tất cả các địa phương đã phát hiện có bệnh Viêm da nổi cục; trong đó lưu ý, ghi rõ thông tin tình trạng gia súc khỏe mạnh, gia súc có biểu hiện bị bệnh, thời gian xuất hiện các triệu chứng của bệnh, tình trạng xuất bán, giết mổ, vận chuyển gia súc ra khỏi địa bàn xã.
Hỗ trợ cho chủ vật nuôi có gia súc buộc phải tiêu hủy do dịch bệnh với định mức, quy trình và điều kiện theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định dự toán kinh phí phòng, chống dịch. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kịp thời kinh phí phòng, chống dịch bệnh Viêm da nổi cục. Phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thẩm định kinh phí hỗ trợ cho chủ vật nuôi có trâu, bò buộc phải tiêu hủy do bệnh Viêm da nổi cục và công cho người tham gia phòng chống dịch.
Các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai, thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò có hiệu quả.
Các bài khác
- Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực Lao động, tiền lương (12/04/2021)
- Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Khoa học công nghệ và môi trường thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái (11/04/2021)
- Quy định mới về báo cáo thực hiện và thanh toán vốn đầu tư công (08/04/2021)
- Hỏa tốc lập danh sách ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 (07/04/2021)
- Vừa tạo điều kiện, vừa bịt kín “kẽ hở”, bảo đảm TTATXH lĩnh vực du lịch (02/04/2021)
- Bộ tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông tỉnh Yên Bái từ năm học 2021- 2022 (01/04/2021)
- UBND tỉnh yêu cầu đảm bảo trật tự, ATGT và vệ sinh môi trường trong vận chuyển đất, đá, vật liệu rời thi công các công trình (27/03/2021)
- Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng Cụm công nghiệp Đông An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (25/03/2021)
- UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường quản lý việc sử dụng lao động người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh (23/03/2021)
- Giải quyết chế độ trợ cấp một lần cho đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (22/03/2021)
Xem thêm »